Saturday, April 4, 2020

DỊCH KHUẨN & LIỆU PHÁP (Andrew Yang)




Tác giả: Andrew Yang
Dịch giả: Ian Bùi
04/04/2020

Hôm tuần rồi tôi với bà xã, Evelyn, và hai đứa con đi chợ mua một số nhu yếu phẩm để chuẩn bị “an trú tại gia”. Vùng chúng tôi ở nằm phía Bắc thành phố, còn được gọi là upstate New York. Một bầu không khí ảm đạm bao trùm bãi đậu xe; người người lặng lẽ đẩy những chiếc xe chất đầy đồ gia dụng trong ánh chạng vạng của hoàng hôn.

Ba người đàn ông trung niên mặc áo lạnh trùm đầu túm tụm bên ngoài, nói chuyện xì xào. Thấy tôi bước ra một người nhìn lên nhíu mày, ánh mắt lộ vẻ hằn học. Bất chợt cái cảm giác ấy trở lại với tôi sau nhiều năm vắng bóng. Cảm giác tự nhận thức — thêm một chút xấu hổ, rằng mình là dân da vàng gốc Á.

Vợ chồng Andrew Yang và hai con. Photo Courtesy

Đã nhiều năm qua tôi không còn có cảm giác ấy nữa. Nhưng hồi nhỏ nó đến với tôi khá thường xuyên — một cảm giác tự ti mang hơi hướm chủng sắc. Đã vậy hồi đó tôi còn là một thằng nhóc hơi vụng về. Nhưng rồi tôi cũng trưởng thành, lập gia đình, gầy dựng sự nghiệp, có con cái… thậm chí còn tranh cử tổng thống nữa chứ. Nên tôi tưởng cảm giác ấy đã chết rồi, ai ngờ.

Chỗ đứng của tôi trong xã hội ngày nay coi như vững chắc. Cuộc sống của tôi khá hơn vô số người Mỹ khác bất kể gốc gác. Khi hài sĩ Shane Gillis nhại tên tôi để giễu cợt, tôi không nghĩ anh ta đáng bị mất việc. Tôi cũng chẳng bận tâm khi cách đây vài tháng một cậu nhóc ở New Hampshire đã thò đầu ra cửa xe gọi tôi là “Chink!” Lúc ấy tôi chỉ nghĩ trong bụng, “May quá, không có hai thằng con của mình ở đây; nếu không lại phải giải thích cho chúng hiểu chữ đó có nghĩa là gì!”

Nhưng từ đó đến nay nhiều biến đổi đã xảy ra. Trong những tuần lễ qua các vụ tấn công hoặc sách nhiễu người Mỹ gốc Á lên cao một cách đáng ngại. Tỉ lệ người gốc Á gọi điện vào cơ quan thiện nguyện Crisis Text Line để nói chuyện với chuyên gia tâm lý đã từ 5% (tỉ lệ người gốc Á nói chung ở Mỹ) vọt lên 13% — tăng 160%. Thái độ khinh miệt ngấm ngầm hay lẳng lặng lánh xa lúc trước giờ đã trở thành những cái nhìn căm ghét hay hành vi hung bạo.

Và ai cũng biết bởi vì sao. Coronavirus đang tàn phá cộng đồng, quấy rầy cuộc sống của người dân. Người người mất việc, nhà nhà bị bể nồi cơm. Ai cũng muốn tìm chỗ đổ thừa. Trước khi có dịch Covid, nhiều gia đình Mỹ đã phải sống paycheck-sang-paycheck, vắt mũi bỏ miệng, làm quần quật chỉ đủ ăn. Giờ đây người ta càng có thêm chuyện để lo – như cho cha mẹ, ông bà, con cái mình. Mọi người cảm thất bất an; không việc làm lấy đâu trả tiền bill, tiền nhà, tiền ăn tiền uống…

Hồi đầu tháng Hai, khi tôi còn đang tranh cử tổng thống, có người hỏi, “Phải làm sao để coronavirus không khiến cho người Mỹ gốc Á bị thù ghét?” Tôi trả lời, “Thật ra con người ai cũng có định kiến dựa trên bề ngoài, nhất là vì màu da và chủng tộc. Tốt nhất cho người Á Châu là cầu sao cơn dịch được kềm chế sớm để nó không còn là vấn đề cho mọi người nữa. Được vậy thì sự kỳ thị cũng chìm theo.” Nhưng đó là cách đây mấy tuần, khi cụm từ “Chinese virus” chưa được hô biến thành một loại dịch bệnh mới.

Giờ nó đã lây lan khắp nơi, và ta phải cố gắng dập nó cho bằng được. Là một doanh nhân khởi nghiệp, tôi biết phản ứng tiêu cực thường không mang lại hiệu quả. Mặc dù ai cũng biết kỳ thị sắc tộc là không tốt, nhưng chỉ hô lên “Đừng kỳ thị người Á Châu” cũng sẽ không thay đổi được gì.

Natalie Chou, nữ cầu thủ bóng rổ đại học UCLA, nói cô cảm thấy nhẹ người mỗi khi khoác lên mình bộ đồng phục của đội UCLA, một phần vì nó nói với người xung quanh rằng cô là người Mỹ, là “American”.

Mấy nay tôi cứ suy nghĩ lung về cuộc chạm trán trong bãi đậu xe. Người dân Mỹ đang gặp khó khăn. Họ nhìn lên và thấy một người không giống mình, một người họ lầm nghĩ đã làm xáo trộn đời sống của họ. Họ phản ứng.

Thời Đệ Nhị Thế Chiến, số công dân Mỹ gốc Nhật tình nguyện gia nhập quân lực Hoa Kỳ cao hơn bất cứ thời điểm nào trước giờ, vì họ muốn chứng tỏ họ là người Mỹ, là “American”.

Giờ đây vô số người Mỹ gốc Á đang làm những việc tương tự hòng chứng minh họ là một phần của câu trả lời chứ không phải của vấn nạn. Trong số các bác sĩ đang xung phong nơi tuyến đầu đối phó dịch khuẩn, 17% là gốc Á Châu.

Đây là lúc người Mỹ gốc Á chúng ta phải cho mọi người thấy bản chất “American” của mình bằng mọi hình thức. Chúng ta cần chủ động và hành động. Hãy giúp đỡ hàng xóm và cộng đồng, quyên góp dụng cụ y tế, ghi danh đi bầu, mặc quần áo màu đỏ trắng xanh, tham gia hoặc cho tiền các tổ chức từ thiện v.v.

Hãy làm bất cứ điều gì trong khả năng để đẩy lùi cơn dịch này càng sớm càng tốt. Hãy cho mọi người thấy, và không thể nghi ngờ, rằng chúng ta cũng là “American”, rằng chúng ta sẵn sàng làm bổn phận của một công dân Mỹ trong lúc đất nước lâm nguy. Hãy chứng tỏ chúng ta là một phần của đáp án. Tuy không tạo nên dịch khuẩn nhưng chúng ta vẫn có thể giúp nước Mỹ tìm ra liệu pháp.

-----------------------------------------------

By Andrew Yang 
April 1, 2020 at 4:23 p.m. EDT

Andrew Yang was a Democratic candidate for president and is founder of Humanity Forward.

Last week I was shopping for groceries and preparing to hole up at home with my wife, Evelyn, and our two boys. There was an eerie, peculiar aura in the parking lot in upstate New York as night fell and shoppers wheeled out essentials and snacks.

Three middle-aged men in hoodies and sweatshirts stood outside the entrance of the grocery store. They huddled together talking. One looked up at me and frowned. There was something accusatory in his eyes. And then, for the first time in years, I felt it.
I felt self-conscious — even a bit ashamed — of being Asian.

It had been years since I felt that way. I grew up with semi-regular visitations of that sense of racially tinged self-consciousness. It didn’t help that I was an awkward kid. But after adulthood, marriage, a career, parenthood, positions of leadership and even a presidential run, that feeling had disappeared — I thought.

My place in this country felt assured. I have it better than the vast majority of Americans of any background. When comedian Shane Gillis slurred me by name, I did not think he deserved to lose his job. It barely registered when a teenager yelled “Chink” at me from the window of his car in New Hampshire a number of months ago. My only reaction was to think, “Well, I’m glad that neither of my sons was around because then I might have to explain to them what that word means.”


But things have changed.

In the past few weeks, the number of reported physical and verbal attacks on Asian Americans has increased dramatically. The percentage of Asians who use the not-for-profit Crisis Text Line to speak with a counselor has shot up from 5 percent of callers — about in line with our share of the population — to 13 percent, an increase of 160 percent. Some level of background disdain or alienation has grown into outright hostility and even aggression.

And we all know why. The coronavirus is devastating communities and lives. People’s livelihoods and families are being destroyed. And people are looking for someone to blame.

Before covid-19, too many Americans were already living paycheck to paycheck, working long hours just to get by. Now, we all are even more fearful for the future, worried about our parents, grandparents and children. We are anxious about our jobs, bills and next month’s rent or mortgage payment.

In early February, when I was still running for president, someone asked me, “How do we keep the coronavirus from inciting hostility toward Asians in this country?”

I responded, “The truth is that people are wired to make attributions based on appearance, including race. The best thing that could happen for Asians would be to get this virus under control so it isn’t a problem anymore. Then any racism would likely fade.” This was weeks before “Chinese Virus” became a thing.









No comments: