Trần
Công Lân - Ngàn Lau
May 7, 2020
Đây không nói đến Việt
Nam hay Trung Cộng là những nước có chế độ độc tài. Một khi không có tự do báo
chí thì không có thảo luận và không thể tìm ra sự thật. Hãy nói chuyện tại Mỹ.
1.
Bush II
Từ 2000-2008 là nhiệm kỳ
của Tổng Thống Bush, quá khứ của ông trước khi làm tổng thống ai cũng biết. Về
tài năng ông chỉ là người trung bình hay dưới, nhưng vì tham vọng của bà mẹ muốn
có hai cha con cùng làm tổng thống nước Mỹ và cũng để trả “mối thù” Bush cha chỉ
làm được một nhiệm kỳ (1988-1992).
Vì thế lực của đảng Cộng
Hòa, xung quanh ông quy tụ những thành phần đã từng góp mặt trong nội các của
cha ông: Cheney, Rumsfeld, Karl Rove…. Cứ cho rằng chuyện đếm phiếu xảy ra tại
Florida là trung thực và công bằng. Nhưng tranh chấp này làm tăng mối ấm ức của
phe Cộng Hòa muốn làm xấu mặt phe Dân Chủ.
Và dịp đã tới qua biến cố
11 tháng 9, 2001: khủng bố tấn công nước Mỹ. Cả nước Mỹ rúng động. Quốc Hội
trao quyền cho Tổng Thống toàn quyền phản ứng. Thủ phạm là Bin Ladin nhưng đã
trốn mất. Kẻ liên hệ là nhóm Hồi Giáo quá khích Al Queda và Taliban. Tổng Thống
cần có hành động quyết liệt để bảo vệ quốc gia, kẻ bày kế là những nhân vật
xung quanh ông.
Cheney và Rumsfeld là đã
từng làm việc dưới trào Tổng Thống Ford và Bush cha, là cặp bài trùng chủ
trương chiến tranh Trung Đông để khai thác dầu hỏa (Cheney là chủ tịch công ty
Haliburton khai thác dầu).
Mỹ (Cheney, Rumsfeld) tố
cáo phe Taliban che giấu BinLadin và quyết định đưa quân vào Aghanistan để chống
khủng bố.
Nhưng chưa đủ, Cheney,
Rumsfeld tố cáo Saddam Hussein chế tạo vũ khí sát thương (mass destruction)
nhưng bị bộ trưởng ngoai giao Mỹ Collins bác bỏ là không đủ bằng cớ. Cheney,
Rumsfeld đã đưa những bằng cớ mơ hồ và quả quyết sự chính xác để buộc Collins
ra trước Liên Hiệp Quốc tố cáo Iraq và kêu gọi liên quân đánh Iraq.
Khi được hỏi về chi phí
quốc phòng, Cheney, Rumsfeld đã cho rằng sẽ lấy dầu hỏa của Iraq trừ nợ. Và lịch
sử đã xảy ra như bạn biết. Kết quả vũ khí sát thương không tìm thấy. Tiền dầu hỏa
biến mất, Saddam chết, Iraq rơi vào hỗn loạn, lính Mỹ chết và dân Mỹ đóng thuế,
ngân sách thâm thủng tăng lên. Từ đó, ông Collins không còn xuất hiện và từ chối
nói chuyện vói Cheney, Rumsfeld cũng như chiến tranh Iraq.
Để xoa dịu “nỗi buồn chiến
tranh”, nội các Bush cắt thuế, giảm lãi suất, kêu gọi mua nhà là giấc mơ của mọi
người dân Mỹ. Cơn sốt nhà cửa bùng lên, cả thế giới nhảy vào đầu tư.
Quả bong bóng nhà cửa nổ
tan vào cuối 2007, nhà băng vỡ nợ, người mất vốn, lời, nhà cũ lẫn nhà mới lẫn
việc làm. Tất cả để lại gánh nặng cho Tổng Thống mới: Obama.
Khi tấm màn nhung khép lại
thì mới biết đạo diễn của chế độ Bush là Karl Rove nhưng tất cả đã rút vào bóng
tối chờ dịp tái xuất giang hồ.
2.
Obama
Sự thắng cử bất ngờ của
Obama, một người là da đen, trước đối thủ là phu nhân cựu tổng thống Clinton đã
khiến phe Cộng Hòa ngỡ ngàng. Truyền thống kỳ thị của người da trắng không thể
nghĩ rằng một một đứa trẻ lai đen, không cha, là thế hệ thứ nhất sinh ra tại Mỹ
với gốc Kenya, Phi Châu … lại có thể đơn thương độc mã vươn lên nhanh chóng và
toàn thiện như vậy.
Trong suốt thời gian
tranh cử, Obama đã không phạm một lỗi lầm nào cả, ngay cả các cộng sự viên
trong ủy ban tranh cử, cho dù báo chí Tả, Hữu moi móc theo dõi trong nước lẫn
khi ra hải ngoại. Đó là nỗi đau không nói ra được của tất cả những ai có máu kỳ
thị chủng tộc tại Mỹ và họ chờ cơ hội trả thù. Tám năm sau.
Tuy phải bỏ 831 tỷ để cứu
kinh tế, Obama vẫn bị phe Cộng Hòa gán tội “gây nợ cho con cháu”(debt to my
children). Khi Obama đọc diễn văn tại Quốc Hội, dân biểu Wilson của Cộng Hòa đã
la lối “nói láo” rồi sau đó xin lỗi. Đó là dấu hiệu suy thoái của nền dân chủ.
Tiếp theo sau là cả một chiến dịch bôi xấu, tung tin giả, xuyên tạc, đe
dọa các chương trình của Obama, đặc biệt là bảo hiểm sức khỏe. Khi phe Dân Chủ
nắm Quốc Hội đã phân hóa vì quyền lợi địa phương (tiểu bang), phe nhóm thiểu số
làm cản trở các kế hoạch của Obama. Cuối cùng sau 8 năm, chỉ có chương trình bảo
hiểm sức khỏe được thông qua.
Khi phe Cộng Hòa lấy lại
được đa số tại Thượng Viện thì xung đột giữa phe Dân Chủ và Cộng Hòa càng gay gắt.
Sự phá đám của nhóm Tea party và phe cực Hữu cùng với sự gian lận trong việc
phân chia địa hạt bầu cử (gerrymandering) đã giúp phe Cộng Hòa thắng cử cấp địa
phương và tiểu bang 2012, 2014.
Bài học lưỡng đảng đi đến
chỗ phân hóa cùng cực khi một phe Cộng Hòa bắt đầu chơi xấu. Khi còn thiểu số
thì phá đám tại Hạ Viện (Tea party), khi nắm đa số Thượng Viện thì đổi luật
chơi (51 phiếu). Sự kiện chơi bẩn chỉ làm phân hóa sâu xa hơn và phe kia trả
đũa.
Sự thỏa thuận, tương nhượng
không còn nữa. Khi tranh cử người dân phải chọn ứng cử viên ít xấu hơn, chứ
không phải chọn người tốt hơn. Thể thức chọn người ra ứng cử Tổng Thống
(primary, caucus) cũng bị ảnh hưởng bởi phe phái nội bộ (khi các đại biểu đảng
Dân Chủ ùa theo Clinton, tuy rằng Sanders được nhiều phiếu của dân hơn).
Đảng Cộng Hòa kích động sự
bất lực của sinh hoạt chính trị thủ đô mà họ gọi là vũng lầy (swamp) nhưng ít
ai để ý là chính phe Cộng Hòa gây ra kể từ khi Bush cha thua Clinton 1992. Vì tinh thần bảo thủ, phe Cộng
Hòa đoàn kết hơn phe Dân Chủ là tập họp các nhóm thiểu số nên thiếu quyết tâm,
dễ chia rẽ chạy theo quyền lợi của nhóm.
Năm 2014 qua cuộc bầu cử Quốc Hội, Cộng
Hòa nắm cả Thượng lẫn Hạ Viện, Tổng Thống Obama bất lực trong 2 năm cuối vì phe
Cộng Hòa bác bỏ tất cả những gì ông muốn làm.
Tham vọng thay thế Obama
đã khiến 16 ứng cử viên Cộng Hòa ra tranh cử 2016.
Cuối cùng Trump thắng.
3.
Trump
Vì phải chấp nhận Trump
như đại diện của đảng Cộng Hòa, các thành phần Cộng Hòa quá khích đã dùng mọi
thủ đoạn để thắng cử. Ủy ban tranh cử của Trump đã quy tụ những thành phần mà
sau đó đều bị truy tố và lãnh án tù.
Cá nhân Trump là con người
nguy hiểm vì luôn luôn tìm cách vượt vòng pháp luật. Cá tính của Trump cũng
không xứng đáng vì xử dụng thủ đoạn giống như các nhà độc tài hay bọn buôn ma
túy (Mafia). Nhưng đối với
cử tri Mỹ thì chỉ cần được việc còn tất cả tính sau.
Nhân cách của Trump thì
quá tệ: luôn tranh cãi, cãi cho thắng mới chịu, chửi bới thậm tệ, hạ cấp, chỉ
muốn khen mà không chấp nhận phê phán…. Ông quy tụ những người xung quanh chỉ
biết vâng dạ (yes men) và luôn xen vào những chuyện nhỏ khiến các thuộc cấp khó
làm việc. Và khi chính ông chửi sự trì trệ (red tape) của chính phủ thì chính
ông lại gây trở ngại nhiều hơn khi đuổi các nhân viên cao cấp, kinh nghiệm
trong tất cả các cơ quan quan trọng như bộ ngoại giao, quốc phòng, tình báo, an
ninh, kinh tế, tài chính….
Trong khi Thượng Viện,
phe Cộng Hòa nắm đa số, đã không dám lên tiếng. Sự kiện này cho thấy nhân cách
của các Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa nói riêng và của Mỹ nói chung đã xuống
dốc thê thảm vì trách nhiệm của họ là giải quyết mâu thuẫn và giúp tổng thống
(hành pháp) thực hiện các nhu cầu của đất nước.
Khi tranh chấp chính trị đi đến chỗ cá nhân, bất chấp quyền lợi quốc
gia mà chỉ nhằm triệt hạ đối thủ, lãnh đạo không còn quan tâm đến dân đen mà chỉ
lo túi tiền (thị trường chứng khoán). Phung phí ngân sách quốc gia vì nghĩ “nếu
mình không xài thì phe kia cũng xài”. Hiện tượng đại diện dân (dân biểu, nghị sĩ, thống đốc…) sau khi đắc cử
chỉ lo cho các đại công ty và bỏ quên cử tri trong các quan tòa ngày càng có
nhiều trường hợp xét án vô lý, bất công, thiên vị cho giới trí thức mà phạt nặng
giới lao động (blue collar).
Nếu bảo rằng Hiến Pháp Mỹ
do dân, vì dân thì phải xét lại đâu là lỗ hổng? Sửa đổi Hiến Pháp không phải dễ
khi giới cầm quyền coi lỗ hổng như là cơ hội thao túng quyền lực, làm giàu (nhờ
giới vận động cho các công ty). Kẻ gian ác thường ra tay trước vì biết khi người
dân ý thức và đòi hỏi thay đổi sẽ lâu dài và khó khăn. Đó cũng là yếu điểm của
nên dân chủ Tây Phương.
Một khi người dân kẹt giữa
hai đảng vì chẳng thích Tả hay Hữu, chỉ muốn công bằng mà đảng thì thích dồn ép
người dân, chụp mũ để gây khích động. Một khi người đại diện dân vi phạm lời hứa
tranh cử (chống phá thai, sử dụng vũ khí, chống ô nhiễm…) thì người dân làm gì
được? Ngay cả trường hợp, ứng cử viên đại diện cho đảng A mà khi đắc cử lại
chuyển sang đảng B mà vẫn giữ ghế đại diện dân (ủng hộ đảng A) là thế nào?
Không thấy có ai đủ can đảm, tư cách để từ chức.
Chọn lãnh đạo mà không
căn cứ trên tư cách, nhân cách, đạo đức mà chỉ vì nghe nói lọt lỗ tai hay
không; thích đối thủ mà bỏ phiếu kẻ hứa hẹn thì đó không còn là dân chủ nữa và
hậu quả sẽ không lường trước được. Còn nếu bảo là có tài (talent) thì trong chế
độ dân chủ không cần tài thao lược (biết hết) vì mỗi người có một nhiệm vụ. Các
cố vấn, các nhà chuyên môn sẽ giúp vị lãnh đạo quyết định công việc. Chỉ cần vị
lãnh đạo đừng nói láo, hứa lèo, vi phạm nguyên tắc làm việc thì cấp dưới dễ thi
hành.
Nhưng khi
lãnh đạo quy tụ toàn “đầu trâu, mặt ngựa” thì dân có thể làm gì được? Khi Hạ Viện
kết tội mà Thượng Viện tha thì đâu là công lý?
Luật pháp do con người tạo
ra. Khi con người biến chất thì tìm cách qua mặt luật pháp. Trò chơi cút bắt giữa
con người vi phạm luật và luật pháp ngăn ngừa con người phạm luật sẽ không bao
giờ dứt trừ khi con người tự giác thì các dự luật sẽ giảm. Guồng máy nhà nước sẽ
bớt trì trệ vì thủ tục. Con người sẽ đối xử với nhau nhẹ nhàng hơn.
Không có nhà lãnh đạo nào
đủ khả năng làm như vậy. Chỉ có các ông Thánh nhưng đã là Thánh thì không tham
dự chính trị, họ trốn vào núi ở rồi.
Lòng người thay đổi.
Chỉ khi nào cá nhân biết tự giác, ý thức về xã hội, thiên nhiên để tránh những
tranh chấp vô ích thì hạnh phúc mới đến với nhân loại. Điều đó không đến từ các
nhà lãnh đạo đang tranh chấp quyền hành.
Để thay đổi lòng người chỉ
có sự tu dưỡng, nhưng một khi trở thành lãnh đạo rồi thì khó mà tu dưỡng vì
không còn thì giờ cho bản thân. Tu dưỡng chỉ xảy ra với sự lãnh đạo không có
quyền lực.
Vì chính trị cho phép
tiên đoán. Một khi tiên đoán sai là chuyện bình thường thì chẳng có ai xin lỗi
dân đen cả. Nhưng sự lạm dụng không ngừng ở đây. Nói láo kiểu “liếm rồi lại nhổ”
vì chính mình nói ra hôm trước, hôm sau lại nói ngược hay chối bỏ hay kiểu “như
vậy rồi sao”? (so what). Khi lãnh đạo đi đến mức độ như vậy là gần trở thành độc
tài. Làm sao ngăn cản khi Quốc Hội bất lực, tòa án ngó lơ, báo chí bị chụp
mũ tung tin giả (hoặc chỉ nói một phần sự thật) khiến dân mất tin tưởng vào sự
thật.
Thuở xưa người dân mơ ước
có lãnh đạo giỏi để trị nước. Nhưng không phải ngồi chờ lãnh đạo xuất hiện vì
đó cũng là con người. Vậy con người phải giáo dục như thế nào để có lãnh đạo cho
xã hội?
Nước Mỹ được coi như nơi
tập trung các nhân tài của thế giới. Vậy thì tại sao hiện tượng Trump xuất hiện
mà nhiều người Mỹ gốc Việt vẫn hồ hởi khen ngợi (vì chống Trung Cộng)?
Không buồn cho nước Mỹ mà
buồn vì tương lai Việt Nam không Cộng Sản còn xa vời lắm.
Trần Công Lân
Tháng 3 năm 2020 (Việt lịch
4899)
No comments:
Post a Comment