5/07/2020 4
Comments
Với tôi, cái lòng chảo Điện Biên chỉ là một vạc dầu
oan nghiệt u mê, ấu trĩ, cuồng tín. Trần
Hồng Tâm
Trận Điện Biên Phủ
kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Sáu mươi năm đã qua nhưng dư âm
chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố,
ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú
thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện:
Niềm tự hào và hãnh
diện này, tiếc thay, đã không nhận được sự đồng tình chia sẻ bởi
tất cả mọi người. Nguyễn
Khải là một trong những người như thế: “Một dân tộc đã
làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác,
đi đứng long rom như một kẻ bại trận.”
Ông nhà văn nói đúng
nhưng (tưởng) cũng nên nói thêm là những kẻ bại trận sau Thế Chiến
Thứ II, ở khắp mọi nơi – chắc chắn – không đâu và không ai phải trải
qua một cuộc sống thảm hại, khốn cùng như người dân ở Điện Biên hiện
tại:
Báo Hà
Nội Mới, 13 tháng 4 năm 2014: Lội sông đến trường, 7 học sinh ở
Lai Châu bị nước cuốn trôi.
Báo Tuổi
Trẻ, 17 tháng 3 năm 2014: Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở
bản Sam Lang (Điện Biên) phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo
qua suối.
Soha
News: Ngày hôm nay (3/4) trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh
rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên. Bức ảnh đã lột tả rất chân
thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi
– PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc…
Tuổi thơ là một thành
quả đặc thù thế kỷ XX. Trước đó, nhân loại phải dồn hết nỗ lực
vào việc mưu sinh nên trẻ con chỉ là một người lớn thu nhỏ (miniature
adult) với trách nhiệm đè nặng lên vaigần như bố mẹ. Nhân loại đã
bước vào thế kỷ 21 nhưng một số người dân ở Điện Biên thì dường như
đang đi thụt lùi. Một số khác, tuy đang bước tới nhưng lại nắm bắt
những “phó sản văn minh” của thời đại mới – theo Điện
Biên TV, xem được vào hôm 6 tháng 9 năm 2013:
“Trong những năm qua, Điện Biên luôn được xác định
là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy ở cả 3 khía cạnh: mua bán, vận chuyển
và tàng trữ trái phép chất ma túy... Theo số liệu thống kê, trong năm 2012 và 8
tháng năm 2013, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 962 vụ với
1.158 đối tượng. Tang vật thu giữ 79,625kg thuốc phiện, 13.379 viên + 71,5g ma
túy tổng hợp, 77,98g cần sa, 8,9kg quả thuốc phiện, hơn 9 tỉ đồng, 141.500 USD,
04 xe ô tô, 417 xe máy, 729 điện thoại cùng nhiều tang vật khác.”
Báo Điện
Biên Phủ, số ra ngày 1 tháng 6 năm 2013, còn trích dẫn lời của
quan chức bầy tỏ sự âu lo về sợ nghèo đói ở địa phương này vì tính
lười biếng của người dân:
“Bên cạnh những giải pháp cốt lõi mang tính xuyên suốt,
lâu dài để thực hiện hiệu quả các chính sách giúp người dân xóa đói giảm nghèo,
cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên còn đặc biệt quan tâm đến việc tìm
‘thuốc’ cho ‘bệnh lười’ đang tồn tại trong không ít người dân.”
Không chỉ lười mà dân
chúng nơi đây còn “ẩu” nữa nha. Trong khi qúi vị lãnh đạo đang tìm “những
giải pháp cốt lõi mang tính xuyên suốt, lâu dài để thực hiện hiệu quả các chính
sách giúp người dân xóa đói giảm nghèo” (nên chưa kịp làm cầu) thì họ đã
liều lĩnh chui vào bao ni lông hay bơi qua sông để đến trường nên mới
bị nước cuốn trôi oan mạng!
Tên tuổi một danh nhân
rất tăm tiếng (và tai tiếng) được găn liền với địa danh Điện Biên là
tướng Võ Nguyên Giáp, người từ trần vào hôm 4 tháng 10 năm 2013. Trong
một cuộc phỏng vẫn dành cho báo Tin
Nhanh Việt Nam, khi được hỏi về việc “về việc chọn con đường mang tên
Đại tướng,” nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết:
“Có người đặt vấn đề, đổi tên những con đường đã có
tên thành tên Đại tướng. Điều này nên hết sức tránh, nhất là việc những tên phố
cũ cũng rất ý nghĩa, đáng lưu danh. Còn nếu là đường mới thì cũng phải xứng tầm
với Đại tướng. Đây cũng là bài toán không dễ vì trên thực tế chúng ta chưa chuẩn
bị gì cả.”
Nói nào ngay thì dù
có “chuẩn bị” chăng nữa cũng rất khó mà chọn một con đường để
“xứng tầm với Đại tướng” vì mọi nẻo đường ở Việt Nam, hôm nay, đều
nhan nhản tội ác cùng với tệ đoan xã hội và sự bất an:
“Xôn Xao Chợ Mãi Dâm đường Điện Biên Phủ” – báo
Tiền Phong.
“Cướp Giật Có Súng trên phố Điện Biên
Phủ” – báo
An Ninh Hải Phòng.
“Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí
Thanh” – báo An
Ninh Thủ Đô
“Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn
Đồng” – báo Người
Đưa Tin
“Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh” – báo An
Ninh Thủ Đô
“Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ” – báo VietNamNet
“Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường
Phạm Hùng” – báo An
Ninh Thủ Đô
“Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn” – báo Người
Lao Động
“Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc
Hoàn” – báo Lao Động
“Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh” – báo Dân
Trí
Thiệt là ớn chè đậu.
Biết còn chỗ nào “xứng tầm” với ông Đại Tướng Điện Biên đây, hả
Trời? Thôi thì đành chọn đường Điện Biên Phủ, thuộc phường Đa Kao,
Sài Gòn – nơi vừa cắt băng khánh thành khai mạc quán ăn McDonald’s đầu
tiên ở Việt Nam. Nó không những đắc địa mà còn mang nhiều ý nghĩa
lịch sử lớn nữa. Tập đoàn hàng ăn McDonald’s giữa thành phố H.C.M
quang vinh, nằm trên một con đường mang tên V.N.G, sẽ nhắc nhở mọi
người không bao giờ quên được máu xương của hàng triệu binh sĩ (dưới
quyền) mà Đại Tướng đã “hy sinh” cho công cuộc cuộc chống đế quốc Mỹ
xâm lược vừa qua.
Theo Báo
Mới , số ra ngày 8 tháng 2 năm 2014, ghi nhận (và in đậm) như
sau:
“Giá một chiếc burger cỡ lớn làm nên thương hiệu của
McDonald’s có tên là Big Mac sẽ có giá 85.000 đồng. Mức giá này tương đương với
gần 4 USD, thấp hơn so với tại Mỹ tuy nhiên lại cao hơn so với nhiều nước trong
khu vực như Singapore, Indonesia, Philippines hay Malaysia.”
Em bé Điện Biên, hôm
nay, chắc phải mò cua bắt ốc nguyên tháng mới đủ tiền để mua một
cái Bic Mac của McDonald’s. Thảo nào mà giữa kèn trống trong “quốc
tang” dành cho Đại Tướng, vẫn xen lẫn những tiếng
đời dị nghị: “Năm triệu người thiệt mạng để Ông khai sinh
ra một chính quyền. Nhưng chính quyền của Ông lại tồi tệ hơn những chính quyền
mà Ông đã khai tử.”
7/05/2020
No comments:
Post a Comment