BTV
Tiếng Dân
20/05/2020
Người TQ thu tóm đất ở Đà Nẵng:
Bộ trưởng dân túy nói gì?
Dư luận đang nóng mấy
ngày qua, khi Bộ Quốc phòng cảnh báo, người Trung Quốc sở hữu nhiều lô đất vị trí trọng yếu ở Đà Nẵng.
135 lô đất và một thửa đất ở Đà Nẵng đang được người Trung Quốc núp bóng thuê
hoặc sở hữu. Tất cả các lô đất này nằm gần các khu vực trọng yếu, có vị trí chiến
lược về quốc phòng, an ninh, như dọc theo các khu đô thị ven biển, ven tường
rào sân bay Nước Mặn.
Hai năm trước, Bộ trưởng
Tài Nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà đã từng lên tiếng: ‘Thấy người nước ngoài mua đất thì báo tôi‘, báo Tuổi
Trẻ đưa tin. Bộ trưởng Hà nói: “Tôi nhờ các đại biểu cung cấp thông tin cho
tôi biết là nếu có tình trạng đó thì mua ở đâu?”
Nhà báo Đào Tuấn cho biết, khi được hỏi về vấn đề trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời như sau:
“1. Cá nhân nước ngoài không phải là đối tượng sử dụng đất, không có việc chứng
nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 2. Đã tiếp tục có
văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, xác minh từng trường hợp, xử lý theo
đúng quy định của pháp luật và công khai thông tin”.
Nhà
báo Lê Xuân Thọ bình luận: “Nói vậy ai mà nói không được, bởi ai mà
chẳng biết việc đó, tất nhiên trừ lũ Việt gian. Nên mới có cái trò núp bóng, đứng
tên giùm, tiềm ẩn đầy rủi ro gián điệp. Hơn nữa, là tư lệnh ngành quản lý đất
đai, lẽ ra ông phải biết đó là nhiệm vụ của mình, và đó là việc phải làm để Bộ
quốc phòng dành tâm sức bảo vệ đất nước chứ“.
Bộ trưởng TNMT Trần
Hồng Hà. Ảnh: TNCK
Hai nhà báo Đào Tuấn và
Lê Xuân Thọ còn nhắc lại mấy trò mị dân của Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Khi Formosa
đầu độc biển miền Trung, Bộ trưởng Hà đến đó ăn cá để chứng minh biển không bị
ô nhiễm. Khi nhà máy Rạng Đông ở Hà Nội bị cháy, các chất độc phát tán, Bộ trưởng
Hà nói mình sống trong bán kính 500m của hiện trường và “hoàn toàn yên tâm”.
Khi nước sông Đà bị đầu độc, Bộ trưởng Hà nói, mình cũng uống nước bẩn mấy ngày
mà không có chuyện gì.
Báo đảng ra quân trước thềm đại
hội đảng
Ngày 20/5, Báo Quân đội
Nhân dân có bài: Cảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm
đại hội đảng. Công chúng không còn xa lạ với những bài viết theo kiểu
“bút chiến” trên báo QĐND, nhưng khôi hài ở điểm, báo QĐND cho biết việc vạch mặt
“thế lực thù địch” và “phản động” trước thềm đại hội là theo “đề nghị của nhân
dân mọi miền tổ quốc” chứ không phải do nhiệm vụ chính trị Đảng giao.
Bài viết có đoạn: “Liên
quan đến các vấn đề thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội đang ráo riết
rêu rao, kích động, tung hô nhảm nhí về công tác nhân sự đại hội đảng các cấp
và nhân sự Đại hội XIII của Đảng, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc đã phản hồi
về Báo Quân đội nhân dân đề nghị quý báo cần có những bài viết vạch mặt…”
Báo Công an Nhân dân cũng
không kém cạnh, có bài: Nhận diện các “chiến dịch” tuyên truyền chống phá Đại hội XIII
của Đảng hôm 18/5. Trong bài có đoạn, “các chiến dịch tuyên
truyền chống phá Đại hội Đảng thường trải qua 3 giai đoạn là ‘giai đoạn chuẩn bị’,
‘giai đoạn tiến hành’ và ‘giai đoạn kết thúc’ chiến dịch.
Trong giai đoạn chuẩn bị, các đối tượng thường tìm
cách thu thập các tin tức… Trong giai đoạn tiến hành là … hoạt động tuyên truyền
được tiến hành đồng loạt, rầm rộ trên một phạm vi rộng ở trong và ngoài
nước… Ở giai đoạn kết thúc là hoạt động tuyên truyền của đối phương giảm dần và
có sự chuyển sang những chủ đề, nội dung khác”.
“Các thế lực thù địch”,
“phản động” không biết chống phá đến đâu, nhưng có một thực tế rõ ràng, dù là đảng viên hay không, người dân đang phải trả hàng nghìn tỷ
đồng cho các đại hội đảng, bài viết trên Luật Khoa hôm 20/5.
Theo những số liệu mà Luật Khoa thu thập, số tiền cho cho kỳ
đại hội đảng sắp tới, đủ để Thanh tra Chính phủ hoạt động trong hơn 25 năm, dự
toán ở mức 5.300 tỷ đồng. Nếu xây một căn nhà tình thương có chi phí là 50 triệu đồng,
thì số tiền tổ chức đại hội đảng lấy từ ngân sách có thể xây hơn 100.000 căn
nhà.
Quốc Hội đến hẹn lại lên, mỗi
năm 2 lần
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Quốc
hội khóa 14 khai mạc kỳ họp thứ 9B. áo Nhân Nhân nâng cao quan điểm
và thổi phồng cuộc họp mang tính “lịch sử” khi viết: “Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử Quốc hội tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến kết hợp
với họp tập trung…”
Cách thức họp trực tuyến
không còn xa lạ trong thời đại công nghệ 4.0. Quốc hội VN họp hành nặng về hình
thức, thiếu chất lượng tranh luận, nhưng lại kéo dài suốt cả tháng cho mỗi kỳ họp,
thì cũng nên áp dụng họp trực tuyến, giúp tiết kiệm ngân sách hàng trăm tỉ đồng
mỗi năm. Năm 2013, báo chí đưa tin: “Mỗi ngày họp Quốc hội chi phí 1 tỷ đồng”.
Báo Tuổi Trẻ có bài Kỳ họp Quốc hội đầu tiên sau dịch có điểm gì đáng chú ý? Cho
biết kỳ họp lần này có 3 nội dung quan trọng: (1) bầu nhân sự cho Hội đồng bầu
cử quốc gia; (2) thông qua một số luật; và (3) phê chuẩn một số Hiệp định và điều
ước quốc tế.
Đáng chú ý, Quốc hội sẽ
ra nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
và gia nhập Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Cũng xin nói thêm, lao động
cưỡng bức theo Công ước 105 định nghĩa: “Sử dụng lao động như là một biện
pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc như một sự trừng phạt đối với những
ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối
với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập”.
Lao động cưỡng bức là bị
nghiêm cấm, và yêu cầu các quốc gia thành viên phải xóa bỏ, nhưng hiện Việt Nam
vẫn đang duy trì lao động cưỡng bức đối với tù nhân, đặc biệt là tù chính trị
trong các cơ sở giam giữ. Liệu điều này có thay đổi sau khi Việt Nam gia
nhập Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, khi Việt Nam có truyền thống
thiếu tôn trọng luật lệ quốc tế, do thiếu cơ chế giám sát và chế tài?
Hơn hết, một luật quan trọng
và cần thiết trong đời sống như Luật Biểu tình vẫn bị Quốc Hội tiếp tục bỏ xó.
Rào cản lớn nhất trong việc xây dựng Luật biểu tình nằm ở Bộ Công an. Hôm 12/5,
VOA có bài Bộ Công an lại trì hoãn dự luật biểu tình vì lo ngại về ‘thù địch,
phản động’.
Theo quy trình làm luật ở
Việt Nam, các dự luật sẽ do các bộ ngành của chính phủ soạn dự thảo, gửi lên
chính phủ và sau đó chính phủ trình ra quốc hội, quốc hội sẽ bàn thảo, lấy ý kiến
dân và cuối cùng thông qua. Theo quy trình như vậy, có thể nói Bộ Công an đang
ngăn cản, trì hoãn quyền biểu tình của người dân bằng cách lạm dụng không đệ
trình dự thảo Luật biểu tình ra cho Quốc Hội thảo luận.
Bên cạnh đó, ngay cả khi
luật đã được thông qua, việc thi hành luật vẫn phải chờ đợi vào Nghị định của
Chính phủ và Thông tư của Bộ Công an hướng dẫn thi hành. Các công cụ dưới luật
này có thể vô hiệu hóa cả luật khi nó đặt ra các quy định hà khắc, thiếu thực tế,
bằng các quy định như phê duyệt hay cấp phép theo kiểu xin-cho, nhằm ngăn
cản người dân thực hiện các quyền của mình.
Cách đây 4 ngày, báo Tuổi
trẻ có bài: Cử tri đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông,
nhân kỳ họp này. Bài báo có đoạn: “Nghị quyết Quốc hội sẽ là tiếng nói của
toàn thể nhân dân Việt Nam thể hiện quan điểm về vấn đề chủ quyền biển đảo”.
Tuy nhiên, người dân chờ đợi mỏi mòn trong nhiều năm qua chẳng thấy Quốc
Hội lên tiếng.
Lý do có thể được giải
thích trong bài đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM năm 2015: Vì sao Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển Đông? Phó
Chủ tịch Quốc Hội lúc bấy giờ là Huỳnh Ngọc Sơn giải thích lòng vòng, nhưng có
thể tóm gọn lại là nếu Quốc hội ra nghị quyết này, có thể dẫn đến… “đánh nhau với
Trung Quốc”.
Ông Sơn nói: “Ta
phải hiểu như thế, để bà con cũng hiểu cho các đồng chí lãnh đạo. Chứ
không phải lúc này chúng ta hô hào đánh nhau. Đánh nhau thì làm sao ổn định làm
ăn mà có khi chúng ta đánh thắng rồi lại bị phủ đầu. Khi xảy ra chiến tranh thì
bên nào mạnh hơn bên ấy thắng. Đó đâu phải trên bờ đâu mà chiến tranh thiết
giáp, du kích, bắn tỉa… Ra ngoài biển là phải có tàu chiến, phải có tên lửa, phải
có không quân. Làm sao chiến tranh nhân dân được. Ở trên biển khó lắm. Cho nên
chủ trương của chúng ta là như thế”.
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến
được đề nghị mức án thấp hơn khung hình phạt
Chiều 20/5, tại Tòa án
quân sự ở Hà Nội, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị 3-4 năm
tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, so
với 4 cựu sĩ quan quân đội dưới quyền cùng ra tòa trong vụ án này, dù ông Hiến
là người có thẩm quyền quyết định cao nhất và có trách nhiệm lớn nhất, nhưng lại
được đề nghị mức án thấp nhất so với các bị cáo khác.
Bị cáo Nguyễn Văn
Hiến (ngồi trước bục) tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Thông tấn quân sự/ LĐ.
Căn cứ vào điểm d, khoản
3, điều 360, Bộ luật Hình sự quy định về tội thiếu tránh nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ
7 đến 12 năm. Vụ án mang đất quốc phòng làm kinh tế rơi vào tay tư nhân xảy
ra ở Quân chủng Hải Quân, được xác định gây ra thiệt hại 939 tỷ đồng, có thể thấy
bị cáo Hiến được Viện Kiểm sát đề nghị mức án thấp hơn khung hình phạt rất nhiều
lần.
Trước đó, hôm 19-5, bị
cáo Nguyễn Văn Hiến cho biết: “Bị cáo chưa từng một ngày được đào tạo quản lý kinh tế, đất đai”.
Vấn đề của ông Hiến nêu ra cho chúng ta cơ hội xới lại câu hỏi: Có nên cho phép
quân đội tiếp tục làm kinh tế hay không? Câu trả lời có trong bài: Nghịch lý thời “quân đội làm kinh tế”.
Tác giả viết: “Rõ
ràng, quân đội làm kinh tế chỉ mang lại chút lợi nhuận cho nhóm lợi ích nhà
binh, mang về cho ngân sách vài đồng tiền lẻ thuế lẻ (chưa nói đến gánh nặng
ngân sách khổng lồ mà ngân sách phải chi ra nếu kinh doanh yếu kém, điển hình
như Viettel), còn nhân dân, quân đội và đất nước phải gánh chịu thiệt hại quá lớn. Người
lính bị tha hóa, kỷ luật quân đội bị xói mòn, sức mạnh quân đội bị phân tán vào
việc chạy theo lợi nhuận… trong khi biên cương, biển đảo không ngừng bị sức mạnh
quân sự của Trung Quốc lăm le và ngày càng có nhiều hành động đáng kể, thì quân
đội cứ mải mê làm kinh tế, tối mắt với lợi nhuận”.
No comments:
Post a Comment