Sunday, May 3, 2020

XÃ HỘI NHIỄU LOẠN, THỊ TRƯỜNG TÀI CHÁNH DAO ĐỘNG MẠNH, CÓ NGUY CƠ SỤP ĐỔ (Trần Nguyên Thao)




5/02/2020    21 Comments

Trong lúc đảng csVN bội chi ngân sách, đang thương thảo để vay thêm 1 tỷ Mỹ Kim, thì 10 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn đua nhau rút tiền ký thác khỏi Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN); thị trường chứng khoán (TTCK) chao đảo, tuột dốc, 3 tháng đầu năm mất 44 tỷ Mỹ Kim, khối đầu tư ngoại quốc bán gần hết cổ phiếu đã mua lâu nay; gói kích cầu kinh tế quá khiêm tốn so với nhu cầu đòi hỏi. Phát hành thêm tiền như mấy năm trước thì lạm phát tăng, lãi xuất cao làm triệt tiêu doanh nghiệp, tiền đồng mất giá, TTCK sẽ mất sạch... đang là những vật vã, đắn đo hóc búa cho nhóm điều hành kinh tế, bị nhóm giáo điều “bẻ ghi”. 

5 ngày sau Nội Các Nguyễn xuân Phúc hô khẩu hiệu “lò xo kinh tề phải bật mạnh sau dịch Covid” [1] thì Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay xuống còn 2,7% (15/04) [2]. Mới dịp cuối năm 2019, Hanoi còn huênh hoang tăng trưởng GDP đạt 7.02% với trị giá 262 tỷ Mỹ Kim. Nay bị dự báo mất quá nửa, tương đương ít nhất 150 tỷ Mỹ Kim; trong lúc đảng csVN nói là tung ra 300.000 tỷ đồng kích cầu kinh tế [3], tương đương 13 tỷ Mỹ Kim. Gói kích cầu chưa được 1/10 nhu cầu; vậy TT Phúc lấy “tay vo” đẩy “lò xo kinh tế bật dậy” hay sao?

20 triệu hộ nghèo toàn quốc thiếu ăn đang trông chờ lời đảng hứa sẽ đưa ra 62 tỷ đồng trợ cấp gạo ăn qua ngày, vẫn chưa thấy. Hàng ngàn công nhân viên thủy lợi, cán bộ khoa học kỹ thuất Quảng Ngãi, Cà mâu và 11 ngàn công nhân Đường Sắt nhiều tháng nay chưa lãnh lương. Doanh ngiệp, hàng quán buôn bán nhỏ lẻ đóng cửa, hàng triệu công nhân viên thất nghiệp lo sợ trợ cấp của họ có thể sẽ lọt vào túi quan tham, được dân gian diễn tả bóng gió là “dê nhầm nhà, gà đi lạc”. 

Tình trang này đang gây ra nhiễu loạn trong toàn xã hội, mà hiện nay chính cơ quan an ninh nhìn nhận “khó kiểm soát, trộm cắp khăp nơi”. Sứ Quán Mỹ tại Hanoi và Saigon chính thức thông báo cho công dân Mỹ tại Việt Nam phải cảnh giác, đề phòng tôi phạm đang gia tăng trong thời Covid [4].

Bốn ngân hàng thương mại (NHTM) đảng cs nắm quyền chi phối là BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank đang tham gia vào kế hoạch kích cầu, nên nguồn tiền của họ sẽ cạn rất nhanh, nếu không được cấp thêm vốn. Nhưng cái khó của Hanoi là ngân sách cũng cạn kiệt, chưa biết xoay xở ra sao cho có thêm tiền. Hanoi đang thương thảo để vay 1 tỷ Mỹ Kim bù vào mức thâm hụt ngân sách, mà năm nay dự bội chi 243 ngàn tỷ đồng [5]. Tuy nhiên, tình trạng thất thu nghiêm trọng sẽ đẩy mức bội chi lên khoảng gần 2% nữa, tương đương 5 tỷ.

Ngày 27/04 báo trong nước đồng loạt loan tin những biến chuyển lớn về thanh khoản và tín dụng: 10 ngân hàng lớn đã rút một lượng tiền lớn từ 30% - 84% số tiền gởi tại Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) [6] trong quý I. 

Lượng tiền gửi tại NHNN và tiền, vàng gửi tại các Định Chế Tín Dụng (ĐCTD) khác đã sụt giảm từ vài trăm tỷ tại ngân hàng nhỏ cho tới hàng chục nghìn tỷ tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank. 

VIB là ngân hàng thương mại quốc tế với 24 năm hoạt động, có tổng tài sản đến 139 ngàn tỷ đồng, đã rút 84% tiền gởi trong NHNN. 

Cùng thời gian trên, 6 ngân hàng còn lại rút tiền gởi tại NHNN ít nhất cũng 58% gồm: TPBank, VPBank, MBBank, SeABank, Vietcombank và nhóm LienVietPostBank; còn Saccombank rút 30%.

Riêng ngân hàng ACB đứng ngoài xu hướng cắt giảm tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại TCTD khác nhưng lại ghi nhận lượng tiền các TCTD khác gửi tại ACB giảm mạnh trong quí 1. Theo đó, con số giảm tại ACB lên tới 7.923 tỉ đồng, tương đương giảm 48%.

Khi NHTM gởi số tiến lớn ở NHNN họ được lãi, nhưng nay họ chịu thiệt, vì các lý do:

- Doanh nghiệp rút tiền khỏi NHTM để chi trả chi phí lỗ lã vì phải ngưng hoạt động do Virus Vũ Hán gây ra. Riêng Saigon 3 tháng đầu năm đã có 6500 công ty ngưng hoạt động, đầu tư nước ngoài giảm 33% so với năm ngoái.

- Ba tháng đầu năm, thị trường chứng khoán (TTCK) mất khoảng 42 tỷ Mỹ Kim, các đai gia cũng phải rút tiền khỏi NHTM để chi trả margin calls (ký quỹ bắt buộc trong giao dịch), để “cứu” tài khoản, hy vọng “gỡ” lại chút vốn (Equity) đã thua lỗ. 

- Người dân rút tiền khỏi HNTM để mua vàng và Mỹ Kim bảo đảm hơn. Vàng và Mỹ Kim liên tục tăng giá.

Hiện tượng làm hoang mang, xáo trộn trong thị trường tài chánh như vừa nói khởi đi từ tháng 10 năm 2019, lúc định chế lượng giá tài chánh quốc tế Moody’s Investors Service đã chỉ thẳng mặt Hanoi “vay nợ cho cố, không trả đúng hạn”. Vậy là chuyện mất tín nhiệm lòi ra. Hanoi phân bua với công luận cho đỡ ngượng là việc làm của Moody’s “không phù hợp”. Còn giới chuyên gia thì biết rõ, nền tài chánh Việt Nam như “con bệnh” không tìm đâu ra “thuốc giải”. 

Đến tháng 12 cùng năm, Moody’s giáng thêm đòn “hạ điểm tín dụng 18 ngân hàng thương mại”. Từ đó đến nay nhà đầu tư nước ngoài luôn theo dõi các tường trình lượng giá kinh doanh Bloomberg [*] và công ty chuyên xếp hạng tín dụng Moody’s. Hai định chế này từ Mùa Thu 2019 đã liên tục đưa ra báo cáo tiêu cực về nền kinh tế Việt Nam. 

Ba tháng đầu năm nay, TTCK đã mất trắng it nhất 1 triệu tỷ đồng [7] (23/03), gần 42 tỷ Mỹ Kim. Kết thúc phiên giao dịch cuối quý 1 (31/3), chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, thấp nhất trong vòng 5 năm. Với mức điểm thấp như vậy, VN-Index đã thiết lập nên hàng loạt kỷ lục buồn đúng vào thời điểm đảng cs VN đang ráo riết chuẩn bị đại hội 13. Cũng là lúc “sao quả tạ” chiếu trên nền kinh tế gặp toàn tay “bợm hô khẩu hiệu” để che lấp “hom hem” chuyên ngành.

Giữa tháng 04, TTCK đã có những phiên bật dậy nhờ vào vàng miếng tăng giá, và 11 dự án trong thành phần đường cao tốc Bắc Nam với vốn đầu tư trên 101 ngàn tỷ đồng, cần đến 40,900 tỷ tiền mua đá, nhựa đường và thép. Riêng đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, việc xây dựng sẽ cần đến 20,300 tỷ tiềm mua vật liệu xây dựng. Các đại dự án này chuyển thành đầu tư công. Nhờ vậy sẽ có thêm nhiều việc làm và nhiều ngành nghề liên quan sẽ sống dựa vào khu vực xây dựng hạ tầng cơ sở. Đầu tư công mà không kiểm soát được tiến độ sẽ dẫn đến bội chi, đưa đến lạm phát ở chu kỳ sau.

Bất chấp chứng khoán Việt Nam có nhiều phiên khởi sắc, các nhà đầu tư ngoại quốc đã bán ròng trên 90%, hơn 13 ngàn tỷ đồng, chỉ trong 3 tháng. Mới hôm 28/04, khối ngoại tiếp tục bán đến 400 tỷ đồng ngay những giờ đầu mở cửa. Sự kiện rút tiền liên tục khỏi TTCK trong thời này chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài không tin chứng khoán Việt Nam sẽ hồi phục trong thời gian trước mặt.

Do chế độ Băc Kinh bưng bít thông tin, lừa dối công luận đưa tai họa cho 212 quốc gia và vùng lãnh thổ Thế Giới: trên 3 triêu 300 ngàn người lây nhiễm dịch bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc trị, trên 233 ngàn người chết.... Hầu hết các nền kinh tế lớn của thế giới dự báo tăng trưởng âm, GDP toàn cầu thu hẹp, giảm sút mạnh. Nguy cơ dịch bệnh quay trở lại rất lớn. Tỉnh Hắc Long Giang bên Tầu đã có dấu hiệu virus Vũ Hán quay lại từ hôm 21/04. Tất cả các sự kiện này làm cho thế giới đang suy tính về kế sách kinh tế cho giai đọan hậu Covid.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài đến 70%, hàng xuất khẩu cũng tùy thuộc vào nhu cầu thị trường Âu, Mỹ, nên khi bên ngoài còn dịch bệnh, rất khó nói đến khả năng “lò xo kinh tế sẽ bật dậy” mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19 như quan niệm của Hanoi. 

Khi người cầm đầu nội các, ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra dự báo lạc quan nói trên, thì một là Ba Đình không có khả năng lượng giá bối cảnh toàn cầu; một khác là họ biết rõ, nhưng vẫn muốn cho dân ăn “bánh vẽ” như chế độ từng làm từ ngày có đảng cộng sản.

Chú thích:







02.05.2020





No comments: