Friday, May 22, 2020

VIỆT NAM SẼ LỰA CHỌN "TỨ TRỤ" TẠI ĐẠI HỘI 13 SẮP TỚI NHƯ THẾ NÀO? (GS Carl Thayer - RFA)




GS. Carl Thayer
2020-05-20

Đáng quan tâm ai sẽ là người lãnh đạo Việt Nam trong tương lai. Ai sẽ là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội sắp tới?

Hình minh hoạ. 200 uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản VN chụp hình tại lễ bế mạc đại hội 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016. AFP

Đại Hội 13 của Đảng Cộng Sản Việt Nam (VCP) sẽ diễn ra vào Tháng Giêng, 2021, chỉ khoảng tám tháng tính từ thời điểm này. Thời gian còn lại trong năm nay sẽ là khoảng thời gian cho một loạt các cuộc họp để hoàn tất các kế hoạch cho đại hội bao gồm cả việc lựa chọn đại biểu và các ứng viên cho Ban Chấp Hành Trung Ương.
Vấn đề đáng quan tâm chính là ai sẽ là người lãnh đạo Việt Nam trong tương lai. Ai sẽ là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội sắp tới?

Giáo Sư Carl Thayer là giáo sư danh dự và là thành viên thỉnh giảng của Trường Nhân Văn và Khoa Học Xã Hội, Đại Học New South Wales tại Học Viện Quốc Phòng Úc ở Canberra, có bài viết dưới đây.

Ban Chấp Hành Trung Ương vừa có Hội Nghị Trung Ương thứ 12 (từ ngày 11 đến 14 Tháng Năm), ưu tiên việc hoàn tất các quy định liên quan đến các tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự. Bộ Chính Trị sẽ xem xét những kiến nghị và các bước quan trọng trong quá trình lựa chọn người lãnh đạo tại Hội Nghị 13 diễn ra vào cuối năm nay.

Vậy những lãnh đạo Việt Nam – thường được gọi là “Tứ Trụ” – được chọn lựa ra sao?

Câu trả lời phức tạp vì nó liên quan đến các quy định hiện hành và quá trình lựa chọn nhiều bước. Ban Chấp Hành Trung Ương hiện thời sẽ đưa ra một danh sách các ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo trong Ban Chấp Hành Trung Ương do Bộ Chính Trị chuẩn bị, bao gồm cả những đề nghị cho những người được đề cử để xem xét cho bốn vị trí lãnh đạo.

Quá trình bầu chọn sẽ được tiến hành như sau: các đại biểu của đảng từ các tỉnh, thành, quân đội và các quan chức đang nắm giữ các vị trí cấp quốc gia trong đảng và chính quyền trung ương sẽ bỏ phiếu cho một danh sách các ứng cử viên đã được Ban Chấp Hành Trung Ương khóa hiện tại chấp thuận. Sau khi Ban Chấp Hành Trung Ương khóa mới được bầu chọn, các ủy viên của ban sẽ bầu chọn các người được đề cử cho các vị trí trong Bộ Chính Trị bao gồm cả việc lựa chọn một trong những ủy viên của ban làm tổng bí thư mới.

Sau Đại Hội 13, tổng bí thư sẽ triệu tập một cuộc họp của Bộ Chính Trị để quyết định giao công việc cho các ủy viên, bao gồm cả việc ai là người sẽ được chọn làm chủ tịch, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội. Những cái tên của những người được đề cử sẽ được đưa ra Quốc Hội để phê duyệt chính thức.

Các quy định và thông lệ của đảng yêu cầu các Ủy Viên Bộ Chính Trị, những người có tuổi đời quá 65 hoặc đã phục vụ hai nhiệm kỳ, phải nghỉ hưu. Chỉ thị số 35-CT/TW được Bộ Chính Trị ban hành xác định năm 2020 là hạn để quyết định độ tuổi hợp lệ cho các ứng viên cho một trong bốn vị trị “Tứ Trụ.”

Các cá nhân được lựa chọn cho một trong bốn vị trí “Tứ Trụ” phải phục vụ đủ một nhiệm kỳ trong Bộ Chính Trị và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến công việc cụ thể của họ. Quy định của đảng cho phép miễn trừ tiêu chuẩn tuổi nghỉ hưu đối với những trường hợp “ngoại lệ.” Thông lệ của đảng đã cho phép duy nhất một trường hợp ngoại lệ trong quá khứ đối với vị trí tổng bí thư, và theo quy định 214 của đảng (Tháng Hai, 2020), chỉ có Ban Chấp Hành Trung Ương mới có quyền phê duyệt những ngoại lệ.

Tuy nhiên, có một nhân tố phức tạp. Do Chủ Tịch Trần Đại Quang qua đời, đảng đã đồng ý cho phép Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm thêm vị trí chủ tịch nước. Đây là một quyết định chưa từng có. Ông Trọng sẽ nghỉ hưu sau khi hoàn tất nhiệm kỳ của mình vào Tháng Giêng, 2021. Với tuổi tác và sức khỏe của mình, rất khó có khả năng ông Trọng sẽ ở lại vị trí chủ tịch nước nhiệm kỳ hai. “Tam Trụ” sẽ trở lại với “Tứ Trụ.”

Ai sẽ đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào vị trí lãnh đạo? 
Tại Đại Hội 12, 19 ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đã được bầu vào Bộ Chính Trị (bao gồm ba nữ). Sau đó, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng đã bị khai trừ và Chủ Tịch Trần Đại Quang từ trần. Trong số 17 ủy viên còn lại, tám người sẽ quá tuổi 65 và do đó sẽ nghỉ hưu (bao gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng và Trương Hòa Bình). Danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo hàng đầu có thể giảm mất hai người: Đinh Thế Huynh bị bệnh, Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. Ngoài ra, có tin đồn chưa được kiểm chứng là Võ Văn Thưởng, người trẻ nhất trong Bộ Chính Trị hiện đang ở độ tuổi 49, cũng sẽ nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ này vì lý do cá nhân.
Các vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội cho nhiệm kỳ tới chỉ có thể được bầu chọn từ những ủy viên còn lại đáp ứng tiêu chuẩn thuộc Bộ Chính Trị, những người đã phục vụ đủ một nhiệm kỳ. Vì vậy, chỉ còn sáu người trong Bộ Chính Trị – năm nam và một nữ (không bao gồm Võ Văn Thưởng) – những người đáp ứng tiêu chuẩn cho việc bầu chọn vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu bao gồm: Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh, và Nguyễn Văn Bình.
Quá trình lựa chọn cuối cùng cho bốn vị trí hàng đầu sẽ chịu ảnh hưởng bởi các quy định của đảng, quy định về ngoại lệ, thông lệ của đảng rằng tổng bí thư phải là người Bắc, và phải có đại diện nữ. Theo quy định 214, tổng bí thư cần phải có “năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ các lãnh đạo cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nghiệm, các cán bộ cấp chủ chốt.” Tổng bí thư phải “kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính Trị ít nhất một nhiệm kỳ trở lên.”

)
Tổng bí thư 
Nếu một ngoại lệ được chấp thuận thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là tổng bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm.
Ông Vượng có kinh nghiệm ở Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao và các cơ quan trung ương đảng – nơi ông là chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương (2011), Ban Bí Thư (từ Tháng Năm, 2013) và chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng (2016), thường trực Ban Bí Thư (từ Tháng Ba, 2018).
Ông Trần Quốc Vượng sinh ở Thái Bình. Ông là cánh tay phải của ông Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra.
Tuy nhiên, có một nhân tố cần phải xem xét, đó là tuổi của ông Vượng và sức khỏe của ông. Ông Vượng sẽ 67 tuổi vào năm 2021 và 72 tuổi vào Đại Hội 14. Liệu ông ta sẽ là tổng bí thư một nhiệm kỳ hay ông cũng giống ông Trọng (nghỉ hưu ở độ tuổi 76), được cho thêm một ngoại lệ và nghỉ hưu ở độ tuổi 77?
Thủ tướng 
Vị trí thủ tướng thường rơi vào phó thủ tướng phụ trách kinh tế. Tuy nhiên, Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải nhiệm kỳ 2007-2016 bị loại vì bị kỷ luật. Trong số sáu người còn lại có độ tuổi dưới 65, hai người có khả năng được chọn gồm: Vương Đình Huệ (phó thủ tướng từ năm 2016 và hiện là bí thư Thành Ủy Hà Nội) dường như đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn; và Nguyễn Văn Bình, trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương.
Một lựa chọn có thể khác là tái cử Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đã phục vụ một nhiệm kỳ. Ông Phúc sẽ 66 tuổi vào Đại Hội 13 và vì vậy nếu tái cử ông phải được chấp thuận là ngoại lệ.
Chủ tịch nước 
Nếu Vương Đình Huệ được chọn làm thủ tướng, năm người còn lại sẽ là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí chủ tịch nước. Tiêu chuẩn cho vị trí này bao gồm kinh nghiệm sâu trong chính phủ. Vì vậy sẽ có hai ứng viên có thể cho vị trí này là Tô Lâm và Phạm Bình Minh.
Tô Lâm, hiện là bộ trưởng Bộ Công An, có thể theo bước người tiền nhiệm là Trần Đại Quang người từng là bộ trưởng Bộ Công An trước khi là chủ tịch nước.
Phạm Bình Minh, người sẽ hoàn thành hai nhiệm kỳ ở chức vụ bộ trưởng Ngoại Giao và sẽ phải rời khỏi vị trí này. Sự nghiệp của ông Minh gắn với Bộ Ngoại Giao và là phó thủ tướng. Ông Minh, người nói thạo tiếng Anh, được coi là một ưu điểm được biết đến trên trường quốc tế.

Chủ tịch Quốc Hội 
Nếu những vị trí nói ở trên đã tìm được người thì sẽ còn lại năm ủy viên Bộ Chính Trị còn lại đủ tiêu chuẩn để được chọn vào vị trí chủ tịch Quốc Hội. Bây giờ câu hỏi về đại diện nữ giới được đặt ra và chỉ có một lựa chọn là bà Trương Thị Mai – trưởng Ban Dân Vận Trung Ương.
Một khả năng khác là tái bổ nhiệm đương kim Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã phục vụ đủ một nhiệm kỳ. Nhưng bà Ngân sẽ 66 tuổi vào Đại Hội 13, và để được tái bổ nhiệm bà Ngân sẽ cần được chấp thuận là ngoại lệ.

Số lượng ủy viên Bộ Chính Trị 
Như đã đề cập ở trên, Đại Hội 12 đã bầu chọn 19 ủy viên Bộ Chính Trị. Con số này đã giảm xuống còn 14 do có người mất, người bị khai trừ và người bị bệnh. Nếu tám người còn lại phải nghỉ hưu do quá tuổi 65, sẽ chỉ còn sáu người cho bốn vị trí cao nhất. Điều này gợi ý ít nhất một người quá tuổi 65 sẽ được cho là ngoại lệ.
Kể từ Đại Hội 4 vào năm 1976, số lượng con số các ủy viên Bộ Chính Trị thường từ 13 đến 19. Con số trung bình là 16 người mà theo một số đảng viên thì đây là không bền vững vì sẽ có khả năng về ngang bằng phiếu bầu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang đối mặt với một quyết định chính về chuyển giao thế hệ. Nếu số lượng người trong Bộ Chính Trị vẫn được giữ ở con số 19, điều này có nghĩa là 12 người mới sẽ được bầu vào. Nếu con số người trong Bộ Chính Trị giảm xuống còn 15 người, tám người mới sẽ được bầu vào.

Nhân tố Trung Quốc 
Đại Sứ Quán Trung Quốc theo dõi chặt hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam. Trong quá khứ, đại sứ Trung Quốc và các nhân viên cao cấp của Đại Sứ Quán Trung Quốc đã nói (với Việt Nam) về những lựa chọn của họ cho các vị trí lãnh đạo (của Việt Nam). Việc này thường được làm dưới hình thức gợi ý chỉ ra rằng có một lãnh đạo quá thân Mỹ (trường hợp Phạm Bình Minh trong quá khứ) hoặc không thiện cảm với Trung Quốc.
Vậy Trần Quốc Vượng đứng đâu trong quan hệ với Trung Quốc? Đánh giá dựa vào tiểu sử của ông Vượng kể từ khi ông trở thành thường trực Ban Bí Thư vào Tháng Ba, 2018, và là người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, quan điểm của ông Vượng có thể được miêu tả là thực tế và thống nhất với khuôn khổ chính sách của đảng là “hợp tác và đấu tranh.”
Ví dụ, vào Tháng Giêng, 2020, ông Vượng đã tiếp Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay. Ông Vượng đề nghị các bộ, ngành và địa phương cả hai nước tăng cường hợp tác thực tế và hiệu quả trên mọi lĩnh vực để chào mừng ngày kỷ niệm. Ông nói rằng Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu thêm các trao đổi hợp tác, có lợi cho người dân hai nước.
Tuy nhiên hơn cả lời nói lịch sự, ông Vượng đã nói đến những khó khăn và nhiều thách thức mà hai nước đang đối mặt. Ông kêu gọi sự phát triển các mối quan hệ truyền thống theo cách có kết quả, bền vững và lành mạnh, đồng thời gợi ý rằng hai bên nên bắt tay để tìm ra các giải pháp thỏa đáng để giải quyết hợp lý những bất đồng qua các biện pháp hòa bình, theo luật quốc tế. 

-----------------------
* Giáo sư Carl Thayer là Giáo sư danh dự và là thành viên thỉnh giảng của Trường Nhân văn và Khoa học xã hội, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra.

                                                  ************

GS. Carl Thayer
2020-05-20

Ai sẽ đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào vị trí lãnh đạo?

Tại Đại hội 12, 19 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã được bầu vào Bộ Chính trị (bao gồm 3 nữ). Sau đó, Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã bị khai trừ và Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần. Trong số 17 uỷ viên còn lại, 8 người sẽ quá tuổi 65 và do đó sẽ nghỉ hưu (bao gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng và Trương Hoà Bình). Danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo hàng đầu có thể giảm mất 2 người: Đinh Thế Huynh bị bệnh, Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. Ngoài ra, có tin đồn chưa được kiểm chứng là Võ Văn Thưởng, người trẻ nhất trong Bộ Chính trị hiện đang ở độ tuổi 49, cũng sẽ nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ này vì lý do cá nhân.

Hình minh hoạ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) phát biểu trước 200 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương tại phiên bế mạc đại hội 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.  AFP

Các vị trí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho nhiệm kỳ tới chỉ có thể được bầu chọn từ những uỷ viên còn lại đáp ứng tiêu chuẩn thuộc Bộ Chính trị, những người đã phục vụ đủ 1 nhiệm kỳ. Vì vậy, chỉ còn 6 người trong Bộ Chính trị - 5 nam và 1 nữ (không bao gồm Võ Văn Thưởng) - những người đáp ứng tiêu chuẩn cho việc bầu chọn vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu bao gồm: Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh, và Nguyễn Văn Bình.

Quá trình lựa chọn cuối cùng cho 4 vị trí hàng đầu sẽ chịu ảnh hưởng bới các quy định của đảng, quy định về ngoại lệ, thông lệ của đảng rằng Tổng Bí thư phải là người Bắc, và phải có đại diện nữ. Theo quy định 214, Tổng Bí thư cần phải có “năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ các lãnh đạo cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nghiệm, các cán bộ cấp chủ chốt”. Tổng Bí thư phải “kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên

Tổng Bí thư

Nếu một ngoại lệ được chấp thuận thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm. Ông Vượng có kinh nghiệm ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan trung ương đảng - nơi ông là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương (2011), Ban Bí thư (từ tháng 5 /2013) và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng (2016), Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 3 năm 2018). Ông Trần Quốc Vượng sinh ở Thái Bình. Ông là cánh tay phải của ông Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra.

Tuy nhiên, có một nhân tố cần phải xem xét, đó là tuổi của ông Vượng và sức khoẻ của ông. Ông Vượng sẽ 67 tuổi vào năm 2021 và 72 tuổi vào đại hội 14. Liệu ông ta sẽ là Tổng Bí thư 1 nhiệm kỳ hay ông cũng giống ông Trọng (nghỉ hưu ở độ tuổi 76), được cho thêm một ngoại lệ và nghỉ hưu ở độ tuổi 77?

Hình minh hoạ. Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng hôm 26/10/2019 trong chuyến thăm Pháp .  AFP

Thủ tướng

Vị trí thủ tướng thường rơi vào Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhiệm kỳ 2007 - 2016 bị loại vì bị kỷ luật. Trong số 6 người còn lại có độ tuổi dưới 65, 2 người có khả năng được chọn gồm: Vương Đình Huệ (Phó thủ tướng từ năm 2016 và hiện là Bí thư Thành uỷ Hà Nội) dường như đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn; và Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Một lựa chọn có thể khác là tái cử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đã phục vụ một nhiệm kỳ. Ông Phúc sẽ 66 tuổi vào đại hội 13 và vì vậy nếu tái cử ông phải được chấp thuận là ngoại lệ.

Chủ tịch nước

Nếu Vương Đình Huệ được chọn làm Thủ tướng, 5 người còn lại sẽ là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch nước. Tiêu chuẩn cho vị trí này bao gồm kinh nghiệm sâu trong chính phủ. Vì vậy sẽ có hai ứng viên có thể cho vị trí này là Tô Lâm và Phạm Bình Minh.
Tô Lâm, hiện là Bộ trưởng Bộ Công an, có thể theo bước người tiền nhiệm là Trần Đại Quang người từng là Bộ trưởng Bộ Công an trước khi là Chủ tịch nước.

Phạm Bình Minh, người sẽ hoàn thành 2 nhiệm kỳ ở chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và sẽ phải rời khỏi vị trí này. Sự nghiệp của ông Minh gắn với Bộ Ngoại giao và là Phó Thủ tướng. Ông Minh, người nói thạo tiếng Anh, được coi là một ưu điểm được biết đến trên trường quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội

Nếu những vị trí nói ở trên đã tìm được người thì sẽ còn lại 5 uỷ viên Bộ Chính trị còn lại đủ tiêu chuẩn để được chọn vào vị trí Chủ tịch Quốc hội. Bây giờ câu hỏi về đại diện nữ giới được đặt ra và chỉ có một lựa chọn là bà Trương Thị Mai - Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Một khả năng khác là tái bổ nhiệm đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã phục vụ đủ một nhiệm kỳ. Nhưng bà Ngân sẽ 66 tuổi vào đại hội 13, và để được tái bổ nhiệm bà Ngân sẽ cần được chấp thuận là ngoại lệ

Hình minh hoạ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (thứ ba từ trái sang) chụp hình cùng những người dự bế mạc đại hội 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.  AFP

Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị

Như đã đề cập ở trên, đại hội 12 đã bầu chọn 19 ủy viên Bộ Chính trị. Con số này đã giảm xuống còn 14 do có người mất, người bị khai trừ và người bị bệnh. Nếu 8 người còn lại phải nghỉ hưu do quá tuổi 65, sẽ chỉ còn 6 người cho 4 vị trí cao nhất. Điều này gợi ý ít nhất một người quá tuổi 65 sẽ được cho là ngoại lệ.

Kể từ đại hội 4 vào năm 1976, số lượng con số các uỷ viên Bộ Chính trị thường từ 13 đến 19. Con số trung bình là 16 người mà theo một số đảng viên thì đây là không bền vững vì sẽ có khả năng về ngang bằng phiếu bầu.

Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với một quyết định chính về chuyển giao thế hệ. Nếu số lượng người trong Bộ Chính trị vẫn được giữ ở con số 19, điều này có nghĩa là 12 người mới sẽ được bầu vào. Nếu con số người trong Bộ Chính trị giảm xuống còn 15 người, 8 người mới sẽ được bầu vào.

Nhân tố Trung Quốc

Đại sứ quán Trung Quốc theo dõi chặt hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam. Trong quá khứ, Đại sứ Trung Quốc và các nhân viên cao cấp của Đại sứ quán Trung Quốc đã nói (với Việt Nam) về những lựa chọn của họ cho các vị trí lãnh đạo (của Việt Nam). Việc này thường được làm dưới hình thức gợi ý chỉ ra rằng có 1 lãnh đạo quá thân Mỹ (trường hợp Phạm Bình Minh trong quá khứ) hoặc không thiện cảm với Trung Quốc.

Vậy Trần Quốc Vượng đứng đâu trong quan hệ với Trung Quốc? Đánh giá dựa vào tiểu sử của ông Vượng kể từ khi ông trở thành Thường trực Ban Bí Thư vào tháng 3/2018 và là người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, quan điểm của ông Vượng có thể được miêu tả là thực tế và thống nhất với khuôn khổ chính sách của đảng là “hợp tác và đấu tranh”.

Ví dụ, vào tháng 1 năm 2020, ông Vượng đã tiếp Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay. Ông Vượng đề nghị các bộ, ngành và địa phương cả hai nước tăng cường hợp tác thực tế và hiệu quả trên mọi lĩnh vực để chào mừng ngày kỷ niệm. Ông nói rằng Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu thêm các trao đổi hợp tác, có lợi cho người dân hai nước.

Tuy nhiên hơn cả lời nói lịch sự, ông Vượng đã nói đến những khó khăn và nhiều thách thức mà hai nước đang đối mặt. Ông kêu gọi sự phát triển các mối quan hệ truyền thống theo cách có kết quả, bền vững và lành mạnh, đồng thời gợi ý rằng hai bên nên bắt tay để tìm ra các giải pháp thoả đáng để giải quyết hợp lý những bất đồng qua các biện pháp hoà bình, theo luật quốc tế.

---------------
* Giáo sư Carl Thayer là Giáo sư danh dự và là thành viên thỉnh giảng của Trường Nhân văn và Khoa học xã hội, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra.





No comments: