Cách đây mấy ngày tôi đưa
hình ảnh phân tích ảnh vệ tinh về việc mất rừng tự nhiên trong vòng 20 năm qua
và đất rừng nguyên sinh bị thay thế bằng cây công nghiệp. Bài viết đã được chia
sẻ ở nhiều trang cá nhân và nhiều diễn đàn. Đa số các ý kiến phản hồi cho rằng
những hình ảnh phân tích đó đúng với thực tế mất rừng tự nhiên. Một số ít khác
cho rằng đó là phân tích tào lao của một kẻ ngồi phòng lạnh viết bài.
Tôi kệ! Tôi vốn không
thích tranh luận và cũng không đủ thời gian để tranh luận trên cõi face này.Dù
chúng ta có cãi nhau ỏm tỏi cõi face thì một thực tế đau lòng rừng đã mất, và
đang mất hàng ngày. Đau hơn, việc mất rừng đó lại được tiếp tay bởi quan chức
các địa phương. Nghĩa là phá rừng ban ngày ban mặt. Chở gỗ ra khỏi rừng dưới dạng
gỗ tận thu. Cây lớn, cây bé đều bị đốn sạch để trồng cây công nghiệp.
Chỉ tính riêng ở Lâm Đồng,
theo hồ sơ mà PV Thanh Niên thu thập được, tính đến năm 2019, có 31/53 dự án
(DA) đăng ký đã được tỉnh Lâm Đồng cho phép chuyển rừng tự nhiên sang trồng cao
su trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó chỉ riêng địa bàn 2 xã Lộc Bắc, Lộc Bảo
(H.Bảo Lâm) đã có tới 16 DA được thuê và giao hơn 9.880 ha rừng và đất rừng,
bao gồm 4.381 ha rừng được cấp phép khai thác tận thu lâm sản. Đến tháng
5.2020, tổng diện tích cây cao su trên địa bàn H.Bảo Lâm chỉ khoảng 3.510 ha,
nhưng hầu hết diện tích rừng tự nhiên được cấp phép tận thu gỗ đã bị khai thác
hết.
Vậy lâm tặc là ai? Những
kẻ trồng cao su đã “ăn đơn, ăn kép” trên gỗ rừng và đất rừng. Chúng để lại một
Tây Nguyên vốn dĩ bạt ngàn rừng già giờ thành trọc lốc và khô khốc. Nóc nhà Tây
Nguyên mất đi mái nhà xanh tốt để rồi chúng ta đều kêu TRỜI NÓNG và NGƯỜI KHÁT,
VẬT NUÔI KHÁT, CỎ CÂY KHÁT.
Và giờ, chắc bạn đã tin
những hình ảnh mà tôi đưa ra cách đây mấy ngày rồi. Nhưng liệu rừng còn có khả
năng phục hồi hay không?THƯA KHÔNG! Một khi một cây cổ thụ trong rừng bị chặt
đi thì đó là sự ra đi vĩnh viễn. Và dĩ nhiên, sẽ tiếp tục NÓNG, HẠN và LŨ LỤT
triền miên đến với con người. Lúc đó đừng đổ lỗi cho ông trời.
-----------------------------------------------
DIỆN TÍCH RỪNG BỊ MẤT Ở
VIỆT NAM TRONG VÒNG 20 NĂM QUA - SỐC!
Các bản đồ vệ tinh được chụp liên tục từ năm 2000 đến nay và sử dụng phương pháp tách các lớp ảnh, chạy time-lapse thì không thể không sốc với diện tích rừng bị mất đi trong vòng 20 năm qua. Sự thật là chúng ta đã mất đi lớp thực bì vô cùng quan trọng là các khu rừng nguyên sinh phía Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn, Khu vực Tây Nguyên và cả phần rừng bên Lào và Cambodia vốn rất quan trọng trong điều hòa khí hậu c...
Các bản đồ vệ tinh được chụp liên tục từ năm 2000 đến nay và sử dụng phương pháp tách các lớp ảnh, chạy time-lapse thì không thể không sốc với diện tích rừng bị mất đi trong vòng 20 năm qua. Sự thật là chúng ta đã mất đi lớp thực bì vô cùng quan trọng là các khu rừng nguyên sinh phía Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn, Khu vực Tây Nguyên và cả phần rừng bên Lào và Cambodia vốn rất quan trọng trong điều hòa khí hậu c...
No comments:
Post a Comment