Friday, November 16, 2018

UỶ BAN CHỐNG TRA TẤN VỪA NÊU QUAN NGẠI DỨT LỜI, SỰ VIỆC NGAY LẬP TỨC XẢY RA TẠI VN (Phạm Lê Vương Các)





Tại phiên điều trần xem xét báo cáo của nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chống ta tấn cho biết, nội hàm Tra tấn theo như Công ước đã không được áp dụng và nội luật hoá đầy đủ trong luật hình sự của VN.

Ủy ban bày tỏ quan ngại rằng tội "dùng nhục hình" hay "bức cung" của Việt Nam là chưa đủ để xử lý tất cả các hành vi liên quan đến tra tấn theo quy định của Công ước, mà cụ thể đó là hành vi tra tấn được thực hiện dưới sự “xúi giục, tán thành hay ưng thuận” của cán bộ, công chức vì bất kể lý do gì.

Vấn đề quan ngại của Ủy ban vừa nêu ra đã được minh chứng bằng trường hợp của ông Nguyễn Văn Đức Độ vừa mới được loan báo đêm qua.

Theo thông tin từ gia đình ông Độ cho biết, ông Độ đã bị 3 người tù hình sự giam cùng phòng tại trại tạm giam Chí Hoà đánh bất tỉnh với nhiều chấn thương gây nguy hiểm đến tính mạng. Trước khi sự việc đánh đập xảy ra, ông Độ nhận thấy nguy cơ mình bị đánh hội đồng, liền đạp cửa phòng giam để báo động, kêu cứu. Nhưng khi cán bộ phòng giam xuất hiện, việc ông Độ thông báo mình đang gặp nguy hiểm đã không được cán bộ xem xét, đề nghị chuyển phòng giam của ông Độ không được chấp nhận, cán bộ trại giam còn yêu cầu ông Độ phải giữ trật tự, không được la hét và đạp cửa nữa, rồi cán bộ phòng giam khoá cửa lại và bỏ đi.

Khi cán bộ phòng giam vừa quay lưng đi thì sự việc xảy ra...

Qua việc bỏ mặc của cán bộ trại giam đối với ông Độ là một dấu hiệu cấu thành hành vi “xúi giục, đồng ý hoặc tán thành” việc đánh đập ông Độ. Việc làm này này của cán bộ phòng giam đã cấu thành hành vi phạm tội tra tấn được quy định tại Điều 1 Công ước Chống tra tấn là “gây ra sự đau đớn thể xác nghiêm trọng để trừng phạt một người hay vì bất kể lý do nào khác, được thực hiện dưới sự xúi giục, đồng tình hay tán thành của một công chức”.

Tình trạng cán bộ trại giam “ngại” đụng chạm đến thân thể của các tù nhân chính trị, nhưng họ hay sử dụng đến các tù nhân hình sự để thực hiện hành động này là vấn đề khá phổ biến tại nhiều nơi giam giữ ở Việt Nam. Nhưng luật hình sự hiện hành thì lại không xử lý được hành vi này của cán bộ trại giam.

Gia đình ông Độ làm tới bến vụ này, cùng lắm cán bộ phòng giam chỉ bị kỷ luật về hành vi lơ là hay thiếu trách nhiệm trong nhiệm vụ được phân công, và hình thức kỷ luật tương ứng với nó chỉ là thuyên chuyển sang một nhiệm vụ khác trong trại giam.

Câu chuyện này đã minh chứng cho việc, dù Việt Nam đã báo cáo số vụ xử lý tra tấn chỉ đến trên đầu ngón tay như là để chứng minh cho thành tích chống tra tấn của mình, nhưng Ủy ban Chống tra tấn lại đánh giá việc tra tấn tại Việt Nam hiện nay là phổ biến, và đang lan tràn.

Đây cũng là lý do tại phiên điều trần báo cáo, Ủy ban Chống tra tấn liên tục nhắc đi nhắc lại về yêu cầu, Việt Nam cần phải có một tội danh riêng về tra tấn trong Bộ Luật Hình sự theo như quy định của Công ước.

—-

Ảnh: ông Nguyễn Văn Đức Độ, người bị tuyên án 11 năm tù giam về tội “hoạt động lật đổ chính quyền” tại phiên xử sơ thẩm ở TP.HCM vào tháng 10/2018 vừa qua. Nhiều nhà hoạt động có quen biết với ông Độ đều cho rằng, việc bắt giam và kết án ông về hành vi này là một sự vu khống trắng trợn.



---------------------------------

19 phút · 
CHỐNG TRA TẤN: "trăm nghe không bằng một thấy" hay "sợ một thấy, nên nói trăm lời dễ nghe"?
Trong lời nói sau cùng ở phiên điều trần chống tra tấn tại Liên Hợp Quốc, Trưởng phái đoàn Việt nam, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nói:
"Ở Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ "trăm nghe không bằng một thấy". Và vì vậy, chúng tôi xin trân trọng kính mời Ngài Chủ tịch và các thành viên trong Ủy ban sang thăm Việt Nam để hiểu rõ hơn về việc thực thi Công ước Chống tra tấn của Việt Na...






No comments: