NỘI
DUNG :
Gia Huy (theo SCMP)
.
=============================================
.
Gia Huy (theo
SCMP)
Thứ năm, 30/04/2020
Ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm Hoa
Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch để đưa các nhà máy của họ rời
khỏi Trung Quốc, đặc biệt là một số ngành sản xuất quan trọng như thuốc men và
thiết bị y tế. Sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia trở
tay không kịp trong dịch bệnh. Đây chỉ là khởi đầu của chuỗi các phản ứng dữ dội
trên toàn thế giới đối với Trung Quốc sau khi chứng kiến những hành vi và lời
nói của nước này trong đại dịch.
Công nhân trong dây
chuyền lắp ráp quạt điện của AIRMATE Co., Ltd. – công ty xuất khẩu các sản phẩm
điện sang Mỹ. Hình ảnh tại tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc, ngày
30/3/2018. (Ảnh: Shutterstock)
Trong hai tuần gần đây,
những nhân vật quyền lực của ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã công
bố hoặc thảo luận các kế hoạch để rút các doanh nghiệp của họ rời Trung Quốc
sau khi chứng kiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hàng loạt
nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa do dịch bệnh.
Hôm 21/4, Cao uỷ thương mại
Liên minh châu Âu Phil Hogan cho biết khối này sẽ tìm cách “giảm bớt
sự phụ thuộc thương mại” sau đại dịch, Politico đưa tin.
Tuần trước, Nhật Bản đã
đưa ra gói hỗ trợ 2,2 tỷ USD để khuyến khích các nhà sản xuất Nhật Bản quay về
nước hoặc chuyển sang khu vực Đông Nam Á, miễn là ra khỏi Trung Quốc. Động thái
này diễn ra sau khi giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, Larry Kudlow,
nói rằng Washington nên chi trả cho các doanh nghiệp Mỹ để đưa sản xuất trở về
nước từ Trung Quốc.
Trả lời kênh Fox News
trước đó vào hồi tháng Một, ông Kudlow đã bình luận rằng dịch virus corona sẽ
có lợi cho việc làm của người Mỹ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hiện chưa có chương trình hồi
hương doanh nghiệp chính thức.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất
ra khỏi Trung Quốc sau đại dịch
Các doanh nghiệp của Mỹ,
Nhật và châu Âu đã rời các nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc trong một khoảng thời
gian trước đây do chi phí gia tăng và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ –
Trung, nhưng sức ép từ đại dịch đang đẩy nhanh quá trình này khi cho thấy sự phụ
thuộc thái quá của thế giới đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt
là các sản phẩm y tế quan trọng.
Michael Alkire, chủ tịch hãng cung cấp các thiết bị chăm sóc y tế Premier, đã xác định
22 mặt hàng quần áo bảo hộ và 30 loại thuốc “quan trọng đến mức chúng cần được
sản xuất tại Mỹ.”
Nhiều loại hiện được sản
xuất tại Trung Quốc, nơi chi phối thị trường dược phẩm và đồ bảo hộ cá nhân
(PPE) của thế giới, cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác.
“Đối với khẩu trang N95, chi phí để sản xuất ở nước
ngoài trước đại dịch là 30 xu Mỹ so với 34-36 xu sản xuất trong nước,” ông Alkire cho biết, nói thêm rằng sẽ có sự dịch
chuyển các chuỗi cung ứng một cách nghiêm túc sau khi nước Mỹ chứng kiến những
gì xảy ra ở New York.
Li Xunlei, trưởng ban kinh tế tại công ty chứng khoán Zhongtai và là cố vấn của
chính phủ Trung Quốc, cho biết luận điệu nói trên của các nước không mang lại mối
đe dọa ngay lập tức đối với Trung Quốc, nhưng nó có thể là một thách thức dài hạn
nghiêm trọng.
“Sự gián đoạn gây ra bởi virus đã buộc các công ty
nước ngoài tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước, và việc thiếu hụt PPE cũng làm
các nước phát triển hối tiếc vì đã chuyển sản xuất ra nước ngoài,” ông Li nói thêm.
Đại dịch khởi phát tại Trung
Quốc, nơi đầu tiên hứng chịu các tác động kinh tế và con người. Tuy vậy, trong
khi Trung Quốc đang dần hồi phục, nước này đã bán hàng tỷ khẩu trang và các loại
PPE khác tới các quốc gia đang thiếu hụt, mặc dù có một số tranh cãi về kiểm
soát chất lượng.
70% khẩu trang sử dụng tại
Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc, cũng như một phần đáng kể các loại thuốc men.
Mong muốn giảm phụ thuộc
đối với thuốc men và vật tư y tế cũng đưa đến những quan ngại rộng hơn về sức mạnh
kinh tế, ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Một loạt các dự
luật đã được đưa ra tại quốc hội Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng này.
Tháng trước, Thượng nghị
sĩ Cộng hòa bang Florida Marco Rubio đã đề xuất một dự luật yêu cầu Hoa Kỳ giảm
sự phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ
của ba thượng nghị sĩ đảng Dân chủ. Lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc là một
vấn đề hiếm hoi mà lưỡng đảng đồng thuận tại Washington trong những ngày này.
“Khi chúng ta phục hồi từ cuộc khủng hoảng chưa từng
có này, chúng ta phải thực hiện các bước để giải quyết lỗ hổng hệ thống và rủi
ro chuỗi cung ứng mà đại dịch virus corona đã làm lộ ra,” ông Rubio nói trong một bài phát biểu. “Thật
không may là phải nhờ một đại dịch toàn cầu để thấy rõ những hậu họa của việc
chuyển các cơ sở sản xuất của chúng ta sang các quốc gia như Trung Quốc.”
Một dự luật khác được giới
thiệu tháng trước bởi Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Arkansas Tom Cotton sẽ cấm hỗ
trợ liên bang cho các dược phẩm hoặc các nguyên liệu của Trung Quốc, đồng thời
thực thi nghiêm ngặt việc ghi nhãn xuất xứ.
Theo các nhà phân tích
thương mại, việc Tổng thống Trump áp dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng gần đây,
theo đó buộc các công ty Mỹ sản xuất các sản phẩm y tế khẩn cấp đang thiếu hụt,
có thể thúc đẩy sự gia tăng dài hạn trong việc sản xuất một số mặt hàng.
Xu hướng này dự kiến sẽ
có thêm động lực khi sự giận dữ của công chúng đối với việc xử lý virus của
Trung Quốc tăng lên. Trong một cuộc khảo sát tháng trước bởi công ty tư vấn và
phân tích Hoa Kỳ Gallup, quan điểm ủng hộ Trung Quốc của người Mỹ đã giảm xuống
thấp nhất trong 20 năm qua, chỉ với 33%. Kết quả này được lặp lại trong cuộc khảo
sát tuần trước bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew, một tổ chức thăm dò dư luận Mỹ.
Các nguồn tin cho biết một
số nhân viên y tế tại các bệnh viện Mỹ đã rất tức giận khi được đưa cho đồ bảo
hộ (PPE) do Trung Quốc sản xuất. Làn sóng chống Trung Quốc này sẽ làm tăng áp lực
lên các ngành khác, đặc biệt là hàng tiêu dùng, để dừng việc sản xuất tại Trung
Quốc.
Theo Chỉ số Reshoring
2019 công bố đầu tháng này bởi công ty tư vấn Kearney của Mỹ, đại dịch đang
buộc các công ty suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng. Xu hướng đã diễn ra trước và
trong cuộc chiến thương mại.
“Những bài học từ COVID-19 rất quan trọng bởi chúng
quá khắc nghiệt,” Kearney cho biết trong bản
báo cáo của họ. “Ít nhất, chúng tôi hy vọng [các công ty] sẽ ngày càng có
khuynh hướng phân tán rủi ro thay vì đặt tất cả trứng vào trong một giỏ có chi
phí thấp nhất, như nhiều công ty đã làm tại Trung Quốc.”
Năm 2019, nhập khẩu hàng
hóa được sản xuất tại 14 quốc gia châu Á của Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 757 tỷ
USD từ mức 816 tỷ USD năm 2018. Sự sụt giảm này phần lớn do việc giảm 17% nhập
khẩu từ Trung Quốc thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại, Kearney cho biết.
Tuy vậy, nghiên cứu cho
biết điều này không có nghĩa là các công ty đều đã quay lại Mỹ. Thay vào đó, Mỹ
đã chứng kiến sự dịch chuyển lớn trong việc tìm nguồn cung từ Mexico và các quốc
gia châu Á ngoài Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam.
Những phân vân
Đối với chuỗi cung ứng y
tế, gần như chắc chắn sẽ có các chương trình hỗ trợ của chính phủ để hồi hương
việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu. Không ai muốn trong tình thế bị động lần
thứ hai, và những chính sách này nhận được sự ủng hộ rộng rãi khắp thế giới.
Tuy nhiên, đối với các loại
hàng hóa khác, nhiều doanh nhân không tán đồng việc kết nối động cơ chính trị với
thực tiễn kinh tế, đặc biệt vào những thời điểm căng thẳng.
Một cuộc khảo sát của
phòng thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Thượng Hải tháng này cho thấy 70% số người
được hỏi không nghĩ đến việc chuyển các chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc
chỉ vì virus.
Nhiều người trong số họ vẫn
muốn ở lại Trung Quốc để tiếp tục kinh doanh tại thị trường nội địa với 1,4 tỷ
dân. Nhiều người đã thiết lập các nhà máy ở nơi khác để xuất khẩu, nhưng sẽ vẫn
duy trì cơ sở tại Trung Quốc cho việc kinh doanh nội địa.
Ông Ker Gibbs, chủ tịch
AmCham Thượng Hải nói rằng đã biết về đề xuất của Larry Kudlow, nhưng việc chuyển
một công ty từ Trung Quốc về Mỹ không đơn giản, “nó là một quá trình phức tạp
với nhiều yếu tố khác.”
Heiwai Tang, giáo sư kinh
tế của Đại học Hồng Kông cho biết các gói hỗ trợ của Nhật Bản và được đề xuất bởi
Kudlow là cho “các chi phí cố định của việc di dời”, có thể lôi kéo “các
công ty tại Trung Quốc đang hoạt động ở biên lợi nhuận, nhưng chúng không giải
quyết được các chi phí biến đổi trên thực tế”, như lao động và đất đai – những
chi phí có khuynh hướng đắt đỏ hơn tại các quốc gia phát triển.
Giám đốc điều hành của một
công ty sản xuất thiết bị quang học có trụ sở tại Tokyo nói với điều kiện
ẩn danh, cho biết các chi phí đang tăng lên tại Trung Quốc cũng khiến họ suy
nghĩ về việc duy trì cơ sở sản xuất tại nước này, nhưng họ vẫn chưa xem xét một
cách nghiêm túc việc chuyển đi.
Trong số các nước đã
nghiêm túc thực hiện việc đưa sản xuất từ nước ngoài về nước, Đài Loan là một
thành công điển hình. Tính đến ngày 16/4, Đài Bắc đã hỗ trợ cho 180 công ty Đài
Loan để đưa sản xuất từ Trung Quốc trở về nước kể từ đầu năm ngoái, theo số liệu
chính thức.
Các công ty này đã bị ảnh
hưởng bởi thương chiến Mỹ – Trung ở một mức độ nào đó và đã đầu tư vào Trung Quốc
trong hơn hai năm trước khi chuyển lại về nước. Họ nhận được sự giúp đỡ của chính
phủ Đài Loan về bảo đảm đất đai, nước, điện, lao động và tài chính, cũng như giảm
thuế.
Nhưng trong thời điểm hiện
tại, Hoa Kỳ vẫn còn một chặng đường dài để hình thành một chương trình ưu đãi mạch
lạc, bởi ưu tiên trọng tâm trong thời gian này vẫn là ứng phó với đại dịch.
Gia Huy (theo SCMP)
---------------------------
Xem thêm:
------------------------------------------------------------------------------------
.
21:35 - 04/05/2020
Reuters đưa tin, chính
quyền ông Trump đang đẩy mạnh chương trình rút các chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc với nhiều
biện pháp khác nhau và phối hợp với nhiều nước.
Trung Quốc cung ứng
28% sản lượng toàn cầu vào năm 2018. ẢNH:
REUTERS
Từ lâu, Tổng thống Donald
Trump đã cam kết đưa các hoạt động sản xuất của Mỹ ở nước ngoài về. Nay, sự hủy
hoại về kinh tế và số tử vong leo thang do dịch Covid-19 càng thúc đẩy
chính quyền Mỹ tăng tốc thực hiện việc rút sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc, cho dù có thể
không đưa về nước mà chuyển qua một số nước khác “thân thiện hơn”.
Giảm phụ thuộc vào
Trung Quốc
“Trong vài năm qua chúng
tôi đã nỗ lực để giảm phụ thuộc vào nguồn cung ở Trung Quốc nhưng nay chúng tôi
đang đẩy mạnh hơn nữa chương trình đó. Tôi nghĩ chúng ta phải hiểu đâu là những
lĩnh vực trọng yếu và nút thắt cổ chai nằm ở đâu”, Reuters dẫn lời Keith Krach,
Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Phát triển Kinh tế,
Năng lượng và Môi trường. Ông Krach thêm rằng vấn đề này mang tính then chốt đối
với an ninh Mỹ và chính phủ sẽ sớm thông báo hướng hành động.
Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Ngoại
giao và các cơ quan khác đang tìm cách để thúc đẩy các công ty rút cả sản xuất
và gia công khỏi Trung Quốc. Các công cụ thuế và trợ giá nằm trong số những biện
pháp được cân nhắc để khuyến khích thay đổi.
“Cả chính phủ đều thúc đẩy
việc này”, một quan chức trả lời Reuters. Các cơ quan đang điều tra hoạt động sản
xuất nào cần được xem là “thiết yếu” và làm thế nào sản xuất những hàng hóa này
bên ngoài Trung Quốc.
“Thời điểm này là một cơn
bão hoàn hảo. Cơn đại dịch đã hiện thực hóa tất cả những nỗi lo mọi người vẫn
canh cánh trong lòng về việc kinh doanh với Trung Quốc. Toàn bộ tiền mà người ta nghĩ là
thu được khi giao dịch với Trung Quốc trước đây đều không thấm tháp gì so với
thiệt hại kinh tế vì dịch Covid-19”,
một quan chức khác cho biết.
Hình thành mạng lưới đối tác
tin cậy
Ông Trump đã lặp lại nhiều
lần rằng sẽ áp thuế quan mới thêm vào mức 25% đối với 370 tỉ USD hàng hóa Trung
Quốc hiện tại. Các công ty Mỹ phải đóng thuế này đang than khóc với mức 25%, đặc
biệt khi doanh số lao dốc vì các lệnh phong tỏa phòng chống dịch, nhưng điều đó
không khiến ông Trump thay đổi quyết định. Những cách trừng phạt khác có thể
bao gồm cấm vận đối với các quan chức hoặc công ty và quan hệ mật thiết hơn với
Đài Loan.
Đặc biệt, Mỹ đang xúc tiến
hình thành một liên minh “những đối tác đáng tin cậy” gọi là “Mạng lưới Thịnh
vượng Kinh tế”. Liên minh này sẽ bao gồm các công ty và những tổ chức hiệp hội
hoạt động theo cùng một hệ thống tiêu chuẩn trên mọi lĩnh vực từ kinh doanh kỹ thuật
số, năng lượng, hạ tầng cho đến nghiên cứu, thương mại, giáo dục.
Chính phủ Mỹ đang làm việc
với Úc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để “thúc đẩy kinh tế toàn cầu”, Bộ trưởng Ngoại
giao Mike Pompeo đã tuyên bố vào ngày 29.4 vừa qua. Những cuộc thảo luận này
bao gồm “chúng ta tái cấu trúc các chuỗi cung ứng thế nào để ngăn ngừa sự việc
như thế này lặp lại”, theo ông Pompeo.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ
để trở thành nước sản xuất hàng đầu của thế giới vào năm 2010 và cung ứng
28% sản lượng toàn cầu vào năm 2018, theo số liệu của Liên hiệp quốc.
Đại dịch đã nêu bật vai
trò then chốt của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, điển hình như các
loại thuốc gốc (có cùng hoạt chất như biệt dược nhưng rẻ hơn) vốn chiếm phần lớn
trong các đơn thuốc tại Mỹ. Covid-19 cũng cho thấy sự thống lĩnh của Trung Quốc
đối với những hàng hóa như máy chụp thân nhiệt và tầm quan trọng của quốc gia
này trong các chuỗi cung ứng thực phẩm.
---------------------
09:00 17/04/2020
Trong thời điểm dịch Covid-19 lan rộng, Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất xây dựng nền kinh tế bớt phụ thuộc vào Trung Quốc để
tránh tình trạng hệ thống cung ứng đứt quãng.
Theo Nikkei Asian
Review, các nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết chính phủ Trung Quốc đang lo ngại
nguy cơ hàng loạt tập đoàn nước ngoài rút khỏi nước này sau dịch Covid-19.
"Điều được thảo luận nhiều nhất là một điều khoản
trong gói kích thích kinh tế khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản. Theo đó, phía
Tokyo sẽ khuyến khích và hỗ trợ hoạt động tái thành lập các chuỗi cung ứng", nguồn tin này khẳng định.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe công khai chính sách mới từ ngày 5/3. Trong cuộc họp của Hội đồng Đầu tư
cho Tương lai, Thủ tướng Abe trong vai trò chủ tịch cho biết ông muốn rút các
trung tâm sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng về Nhật Bản.
Trong số những người dự họp
có ông Hiroaki Nakanishi, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là tổ
chức vận động hành lang doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản.
"Vì dịch Covid-19, hàng hóa từ Trung Quốc tới
Nhật Bản sụt giảm. Mọi người rất lo lắng về tình trạng chuỗi cung ứng bị gián
đoạn", ông Abe nhấn mạnh.
Trên thực tế, khi dịch
Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) rồi lan rộng khắp Trung Quốc, các nhà
máy sản xuất ở nước này tê liệt. Xuất khẩu phụ tùng ôtô và hàng loạt sản phẩm từ
Trung Quốc sang Nhật Bản ngừng trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của
các doanh nghiệp Nhật Bản.
"Với các sản phẩm phụ thuộc vào quốc gia duy nhất,
chúng ta nên di dời các ngành có giá trị cao về lại Nhật Bản. Với các sản phẩm
còn lại, Nhật phân bổ Bản cần nguồn cung về các quốc gia ở Đông Nam Á", ông Abe nhấn mạnh.
Giới quan sát nhận định
bước đi mới của Nhật Bản có thể làm lung lay mô hình tăng trưởng của Trung Quốc.
Trong gói hỗ trợ kinh tế
khẩn cấp được thông qua ngày 7/4, chính phủ Nhật Bản kêu gọi tái lập chuỗi cung
ứng bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Gói này phân bổ hơn 240 tỷ yen (2,2 tỷ USD)
để hỗ trợ các công ty Nhật Bản di dời cơ sở sản xuất về nước hoặc đưa đến các
quốc gia Đông Nam Á.
Tương tự Nhật Bản, nhiều
quan chức Mỹ cũng chủ trương giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Ông
Larry Kudlow, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, cũng kêu gọi chính quyền
Washington hỗ trợ chi phí để các công ty Mỹ di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc
về nước.
Giới quan sát nhận định nếu
cả Mỹ và Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba thế giới - đều "rời
bỏ Trung Quốc", chắc chắn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ lao đao.
-------------------------------------
No comments:
Post a Comment