ZING
16:04 05/10/2018
Giải
thưởng gây chú ý bậc nhất trong hệ thống giải Nobel đã thuộc về bác sĩ Denis
Mukwege người Congo và cô Nadia Murad, nạn nhân của IS, vì những nỗ lực chấm dứt
bạo lực tình dục.
Giải thưởng Nobel Hòa
bình đã thuộc về Denis Mukwege và Nadia Murad vì những nỗ lực chấm dứt việc sử
dụng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang, theo
tuyên bố của Ủy ban Nobel Na Uy hôm 5/10.
"Cả hai đều đã liều lĩnh với tính mạng của mình
khi dũng cảm đấu tranh với tội ác chiến tranh và giành lại công lý cho nạn
nhân", đại diện Ủy ban Nobel Na Uy nói trong lễ công bố giải thưởng.
Việc sử dụng bạo lực tình dục như vũ khí chiến tranh
đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, nhưng gần đây mới được thừa nhận là tội ác chống
lại loài ngoài với Nghị quyết 1820 của Liên Hợp Quốc năm 2008.
Giải thưởng được công bố vào lúc phong trào #MeToo,
phong trào chống lạm dụng tình dục trên toàn thế giới, đánh dấu một năm ra đời.
Một năm qua, liên tiếp những cáo buộc về lạm dụng tình dục, hiếp dâm và quấy rối
đã "hạ bệ" nhiều người đàn ông quyền lực.
Hai chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2018. Ảnh: Ủy ban Nobel Na Uy.
Lên tiếng
thay các nạn nhân khác
Bác sĩ Denis Mukwege đã dành phần lớn cuộc đời trưởng
thành của ông để giúp đỡ các nạn nhân của tình trạng bạo lực tình dục tại Cộng
hòa Dân chủ Congo. Ông và đội ngũ của mình đã chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân
là nạn nhân trong các vụ bạo hành.
Vị bác sĩ được biết đến với biệt danh "Bác sĩ
Phép màu" đã nhiều lần lên án việc một người không bị trừng phạt vì hiếp
dâm tập thể và chỉ trích chính phủ Congo và nhiều nước vì không nỗ lực đủ để chấm
dứt việc sử dụng bạo lực tình dục nhằm vào phụ nữ như chiến lược và vũ khí chiến
tranh.
Bác sĩ Mukwege đã được dự đoán đoạt giải Nobel Hòa
bình trong suốt nhiều năm và cũng đã nằm trong danh sách cuối cùng khoảng 10
năm. Biên tập viên Katharine Viner của báo Guardian nói ông là
"một trong những người đàn ông vĩ đại nhất còn sống".
Cô Nadia Murad, 25 tuổi, là nhân chứng kể lại
những vụ lạm dụng xảy ra với bà và những người khác. Cô đã cho thấy lòng dũng cảm
phi thường trong việc kể lại những gì mình đã hứng chịu cũng như lên tiếng thay
những nạn nhân khác.
Murad là một trong khoảng 3.000 phụ nữ và bé gái người
Yazidi trở thành nạn nhân của những vụ hiếp dâm và những hình thức lạm dụng
khác mà phiến quân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gây ra. Những vụ lạm dụng
này diễn ra có hệ thống và là một phần trong một chiến lược quân sự. Chúng được
xem như là vũ khí trong cuộc chiến chống lại người Yazidi và những nhóm thiểu số
tôn giáo khác.
Chủ
nhân trẻ tuổi thứ 2 của Nobel Hòa bình
Nhà hoạt động Murad cũng là đồng chủ nhân của giải
thưởng danh giá về nhân quyền Sakharov do Liên minh Châu Âu trao tặng năm 2016.
Cùng năm, cô giành thêm giải thưởng về nhân quyền Vaclav Havel của Hội đồng
Châu Âu.
Murad bị bắt đi cùng với những chị em gái của
mình vào tháng 8/2014 khi ngôi làng của họ ở miền Bắc Iraq bị quân IS tấn công.
Cô đã mất đi 6 anh em trai cũng như người mẹ vì IS giết những người đàn ông và
bất cứ phụ nữ nào được cho là quá lớn tuổi để lạm dụng tình dục.
Ở tuổi 25, cô trở thành chủ nhân trẻ tuổi thứ hai của
giải Nobel Hòa bình, sau Malala Yousafzai, người mới 17 tuổi khi nhận giải vào
năm 2014.
Giải Nobel Hòa bình là một trong những giải thưởng
gây chú ý và cũng gây tranh cãi nhất trong hệ thống giải Nobel. Từ năm 1901 đến
năm 2017, giải thưởng này đã được trao 98 lần cho 104 cá nhân và 24 tổ chức.
Tổng cộng 331 cá nhân và tổ chức được đề cử cho giải
Nobel Hòa bình năm nay. Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Oslo, thủ đô Na Uy, vào
ngày 10/12, nhân kỷ niệm ngày mất của "cha đẻ" giải thưởng Alfred
Nobel.
Gần nhất, giải Nobel Hòa bình 2017 được trao cho Chiến
dịch Quốc tế nhằm Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) vì "nỗ lực của họ nhằm thu
hút sự chú ý đối với các thảm họa do sử dụng vũ khí hạt nhân và thành công đột
phá để đạt được hiệp ước cấm phổ biến loại vũ khí hủy diệt này".
Một chiếc huy chương giải Nobel danh giá. Ảnh: Wikipedia
Mùa giải
không có Nobel Văn học
Mùa giải Nobel 2018 khởi động hôm 1/10 với giải thưởng
đầu tiên được trao trong lĩnh vực y học. Hai nhà khoa học James P. Allison
(Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật) được vinh danh vì công trình
nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính.
Giải Nobel Vật lý được trao hôm 2/10 cho 3 nhà khoa
học Arthur Ashkin (Mỹ), Gerard Mourou (Pháp)
và Donna Strickland (Canada) vì những phát minh đột phá trong lĩnh vực vật
lý laser.
Nhà khoa học Frances H. Arnold (Mỹ) cùng nhà khoa học
George P. Smith (Mỹ) và nhà nghiên cứu Gregory P. Winter (Anh)
cùng chia sẻ giải Nobel Hóa học hôm 3/10 với những phương pháp sử dụng nguyên tắc
biến đổi và chọn lọc gen, mang tính ứng dụng cao.
Năm nay, giải Nobel Văn học không được trao vì bê bối
liên quan đến cáo buộc quấy rối tình dục tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy
Điển.
-----------------------
LIÊN
QUAN
BBC Tiếng Việt
RFA
.
RFI
.
VOA
No comments:
Post a Comment