Wednesday, October 3, 2018

NƯỚC ĐỨC & TÔI (Nguyễn Văn Đài)




Thứ Ba, 10/02/2018 - 17:49 — nguyenvanda

Ngày mai, ngày 3 tháng 10 năm 2018, CHLB Đức sẽ kỷ niệm 28 năm ngày Quốc khánh. Và cũng sắp tròn 4 tháng, gia đình tôi tới đây. Nước Đức và tôi có nhiều kỷ niệm, tôi kể lại câu chuyện của mình để cảm ơn Nhân dân Đức trước đây đã cho tôi những lý tưởng cao đẹp về tự do, dân chủ và nhân quyền. Và nay lại cưu mang gia đình tôi lánh nạn cộng sản.

Nguyễn Văn Đài

Từ lúc nhỏ, tôi đã được học và được người lớn kể chuyện về một nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức (Đông Đức cũ) là thiên đường của Chủ Nghĩa XH. Ở đó mọi người dân ai cũng được học miễn phí từ nhỏ cho tới đại học, có công ăn việc làm, khám chữa bệnh miễn phí, đời sống cao,…

CHDC Đức luôn là mơ ước đổi đời của biết bao các gia đình Việt Nam có người thân được đi học hay lao động ở đó. Tôi cũng mơ ước có cơ hội được đi học hay lao động tại Đông Đức. Lúc đó trong tôi rất yêu Chủ nghĩa XH.

Đầu tháng 11 năm 1989, tôi được tới Đông Đức với niềm vui vô bờ bến vì được ký hợp đồng về làm việc tại nhà máy sản xuất xe ô tô IFA ở thành phố Postdam. Nhưng đoàn của chúng tôi bị Đại sứ quán Việt Nam tại Đông Đức đánh tráo và đẩy chúng tôi về vùng Winthen, thuộc Dresden. Cả đoàn chúng tôi phải tranh đấu hơn một tháng, sau đó họ phải chuyển chúng tôi về phố Hanslock, gần trung tâm Berlin.

Tôi đã học được bài học đầu đời là khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hay tước đoạt thì phải tranh đấu để giành lại.

Ấn tượng những ngày đầu sống ở Đông Đức là thấy những chiếc xe ô tô Trabant với vỏ bằng các-tông xả khói mù mịt khi chạy trên đường. Các cửa hàng thì luôn thiếu hàng hoá. Người lao động Việt Nam muốn mua được những món hàng có giá trị để gửi về nước thì phải nằm bên ngoài cửa hàng từ buổi tối ngày hôm trước.


Sau đó tôi chứng kiến các cuộc biểu tình của người dân Đông Đức đòi dân chủ, bầu cử tự do, và thống nhất với Tây Đức. Tổng Bí thư Erich Honecker từ chức, đảng Thống nhất XHCN Đức(SED) chọn Tổng Bí thư mới và đồng ý tiến hành bầu cử tự do.

Tôi tự hỏi Tây Đức và Chủ Nghĩa Tư Bản có gì hay?

Khi bức tường Berlin sụp đổ, tôi có cơ may sang thăm Tây Berlin, chứng kiến sự tự do và thịnh vượng của CNTB. Tôi được đọc các tờ báo của người Việt ở Âu Châu. Và tôi đã hiểu tại sao Nhân dân các nước cộng sản ở Đông Âu lại đồng loạt đứng lên lật đổ chế độ cộng sản, xoá bỏ tận gốc rễ của nó để hội nhập với CNTB ở Tây Âu.

Với khát vọng và hoài bão của tuổi trẻ là muốn làm điều gì đó thay đổi đất nước của mình. Mang theo những tư tưởng tự do, dân chủ và tinh thần đấu tranh của người Đức, tôi trở về Việt Nam ngày 29.9.1990, chỉ ba ngày trước khi thống nhất nước Đức.

Trong khi cả khối các nước XHCN Đông Âu sụp đổ thì cộng sản Việt Nam vẫn đứng vững như không có chuyện gì xảy ra. Bởi vào thời kỳ đó cộng sản VN bưng bít thông tin, và khái niệm về tự do, dân chủ, nhân quyền còn quá xa lạ với người dân Việt Nam.

Tôi mang theo hoài bão về một nước Việt Nam tự do, dân chủ vào giảng đường Đại học Luật Hà Nội. Ra trường năm 1995, trở thành luật sư năm 1998, đấu tranh cho các quyền tự do tôn giáo từ năm 2000. Năm 2005, tôi gặp gỡ nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Minh Chính, từ đó tôi dấn thân đấu tranh để xây dựng nền chính trị dân chủ đa đảng tại Việt Nam.

Hai lần bị bắt và bị cầm tù với thời gian 6 năm rưỡi. Ngày 5 tháng 4 năm 2018, tôi bị kết án 15 năm tù, 5 năm quản chế. Không thể để những kinh nghiệm, kiến thức đấu tranh chống độc tài cộng sản chôn vùi trong lao tù, tôi chấp nhận tạm lánh nạn sang CHLB Đức.

Năm 1989, tôi đến Đông Đức với mục đích mưu tìm cuộc sống tốt đẹp, nhưng nước Đức đã gieo cho tôi những lý tưởng cao đẹp về tự do, dân chủ, nhân quyền. Tôi đã sống và đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp đó hơn một thập kỷ.

Lần này nước Đức cưu mang gia đình tôi để lánh nạn lao tù cộng sản. Tôi mong muốn và ước ao rằng tôi sẽ nhận được điều gì đó lớn lao hơn để tôi có thể cùng với đồng bào của mình đấu tranh xoá bỏ chế độ độc đảng cộng sản, xây dựng lên một nước Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng cho muôn đời con cháu chúng ta.

Frankfurt, ngày 2 tháng 10 năm 2018
Luật sư Nguyễn Văn Đài.


------------------------------------------

Thứ Ba, 10/02/2018 - 16:44 — nguyenvandai
Bài trả lời phỏng vấn của Vietinfo Cộng Hoà Séc
Cách đây hơn một năm, báo chí Séc đã biết đến luật sư Đài như là một người tù nhân bị giam 600 ngày ròng rã mà không được ra tòa. Với người Việt vốn là những người chỉ nhìn thấy công an là chột dạ và sợ hãi, thì "được ra tòa" có lẽ là một khái niệm khó hiểu. Ở các nước phương Tây, "được ra tòa", đó là được có cơ hội được phân xử một cách công mình và nói cho cùng, cơ hội cho một người cũng chính là cơ hội cho mọi người trong xã hội, và vì thế đấu tranh cho cơ hội ấy, âu cũng là lẽ thường.

*
Thứ Hai, 10/01/2018 - 11:16 — nguyenvandai
Cả dân tộc bị nhà cầm quyền cộng sản dắt mũi, xỏ xiên
Trong lịch sử của cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam hơn nửa thế kỷ đã qua, thì đảng cộng sản VN thường xuyên đưa ra những chính sách, qui định, luật lệ hết sức trái khoáy. Rồi hô hào, tuyên truyền bắt người dân phải thực hiện hay làm theo. Sau một thời gian thấy mọi người dăm dắp thực hiện, họ lại ban hành qui định mới bãi bỏ qui định trước đó.

*
Thứ Sáu, 09/21/2018 - 03:16 — nguyenvandai
Trần Đại Quang chết và vận mệnh của chế độ cộng sản.
Trong niên đại cộng sản VN thì Trần Đại Quang là nguyên thủ chết trẻ và chết nhanh nhất sau khi vừa lên nắm quyền.

*
Thứ Năm, 09/20/2018 - 04:20 — nguyenvandai
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể thượng tôn pháp luật?
Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội AEDC
Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thượng tôn pháp luật là một trong những lý do mà anh Trần Huỳnh Duy Thức đã phải tuyệt thực 34 ngày.
Vậy thượng tôn pháp luật là gì?








No comments: