Thúy Linh - BizLIVE
10:34
11/01/2018
BizLIVE
- "Việt Nam cứ nghĩ tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cao xa mà có
những vấn đề đơn giản chúng ta không làm như muốn rút ngắn khoảng cách công nghệ
với thế giới phải nhập khẩu công nghệ ứng dụng vào sản xuất".
Gs.
Trần Văn Thọ, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ, Đại học Waseda,
Tokyo.
Gs.
Trần Văn Thọ, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ, Đại học Waseda,
Tokyo chia sẻ điều này tại Hội thảo chuyên đề Nâng cao năng suất trong bối cảnh
công nghiệp hoá trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2018, diễn ra
sáng 11/1.
Lấy
ví dụ từ Nhật Bản, GS. Thọ cho biết, 60 năm trước, Nhật Bản giống Việt Nam như
bây giờ về cơ cấu GDP, xuất khẩu. Tuy nhiên, trong 20 năm, Nhật Bản đã trở
thành nước công nghiệp hiện đại.
"Mỗi
năm, Nhật Bản tăng trưởng kinh tế 10%, giai đoạn này kéo dài 20 năm, 6.000 ngày
làm thay đổi nước Nhật. Tôi mong Việt Nam thời gian tới sẽ mở ra giai đoạn phát
triển mới, ít là phát triển 10%, trong vòng 4-5 năm", ông Thọ đánh giá.
Theo
GS. Thọ, để đạt được điều này, Nhật Bản đã đẩy mạnh cải thiện năng suất lao động như
trong những năm 1955-1960, Nhật Bản chủ yếu là nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài.
Năng suất tăng nhờ phân bổ lại lao động, tăng quy mô nhà máy và cải tiến công
nghệ.
Liên
hệ Việt Nam, ông Thọ nói: "Tôi không tìm thấy ở Việt Nam có số liệu thống
kê về công nghệ nhập khẩu mỗi năm. Vì vậy, thời gian tới, các bộ ngành liên
quan nên thống kê công nghệ nhập khẩu du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam mỗi
năm bao nhiêu, theo ngành gì".
Hơn
nữa, Việt Nam cứ nghĩ tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cao xa mà có những vấn
đề đơn giản chúng ta không làm như muốn rút ngắn khoảng cách công nghệ với các
nước, phải nhập khẩu công nghệ nước ngoài về ứng dụng vào sản xuất.
Đồng
thời, với Nhật Bản, mỗi kế hoạch chính sách của họ chỉ được thực hiện trong 5
năm, nhưng Việt Nam ông Thọ đánh giá có khi cả 40 năm mới thực hiện một chính
sách.
Chính
vì vậy theo vị giáo sự này, Việt Nam có thể phát triển tốc độ cao, vượt qua bẫy
thu nhập trung bình dễ dàng nếu có chiến lược tận dụng tiềm năng đang có và lợi
thế nước đi sau.
Dư
địa để tăng năng suất là chuyển dịch lao động từ nông sang công nghiệp, từ khu
vực cá thể sang hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện đại, từ tăng qui mô doanh
nghiệp đang quá nhỏ hiện nay. Đồng thời, khuyến khích du nhập công nghệ, kết hợp
với phát triển thị trường vốn sẽ thúc đẩy đầu tư theo hướng cách tân công nghệ,
tăng năng suất.
Cần
phải cải thiện năng suất
Nhìn
vào con số thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ông Ngô Văn Tuấn,
Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết, từ khi đổi mới, mở của, tốc độ
tăng trưởng đi theo xu hướng giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng
kinh tế trung bình đạt 7,51%, đến 2006 -2010 tốc độ giảm 7,02%, 2011-2015 tốc độ
chỉ còn 5,67%. Rõ ràng mô hình tăng trưởng không phù hợp với sự thay đổi của nền
kinh tế.
Trong
đó, ông Tuấn nhấn mạnh, năng suất lao động rõ ràng có vấn đề, căn cứ vào con số
thống kê thấy rất buồn. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động
của Việt Nam năm 2016 “chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia và 36,5% của
Thái Lan. Mỗi lao động của Việt Nam chỉ có năng suất bằng 42,3% của Indonesia,
56,7% của Philippines và đặc biệt là chỉ bằng 87,4% năng suất lao động của Lào.
Điều đáng lo hơn cả là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các
nước vẫn tiếp tục gia tăng”.
Trước
thực trạng này, ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt
Nam, khuyến nghị, để tránh bẫy thu nhập trung bình, phát triển kinh tế bền vững,
Việt Nam cần thiết lập mô hình phát triển kinh tế mới.
Theo
đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần khởi động chiến dịch mang tính toàn quốc để
nâng cao nhận thức, tăng năng suất là yếu tố chính tăng sức cạnh tranh kinh tế
Việt Nam đi kèm hành động cụ thể.
Quan
trọng hơn, ông Umeda Kunio cho rằng, Việt Nam cần tăng cường không chỉ năng suất
của công ty tư nhân mà còn năng suất của chính Chính phủ. Thông qua đó, hỗ trợ
khu vực tư nhân. Làm thế nào để có thể phối hợp nhịp nhàng thủ tục hành chính,
cải cách doanh nghiệp quốc doanh rất quan trọng tới tương lai của đất nước.
GS.
Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia (GRIPS), Nhật Bản cũng đưa ra
các khuyến nghị chính sách nhằm tăng năng suất đối với Chính phủ Việt Nam.
Liệu
Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình? Làm thế nào để các ngành kinh tế
của Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh thông qua nâng cao năng suất.
Sáng
tạo không thể đạt được nếu thiếu sự thay đổi cách nghĩa và phân tích thấu đáo.
Liệu
các doanh nghiệp nhà nước có thể cổ phần hoá khi không cải thiện năng suất và
kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao năng suất?
Đó
là những câu hỏi GS. Ohno đưa ra và cần được sớm trả lời trước khi có những quyết
định quan trọng.
THUÝ
LINH
---------------------------------
Kiều
Mai
- TheLEADER
08:05,
15/01/2018
TheLEADER - Theo
GS. Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong
10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã lãng phí quá nhiều, làm thất thoát nguồn lực
ảnh hưởng đến năng suất lao động.
GS.
Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
Nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng, sự tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua là do số
lượng (nguồn vốn và lao động) chứ không phải bắt nguồn từ chất lượng (năng suất).
Bên
cạnh đó, doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp tư nhân có quy mô quá nhỏ, thiếu
năng lực xuất khẩu, không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu của các công
ty đa quốc gia.
Nguyên
nhân của những hiện trạng trên chủ yếu là do các doanh nghiệp không có khả năng
về vốn để đầu tư vào công nghệ, từ đó không thể nâng cao năng suất lao
động để trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Liên
quan đến năng suất lao động tại Việt Nam, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với GS. Trần
Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng
Chính phủ.
Theo ông, những đặc điểm nào của nền
kinh tế Việt Nam đang ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới năng suất lao động?
GS.
Trần Văn Thọ: Theo
tôi có ba vấn đề lớn.
Thứ
nhất là nguồn lực, đặc biệt là lao động và vốn còn quá nhiều ở vùng có năng suất lao động thấp như nông nghiệp hay
kinh tế cá thể mà hai hình thức này lại chiếm tỷ trọng quá lớn tại Việt Nam.
Khi lao động ở những khu vực quá thấp như vậy thì năng suất của toàn xã hội sẽ
bị thấp đi.
Thứ
hai là có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cá thể. Hiện nay tại Việt
Nam đang khuyến khích phong trào khởi nghiệp nhưng nếu khởi nghiệp ra mà chết
ngay thì không có ý nghĩa gì.
Khởi
nghiệp nhưng phải nuôi dưỡng thành các doanh nghiệp có quy mô. Doanh nghiệp có
quy mô nhất định mới có đủ điều kiện để cải tiến năng suất, đưa vào dây truyền
sản xuất, mua công nghệ mới.
Thứ
ba, Việt Nam hiện chưa tận dụng được công nghệ từ nước ngoài, tức là chưa du nhập
được công nghệ để cải tiến mà điều này chủ yếu là do quy mô doanh nghiệp quá nhỏ,
thành ra không có đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ.
Liên quan đến các chính sách, quy định
thì theo ông, có những bất cập gì tác động đến năng suất lao động hay không?
GS.
Trần Văn Thọ: Việc
doanh nghiệp chưa tiếp cận được với vốn chính là vấn đề liên quan đến chính sách.
Cơ
chế, thể chế hiện nay vẫn còn ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi các
doanh nghiệp này được đặt vị trí quan trọng, sử dụng nhiều vốn, nhiều đất đai
và nhiều nguồn lực khác.
Thế
nhưng các doanh nghiệp này lại lãng phí trong việc đầu tư và làm cho năng suất
lao động bị thấp đi. Đặc biệt trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước lãng phí
quá nhiều khi tập đoàn này tập đoàn kia làm ăn thất thoát, đầu tư ra ngoài
ngành của mình rồi sau đó không có bất cứ ai chịu trách nhiệm về những thiệt hại
đã gây ra.
Điều
này gây lãng phí trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân lại không thể tiếp cận
đươc các nguồn lực trên.
Đối với những bất cập như đã nêu, theo
ông chúng ta cần phải làm gì?
GS.
Trần Văn Thọ: Theo
tôi, có 3 việc cần làm
Thứ
nhất, làm sao công nghiệp hóa mạnh mẽ hơn nữa để lôi kéo, dịch chuyển lao động
từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn.
Thứ
hai, những doanh nghiệp nhỏ gặp vấn đề về huy động vốn, khó khăn trong vấn đề
tiếp cận đất đai để xây nhà máy, công trường thì phải làm sao cho họ vay vốn dễ
dàng hơn với điều kiện dễ dàng hơn.
Thứ
ba, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phải làm cho thị trường vốn, thị trường lao
động, thị trường đất đai hoàn thiện hơn.
Xin
cám ơn ông!
-----------------------------
No comments:
Post a Comment