TS.
Terry F. Buss
10/01/2018 20:00
Những
gì ông Trump đã làm với di sản của ông Obama là tương đối hiếm. Chưa một Tổng
thống nào trong lịch sử lại xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm một cách triệt để
như vậy.
Điều Obama muốn không chỉ là một di sản bình thường,
mà là một di sản giúp ông sánh vai với những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ như
John F. Kennedy và Ronald Reagan, những người ông vẫn coi là hình mẫu.
Đa số các Tổng thống Mỹ trước đây thường tập trung vào
một số chính sách nhất định để khẳng định tên tuổi, nhưng ông Obama triển khai
hàng tá chính sách khác nhau. Trong số đó có rất nhiều chính sách đáng chú ý về
đối ngoại, cụ thể là tại Trung Đông và châu Á.
Tổng thống Barack Obama. Ảnh minh họa
Với việc Tổng thống Donald Trump chuẩn bị khép lại
năm đầu nhiệm kì, đây là thời điểm hợp lý để đánh giá trong một năm vừa qua, yếu
tố nào trong chính sách của ông Obama còn được lưu giữ, và yếu tố nào đã bị
thay đổi hoặc loại bỏ.
Ông
Trump nhậm chức với cam kết sẽ xóa bỏ mọi chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại của
chính quyền tiền nhiệm, và sẽ bắt tay vào làm điều đó ngay từ những ngày đầu cầm
quyền. Và ông Trump đã làm đúng như vậy.
Những gì Trump đã làm với di sản của Obama là tương
đối hiếm. Chưa một Tổng thống nào trong lịch sử lại xóa bỏ di sản của người tiền
nhiệm một cách triệt để như vậy. Ngoài ra, chưa một Tổng thống nào nhậm chức chỉ
để loại bỏ di sản của người tiền nhiệm mà thiếu đi những sáng kiến chính sách mới
để thay thế như ông Trump.
Tại sao lại
như vậy? Một số người cho rằng phân biệt chủng tộc là lý do. Nhưng hàng chục triệu người da trắng trước đây đã bỏ phiếu cho ông
Obama, rất hào hứng với việc ông đắc cử, và muốn ông thành công.
Lý do phù hợp hơn là ông Obama đã chèo lái nước Mỹ
đi quá xa về phía cánh tả, và đây là điều mà đa phần người Mỹ không đồng tình.
Ông cũng thất bại trong việc kêu gọi sự ủng hộ của cả hai đảng trong nhiều
chính sách do ông phát động.
Mức tăng nợ công của Mỹ từ khi ông Obama lên nắm quyền (điểm màu đỏ trên
đồ thị) cho đến khi ông rời Nhà Trắng. Ảnh: BI
Trong nhiệm kì thứ hai tại Nhà Trắng, do quá bất
bình với tiến độ thực hiện chương trình nghị sự, ông Obama đã nhiều lần
"qua mặt" Quốc hội và Tòa án để đạt được mục đích của mình. Ông cắt
giảm sâu chi phí quân sự, và đưa mức nợ công lên mức kỉ lục để chi trả cho
chương trình nghị sự của mình. Hệ quả là nợ công tăng gấp đôi lên mức 20 nghìn
tỉ USD dưới thời Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ.
Câu hỏi đặt ra lúc này là, việc phá hủy di sản đối
ngoại của ông Obama, đặc biệt là tại Trung Đông và châu Á, sẽ ảnh hưởng ra sao
tới di sản của chính ông Trump cũng như chính sách của Mỹ?
QUAN
ĐIỂM TRÁI NGƯỢC
Ông Obama có niềm tin mãnh liệt vào "sức mạnh mềm",
quan điểm cho rằng sức mạnh quân đội chỉ là lựa chọn cuối cùng trong chính sách
đối ngoại, và ngoại giao phải là lựa chọn đầu tiên.
Ông Obama cho rằng Mỹ cần tranh thủ các thể chế đa
phương (NATO) và các tổ chức quốc tế (LHQ) để tạo tác động tích cực mang tính
toàn cầu. Trong tư duy của vị Tổng thống này, những liên minh truyền thống cần
phải được đánh giá lại (thể hiện qua việc coi nhẹ Saudi Arabia và phát triển
quan hệ với Iran). Ngoài ra, Mỹ sẽ "lãnh đạo từ phía sau" và lãnh đạo
bằng cách làm gương cho nước khác, thay vì chủ động đứng ra lãnh đạo.
Ông Obama chỉ hành động nếu điều đó phù hợp với lợi
ích của Mỹ, đồng nghĩa với việc Mỹ rút khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu trên nhiều
mặt trận (Syria, Iraq, Afghanistan). Tổng thống Mỹ thứ 44 cũng gạt phăng chủ
nghĩa biệt lệ (exceptionalism) và thừa nhận Mỹ chính là tác nhân gây ra nhiều bất
ổn trên thế giới (tư tưởng sợ Hồi giáo, và vấn nạn khủng bố).
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters
Ông Obama đề cao cái gọi là "tầm nhìn chiến lược",
cho rằng "chiều dài lịch sử" sau này sẽ chứng minh quan điểm của ông
là đúng đắn, và rằng tư duy vì lợi ích trước mắt sẽ kéo theo nhiều vấn đề.
Ông hành động cẩn trọng và suy xét kĩ lưỡng, thể hiện
qua chính sách "kiên nhẫn chiến lược" đã gián tiếp cho phép Triều
Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Về cơ bản, ông Obama là người theo chủ nghĩa
hiện thực, nhưng không bị gói gọn trong một học thuyết hay hệ tư tưởng nào.
Chính sách đối ngoại của ông đơn giản chỉ là "đừng làm gì ngu ngốc".
Ông Trump không chấp nhận phần lớn cách tiếp cận của
Obama, nhưng cũng giữ lại một phần. Tổng thống thứ 45 muốn rút Mỹ khỏi những
ràng buộc trên trường quốc tế để đặt "nước Mỹ trên hết".
Ông theo trường phái biệt lập, dân tộc chủ nghĩa, và
bảo hộ. Khác với người tiền nhiệm, Tổng thống Trump không chấp nhận chuyển giao
vai trò lãnh đạo cho các thể chế đa phương và tổ chức quốc tế, cho rằng điều đó
sẽ tước đi chủ quyền và độ linh hoạt trong chính sách của các quốc gia. Thay
vào đó, ông Trump có thiên hướng thúc đẩy quan hệ song phương với những đối tác
sẵn sàng hợp tác vì lợi ích chung.
Như sẽ phân tích dưới đây, cả ông Obama cũng như ông
Trump đều không thành công hoặc chưa thành công trong việc xử lý những vấn đề đối
ngoại thiết yếu nhất của Mỹ. Ông Obama tìm cách tránh giao tranh, nhưng rốt cục
lại bị kéo vào hàng loạt các cuộc xung đột. Theo nhiều nhà phân tích hay thậm
chí cả những người ủng hộ ông Obama, di sản "sức mạnh mềm" của ông là
một thất bại thảm hại.
Tổng thống Barack Obama. Ảnh: Getty
Vì lẽ đó mà Tổng thống Trump phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề đối ngoại cần "dọn dẹp", nhưng trước mắt ông lại đang
"đổ thêm dầu vào lửa" khi tạo ra hàng loạt các vấn đề khác.
Chính sách Nước Mỹ trên hết của Trump rốt cục không
đem lại những kết quả như ông đã cam kết khi tranh cử: Ông vẫn phải nhún nhường
Trung Quốc và Nga trong những vấn đề thiết yếu. Hệ quả là không ai hiểu được
chính sách của ông là gì, và liệu những chính sách ấy có ổn định không. Thậm
chí chính đội ngũ hoạch định chính sách đối ngoại của Trump cũng không nắm rõ.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây tuyên bố rằng
Mỹ sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân.
Nhưng sau đó ông Trump ngay lập tức tuyên bố ông sẽ không đối thoại. "Ứng
viên" Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi các cuộc chiến tranh Trung Đông, nhưng
"Tổng thống" Trump lại tiếp nối bước chân của người tiền nhiệm và
tăng cường quân tại Afghanistan. Ông Trump lúc đầu hờ hững với NATO, nhưng sau
đó lại đề cao vai trò của tổ chức này.
CHÍNH
SÁCH VỚI CHÂU Á
Mối đe dọa lớn nhất với Mỹ và an ninh khu vực là
chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Obama không hề có động thái
nào ngăn chặn chương trình này. Trước khi rời nhiệm sở, ông Obama từng nói rằng
Triều Tiên sẽ là vấn đề cấp bách nhất mà ông Trump phải giải quyết. Triều Tiên
đã phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công Washington.
Ông Trump đã đạt được một số tiến triển trong việc
kêu gọi sự trợ giúp của Trung Quốc để khống chế thương mại và áp đặt các lệnh
trừng phạt đối với Triều Tiên. Mặt khác, dù đã nhiều lần tìm kiếm sự ủng hộ từ
phía Nga trong vấn đề này, nhưng ông Trump vẫn chưa thành công.
Ông Obama đã khiến ông Trump rơi vào tình thế không
có nhiều lựa chọn để ngăn chặn Triều Tiên, ngoại trừ phương án chiến tranh. Hiện
nay, tất cả các bên đều đang thể hiện quan điểm cứng rắn và chờ xem bên nào sẽ
phải "xuống nước" trước.
Lãnh đạo các nước thành viên TPP trước đây. Ảnh: Wikipedia Commons
Với ông Obama, hiệp định thương mại tự do xuyên Thái
Bình Dương (TPP) là một điểm nhấn trọng tâm trong di sản của ông. Ông không có
được sự ủng hộ của Quốc hội, kể cả từ phía đảng Dân chủ, và cả ông Trump lẫn bà
Hillary Clinton đều cam kết rút Mỹ khỏi hiệp định này.
Nhưng việc rút Mỹ khỏi TPP phải nói là một trong những
sai lầm đối ngoại lớn nhất trong nhiều năm qua, và ông Trump xứng đáng phải hứng
chịu chỉ trích vì điều này. Giờ đây ông sẽ phải đàm phán 10 hiệp định song
phương riêng biệt, nhưng quan trọng hơn, Tổng thống Trump đã nhường lại quyền lực
trong khu vực cho Trung Quốc. Thương mại là một đòn bẩy quan trọng trong đàm
phán với Trung Quốc và tranh chấp trên Biển Đông, nhưng giờ nó đã không còn.
Chí ít thì vấn đề Triều Tiên hiện nay cũng giúp Mỹ gần
gũi hơn với Hàn Quốc và Nhật Bản trong vấn đề an ninh. Tuy nhiên, ông Trump vẫn
phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng chưa được giải quyết liên quan đến
thâm hụt thương mại với cả hai đồng minh nói trên.
Ông Obama chưa xử lý vấn đề này, bởi ông hi vọng rằng
TPP sẽ là chìa khóa giải quyết các vấn đề thương mại trong khu vực. Nhưng một
phần lý do TPP thất bại là do lỗi của Obama: ông chưa dùng hết sức vận động Quốc
hội thông qua hiệp định này.
Ông Trump đã và đang gây áp lực lên Trung Quốc về mức
thâm hụt thương mại khổng lồ giữa hai nước. Trung Quốc đã đáp lại bằng một số
điều chỉnh thương mại nhỏ và tăng cường đầu tư vào Mỹ.
Nhưng liên quan đến các vấn đề khác trong quan hệ với
Trung Quốc, ông Trump cũng bất lực hệt như người tiền nhiệm.
Trung Quốc vẫn tiếp tục xây đảo nhân tạo trái phép
trên Biển Đông và triển khai tên lửa, radar và máy bay quân sự trên các đảo
này; đồng thời đe dọa khiến Philippines không dám tuyên bố chủ quyền với các đảo
thuộc lãnh hải của nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trung Quốc cũng cam kết sẽ chấm dứt các hoạt động
gián điệp mạng nhắm vào chính phủ, quân đội, và doanh nghiệp Mỹ; tôn trọng quyền
sở hữu trí tuệ; và thúc đẩy nhân quyền. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa
thực hiện những cam kết này.
Về vấn đề Đài Loan, ông Trump vẫn phân vân giữa bảo
vệ Đài Loan và cho phép Trung Quốc tấn công Đài Loan. Ngay chính Đài Loan cũng
không rõ chính sách của ông Trump là gì.
Cả ông Trump lẫn ông Obama đều đứng yên nhìn Trung
Quốc độc chiếm các tuyến đường thương mại kết nối Trung Quốc với các thị trường
châu Âu, châu Phi, và Trung Đông. Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc
sẽ tạo điều kiện cho nước này chiếm lĩnh vị thế độc quyền thương mại trên phần
lớn địa cầu.
Ông Obama cũng có những đánh giá sai lầm về Myanmar,
khi cho rằng việc đảng của bà Aung San Suu Kyi đắc cử nghị viện sẽ giúp Myanmar
hạn chế quân luật và đưa đất nước này sang trang mới. Nhưng hiện nay, đã có khoảng
650.000 người thuộc cộng đồng thiểu số Rohingya phải sang Bangladesh tị nạn, và
7.000 người khác thiệt mạng. Tổng thống Trump cũng chưa xử lý được vấn đề này.
Quan hệ Mỹ-Campuchia cũng đi xuống dưới thời Trump.
Đáp trả những chỉ trích từ chính quyền Trump, Campuchia nói rằng họ không còn cần
viện trợ từ Mỹ, và xích lại gần hơn với Trung Quốc.
Điều quan trọng là cả ông Obama và ông Trump đều
đánh giá Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực. Cả hai vị Tổng thống
đã xây dựng một mối quan hệ vững chắc với Việt Nam trong 9 năm qua.
Trên thực tế, cả ông Obama và ông Trump đều chưa
"xoay trục châu Á" một cách hiệu quả. Hệ quả là họ đã để Trung Quốc
khẳng định vị thế cường quốc "cầm trịch" tại châu Á - Thái Bình
Dương. Các chính quyền trong tương lai sẽ không thể lấy lại được vị thế này cho
Mỹ.
CHÍNH
SÁCH VỚI TRUNG ĐÔNG
Tổng thống Obama dường như không mấy thành công tại
Trung Đông.
Ông Obama đã rút được quân khỏi Iraq, nhưng điều đó
đã mở đường cho Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy và gieo rắc khủng bố trên khắp
Trung Đông cũng như cả phương Tây. Ông Obama buộc phải giữ quân ở Afghanistan
dù không hề muốn, nhưng lực lượng Taliban vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ nước
này.
Ông Obama phát động một cuộc chiến tranh tại Libya
nhưng thất bại, và Mỹ phải rút quân khi chưa thể ổn định tình hình tại đây. Và
Libya giờ vẫn đang nội chiến.
Ông Obama đã đánh giá sai phong trào dân chủ Mùa
xuân Arab tại các nước Trung Đông. Ông thất bại trong việc hậu thuẫn phe nổi dậy
tại Iran và Ai Cập, và chọn nhầm bên để hậu thuẫn ở Yemen. Hệ quả là Ai Cập giờ
đã quay lưng với Mỹ; Yemen vẫn nội chiến; và Iran đang gây bất ổn cho toàn khu
vực.
Tổng thống Barack Obama. Ảnh minh họa
Hơn 400.000 người đã thiệt mạng trong nội chiến
Syria, và hàng triệu người đã phải sang Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, và các nước phương
Tây để tị nạn, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhập cư. Ông Obama đã bị chỉ trích
vì không có những hành động cứu vãn tình hình. Thêm vào đó, ông Obama cũng để
Syria rơi vào tay Iran và Nga, hai nước hiện nay đang củng cố vị thế vững chắc
trong khu vực với sự hiện diện quân sự vượt trội.
Việc làm khó hiểu nhất của ông Obama là tạo điều kiện
cho Iran củng cố vị thế trong khu vực. Ông Obama không ngăn chặn việc Iran hậu
thuẫn quân chính phủ Syria. Ông Obama cũng không coi trọng quan hệ với Israel,
một đồng minh lâu năm của Mỹ, và thay vào đó lại ủng hộ người Palestine.
Iran là đồng minh của phong trào Hamas tại Palestine
và là nước hậu thuẫn lực lượng Hezbollah ở Li-băng. Tổng thống Obama cũng làm rạn
nứt quan hệ với Saudi Arabia, một quyền lực quan trọng trong khu vực.
Tư duy của Obama là nếu ông tạo điều kiện để Iran tập
hợp lực lượng đủ mạnh để đối trọng với liên đoàn Arab của Saudi Arabia, thì cán
cân quyền lực tại Trung Đông sẽ được cân bằng. Nhưng đây là sai lầm nghiêm trọng.
Trung Đông giờ trở thành chiến trường chiến tranh ủy nhiệm giữa Saudi Arabia và
Iran, mà Yemen là một ví dụ điển hình.
Sở dĩ ông Obama theo đuổi tư duy cân bằng quyền lực
nói trên là bởi ông muốn kí hiệp định trì hoãn chương trình phát triển vũ khí hạt
nhân của Iran trong 10 năm tới. Chỉ vì quá muốn kí được hiệp định này mà ông
Obama sẵn sàng khiến tình hình khu vực trở nên tồi tệ hơn.
Tổng thống Trump không đồng tình với cách tiếp cận của
người tiền nhiệm trong vấn đề Syria, khi tất cả những gì ông Obama làm là triển
khai một chiến dịch không kích hời hợt và điều động quá ít binh sĩ tới thực địa.
Ông Obama cũng kiểm soát cuộc chiến từ Nhà Trắng, khiến sức mạnh quân sự của Mỹ
trở nên thiếu hiệu quả trước IS và quân chính phủ Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Vua Ả rập Saudi Salman. Ảnh: AP
Mặt khác, ông Trump tăng quân số tại Iraq và Syria,
và trao nhiều quyền tự quyết hơn cho tướng lĩnh trên thực địa. Tổng thống Trump
cũng ra lệnh không kích một sân bay của Syria, nơi máy bay của quân chính phủ
Syria xuất kích và sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào phe nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.
Ông Trump cũng hỗ trợ người Iraq và người Kurd đánh đuổi IS ra khỏi khu vực chỉ
sau vài tháng cầm quyền.
Tổng thống Trump cũng tìm cách phá bỏ hiệp định hạt
nhân Iran, và thành công trong việc tăng cường các lệnh trừng phạt với quốc gia
này. Nhưng ông Obama đã "chia sẻ" trách nhiệm kiểm soát hiệp định cho
cả EU và Nga, do đó ông Trump trong thế bị "trói tay" sẽ khó lòng đạt
được mục đích của mình.
Bên cạnh đó, ông Trump cải thiện quan hệ với Saudi
Arabia và ủng hộ nước này trong cuộc chiến chống lại phe Houthi do Iran hậu thuẫn
ở Yemen. Ông Trump cũng cải thiện quan hệ với Israel, và mới đây đã chỉ thị
chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv sang Jerusalem, một hành động đi
ngược lại với sự ủng hộ của ông Obama với người Palestine.
Quan hệ giữa Mỹ với một nước lớn khác trong khu vực
là Thổ Nhĩ Kỳ cũng khá "phập phù" dưới thời cả Obama lẫn Trump. Nhưng
Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình Trung Đông và giải
quyết vấn đề người tị nạn Syria.
Ông Obama đã tìm cách sửa chữa sai lầm tại Syria bằng
việc đề xuất nhận hàng nghìn người nhập cư Syria mà chỉ phải qua kiểm duyệt sơ
lược. Nhưng nay, Tổng thống Trump đã thành công trong việc ngăn chặn dòng người
nhập cư từ 6 nước Arab (trong đó có Syria).
Như vậy, mớ hỗn độn tại Trung Đông vẫn chưa thể được
kiểm soát. Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn giống như người
tiền nhiệm trong việc rút khỏi khu vực này.
CHI
TIÊU QUÂN SỰ
Với việc đã chuyển giao trách nhiệm cho các chủ thể
khác, ông Obama cho rằng Mỹ không cần thiết phải có quân đội hùng mạnh, và cắt
giảm sâu chi tiêu cho lĩnh vực này. Ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ giảm 17%, từ
691 tỉ USD trong năm 2009 xuống còn 580 tỉ USD trong năm 2016. Quân số giảm từ
580.000 trong năm 2012 xuống còn 490.000 trong năm 2016. Trước đây, cựu Tổng thống
Jimmy Carter đã từng có những cắt giảm tương tự sau cuộc chiến của Mỹ tại Việt
Nam.
Tổng thống Trump nhận thấy chi tiêu quân sự đã bị cắt
giảm quá mức, khiến Mỹ không thể thực hiện những cam kết trên toàn cầu. Ông
Reagan trước đây cũng có suy nghĩ tương tự sau khi thay thế ông Carter.
Mới đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật ngân sách
quốc phòng trị giá 700 tỉ USD, cho phép quân đội Mỹ tuyển mộ thêm 20.000 binh
sĩ, mua thêm 90 chiến đấu cơ hiện đại, thêm 1 tàu sân bay, cùng nhiều sự bổ
sung khác.
Tuy nhiên, đạo luật này chỉ có hiệu lực thực sự nếu
Quốc hội gỡ bỏ mức trần chi tiêu được quy định trong đạo luật kiểm soát ngân
sách 2011, và phe Dân chủ thì vẫn muốn sử dụng ngân sách vào các chương trình
quốc nội khác. Cá nhân ông Trump muốn tăng cường chi tiêu quân sự để khôi phục
sức mạnh của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Trớ trêu ở chỗ, ông Trump muốn tăng cường sức mạnh
quân đội dù ông thừa nhận mình là người theo chủ nghĩa biệt lập. Có vẻ như ông
Trump sẽ phụ thuộc nhiều vào sức mạnh cứng như những người tiền nhiệm, kể cả
Obama.
Sở dĩ nói cả ông Obama là bởi dù rất muốn tránh
không tham gia giao tranh, và thậm chí cắt giảm mạnh chi tiêu quân sự, nhưng nước
Mỹ dưới thời ông Obama vẫn can dự quân sự tại Libya, Syria, Yemen, Afghanistan,
Pakistan, và Iraq. Tổng thống Trump sẽ tiếp nối điều đó bằng việc tái thiết sức
mạnh quân sự, và có lẽ ông sẽ cần điều đó để chống lại Triều Tiên và Iran.
TÁI
CƠ CẤU BỘ NGOẠI GIAO
Với cách tiếp cận ưu tiên sức mạnh mềm, ông Obama chỉ
định các cán bộ Ngoại giao Mỹ tập trung vào các vấn đề toàn cầu như biến đổi
khí hậu, giảm leo thang vũ khí hạt nhân, nhân quyền,... Dù ông Obama đã rời nhiệm
sở, nhưng trong bộ Ngoại giao vẫn còn nhiều người ủng hộ ông, và những người
này, chủ yếu thông qua hình thức tiết lộ thông tin cho báo chí, tiến hành
"phản kháng" Tổng thống Trump và các quan điểm chính sách của ông.
Ông Trump đáp trả bằng cách lập tức cắt giảm 30%
ngân sách bộ Ngoại giao, một mức giảm rất lớn. Nhiều cán bộ do ông Obama bổ nhiệm
đã từ chức hoặc bị gây áp lực phải ra đi. Ngoại trưởng Tillerson tiến hành cơ cấu
lại bộ Ngoại giao bằng cách không bổ nhiệm người thay thế một số vị trí còn trống,
và cho người kiêm nhiệm những vị trí còn trống khác. Ông Tillerson đã rất khôn
ngoan khi giao việc tái cơ cấu cho chính các cán bộ Ngoại giao đảm nhiệm, để
khiến họ tự nhận thấy sự cần thiết của việc này. Nhưng ông đã không thành công.
Ông Trump gặp Tổng thống Palestine bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ, tháng
9/2017. Ảnh: AP
Việc ông Trump phá hủy di sản của ông Obama khiến Mỹ
giờ đây không có đại sứ tại ASEAN, Australia, Cuba, Ai Cập, EU, Jordan, OECD,
Qatar, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều vị trí khác tại LHQ.
Và cuối cùng, ông Trump kêu gọi cắt giảm 37% kinh
phí hỗ trợ nước ngoài, tác động trực tiếp đến các chương trình y tế toàn cầu,
gìn giữ hòa bình, và công tác của nhiều ủy ban thuộc LHQ. Nhưng điều quan trọng
là Fulbright, chương trình cung cấp học bổng du học tại các trường đại học Mỹ,
vẫn được giữ nguyên. Ông Trump cũng giữ lại nguồn ngân sách cho Đại học
Fulbright tại Việt Nam, vốn do cựu Ngoại trưởng John Kerry vận động.
AN
NINH QUỐC GIA
Các cơ quan an ninh quốc gia đóng vai trò thiết yếu
trong chính sách đối ngoại Mỹ. Ông Obama chủ yếu sử dụng các cơ quan này vào mục
đích dập tắt khủng bố toàn cầu, thậm chí còn thu thập thông tin tình báo đối với
chính người dân Mỹ.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, cựu Đại sứ Mỹ
tại LHQ Samantha Power, và cố vấn Tổng thống Ben Rhodes đang bị Quốc hội Mỹ điều
tra vì cáo buộc sử dụng thông tin tình báo về các cố vấn của ông Trump để tác động
vào chiến dịch tranh cử của ông trùm bất động sản. Ông Rhodes cũng chính là
"quân sư" đứng sau chiến lược sức mạnh mềm của cựu Tổng thống Obama.
Thêm vào đó, ông Obama chỉ bổ nhiệm những nhân vật
trung thành và ủng hộ chương trình nghị sự của mình vào đội ngũ cố vấn an ninh
quốc gia cấp cao. Trong chiến dịch tranh cử cũng như trong thời gian đầu nhiệm
kì của ông Trump, các nhân vật nói trên đã liên tục tiết lộ thông tin mật để
bôi nhọ Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Phó Tổng thống Mike Pence, Tổng thống Donald Trump và cố vấn an ninh quốc
gia H.R. McMaster dùng bữa trưa với một số quân nhân tại Nhà Trắng. Ảnh: Nhà Trắng
Ông Trump đáp trả bằng cách "điểm mặt chỉ
tên" những quan chức nói trên và liên tục chỉ trích các cơ quan an ninh quốc
gia như CIA, NSA,... làm việc thiếu hiệu quả và tràn ngập tham nhũng.
Việc công kích cộng đồng tình báo khiến ông Trump
không có được những thông tin cần thiết để đưa ra các quyết sách đối ngoại quan
trọng tại các điểm nóng. Mới đây, ông Mike Morell, cựu quyền giám đốc CIA dưới
thời Tổng thống Obama, phát biểu cho rằng dường như cộng đồng tình báo đã đi
quá xa trong việc chống lại ông Trump.
TƯƠNG
LAI
Ông Obama đã thất bại trong triển khai các chính
sách mang tính di sản về đối ngoại, và rốt cục trở thành một "Tổng thống
chiến tranh". Ông Trump, với mục tiêu phá hủy di sản của ông Obama, rốt cục
lại đang đi theo những đường lối có sẵn của người tiền nhiệm tại Trung Đông và
châu Á, ngoại trừ một số chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống lại IS.
Ông Trump dường như đã bị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình "cảm hóa", và thất bại trong việc kiểm soát tầm ảnh hưởng cũng
như các chính sách thương mại của Trung Quốc.
Ông Trump bảo vệ Nga trước những cáo buộc can thiệp
vào cuộc bầu cử năm 2016, để rồi bị Tổng thống Nga Vladimir Putin lợi dụng
trong các vấn đề Triều Tiên và Syria. Và như đã nói ở trên, hai cơ quan có vai
trò lớn nhất trong chính sách đối ngoại là bộ Ngoại giao và CIA lại đang bị ông
Trump cho vào "sổ đen".
Có lẽ nước Mỹ sẽ phải trải qua 12 năm liên tiếp với
đầy rẫy những thảm họa đối ngoại...
*
For English version, click here.
*
Xem bản gốc bài viết bằng tiếng Anh tại đây.
TS. Terry F. Buss
---------------------
theo Trí
Thức Trẻ
No comments:
Post a Comment