Tin
trong nước
Về tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa
Báo
Người Việt bình luận: Sợ dân phẫn nộ, CSVN hoãn chương trình nghệ thuật của Trung
Quốc. Đảng Cộng sản tính để một đoàn nghệ thuật từ Trung Quốc đến biểu
diễn ở Việt Nam đúng ngày tưởng niệm 44 năm người Việt mất chủ quyền ở quần đảo
Hoàng Sa. Tuy nhiên, “trước những đả kích kịch liệt trên mạng xã hội,
nhà cầm quyền CSVN phải hoãn chương trình của Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông của
Trung Quốc vì trùng vào ngày Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa”.
Tác
giả cho biết: “ban quản lý Nhà Hát Lớn Hà Nội đề nghị văn phòng Bộ Văn
Hóa-Thể Thao-Du Lịch, Cục Hợp Tác Quốc Tế báo cáo lãnh đạo bộ, đồng thời thông
báo cho đại sứ quán nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Việt Nam biết về sự cố
trên để có phương án xử lý kịp thời”.
Ngày
19 Tháng Giêng, 2017, người dân tại Hà Nội tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH
tử trận trong trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa ngày 19 Tháng Giêng, 1974. Ảnh:
Getty Images/AFP/NV
Nhà
nghiên cứu Trần Trung Đạo đặt câu hỏi: Ai dâng đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng? Chính là
những cựu lãnh đạo của đảng chính trị luôn xem Trung Quốc là “bạn vàng”: “Chẳng
những ký, đăng báo Nhân Dân mà còn cử đại sứ Nguyễn Khang đến trao tận tay Thứ
Ngoại Trưởng Trung Cộng Cơ Bằng Phi”.
Nhà
báo Huỳnh Ngọc Chênh đặt câu hỏi: Thỏa thuận chung?Hai tiến trình song song: số người
muốn tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa 1974 càng lúc càng giảm vì an ninh, công an
liên tục gây khó dễ, Đảng Cộng sản thì luôn chú ý để “bạn vàng” sang biểu diễn
vào những dịp rất nhạy cảm. “Phải chăng kế hoạch đó là bước triển khai
cụ thể một nội dung trong hàng loạt nội dung nằm trong thỏa thuận chung mà ông
Nguyễn Phú Trọng đã ký với Tập Cận Bình?”
Facebooker
Nguyen Pham Xuan viết: Tối qua là vậy, còn tối nay? “Tối nay
(20/1/2018) có tin đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) sẽ có cuộc diễn tại
Trung tâm Văn hóa Trung Quốc (đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Hà Nội). Nghe tin là
khán giả bắt buộc phải đi. Đâu như Đại học Văn hóa Hà Nội bị lệnh cử 500 sinh
viên đến dự. Nhà trường đã phải lệnh cho các khoa điều sinh viên đến”.
Nhà
văn Nguyễn Quang Lập bình luận: Tinh thần… văn gừng!“Nghe đồn ngoài nớ đồn vô, từ
fb Nguyen Pham Xuan, tại đây ( Không rõ Hà Nội hay Bộ văn hoá) đang nêu cao
tinh thần văn gừng rất chi là đặc sắc: khán giả bắt buộc phải đi xem”.
Mời
đọc thêm: Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích tàu Mỹ áp sát bãi cạn tranh
chấp trên Biển Đông (DT). Mời đọc lại: Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho Mao
Trạch Đông (FB Trần Trung Đạo).
“Lỗi hệ thống”
Chuyện
lạ trong bộ máy công quyền tỉnh Quảng Trị: 57 người trong một sở không có bằng THPT, báo Dân Việt
đưa tin. Bài viết dẫn thông tin từ “kết quả kiểm tra, rà soát văn bằng
chứng chỉ của cán bộ, công chức, viên chức Sở NNPTNT Quảng Trị”: trong số
484 cán bộ được kiểm tra, “có đến 57 người không có bằng tốt nghiệp THPT”.
Có 54 cán bộ khẳng định bằng tốt nghiệp của họ… cùng thất lạc!?
Nhờ
quy trình chọn người “hồng hơn chuyên”, cán bộ không có bằng cấp vẫn được làm
lãnh đạo: “trong 57 người không có bằng tốt nghiệp THPT có nhiều người
là lãnh đạo như ông Lê Quang Ánh – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
ông Trần Văn Tý – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; ông Nguyễn Xuân Lợi –
Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở NNPTNT Quảng Trị; ông Phạm Xuân Tuyên
và Hoàng Minh cùng làm Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi”.
LS
Lê Văn Luân bình luận về nhóm cán bộ “hồng hơn chuyên” ở Sở NNPTNT Quảng Trị: Những điều chua chát. Tác giả đặt ra một câu hỏi, mà
câu trả lời thỏa đáng có thể “chạm nọc” những lãnh đạo đang cố gắng duy trì thể
chế toàn trị ở Việt Nam: “Chẳng lẽ chúng ta cứ mãi phải chấp nhận và chứng
kiến những cảnh quan chức, cán bộ dùng bằng giả để tiến thân và leo cao, đông đảo
số khác không có bằng cấp mà vẫn ung dung an vị đến hết đời, trong khi hàng
ngàn vạn người phải ly hương đi mưu sinh hoặc tìm kiếm cơ hội cống hiến ở nước
ngoài?”
Báo
Người Lao Động đưa tin: Vụ cán bộ “vẽ” thêm 150 cây keo trên đất của dân ở Nghệ An:
Hủy bỏ kết quả kiểm đếm. Lãnh đạo UBND TP Vinh đã quyết định hủy bỏ “phương
án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt đối với hộ Nguyễn
Hữu Hùng”. Trước đó, cán bộ thực hiện kiểm đếm tài sản đã… “tặng” cho đất
ông Hùng 150 cây keo, tương đương với 11 triệu đồng tiền bồi thường.
Ông
Nguyễn Hữu Hùng, người được cán bộ “tặng” cây, khẳng định: “trên phần đất
của ông, không có cây keo nào. Việc làm nói trên là cố ý làm trái, gây thiệt hại
cho ngân sách. Ông Hùng cũng phản ánh việc kiểm đếm không có sự tham gia của
ông”.
Mời
đọc thêm: “Cán bộ biến quyền lực thành của mình để ban phát, xin cho” (DT).
– 57 cán bộ Sở ở Quảng Trị thất lạc bằng cấp 3 (VNN).
– Đà Nẵng kỷ luật hàng loạt cán bộ chủ chốt (VnEconomy).
– Hàng ngàn lãnh đạo “mất ghế” sau sáp nhập trung tâm y tế (Infonet).
– Bóc trần các thủ đoạn trong ‘chạy chức, chạy quyền’ (PLTP).
– Có một số cán bộ cấp cao còn tiếp tay cho “chạy chức, chạy
quyền”(KTĐT). – Bổ nhiệm nhân sự TP Hải Phòng, TPHCM và 7 địa phương (LĐ).
– Bổ nhiệm cán bộ: Chạy ai? Ai chạy?(NLĐ). – Hết
đường chạy! (PLP).
Nhìn lại 10 ngày diễn ra “phiên tòa lịch
sử”
Báo
VnExpress đặt câu hỏi: Ông Đinh La Thăng đã khai thế nào trong 10 ngày bị xét xử. Theo
bài viết, “suốt 10 ngày xét xử, tới tận lúc nói lời sau cùng, ông Thăng
đều chỉ nhận “quá quyết liệt, nôn nóng” trong quá trình thực hiện khiến cấp dưới
vì vậy mắc sai phạm”. Một mặt, ông Thăng nói: “mức án nào cũng xin
chấp nhận”, mặt khác, ông từ chối mọi lời cáo buộc từ phía đại diện
VKS, “chưa một lần nhận có hành vi cố ý làm trái như quy kết của các cơ
quan tố tụng”.
“Học
tập” từ cấp trên, ông Trịnh Xuân Thanh “cũng chối đến cùng khi bị cáo
buộc chủ mưu vụ rút ruột 13 tỷ đồng tại dự án Vũng Áng – Quảng Trạch và chiếm
hưởng hơn 4 tỷ, dù các bị cáo và cả lái xe đều nói ông đã nhận tiền”.
Bị
cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN/VNE
Báo
Người Đưa Tin bàn về phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm: “Lời cuối
cùng lạ lùng”. ĐBQH Phạm Văn Hòa bình luận màn khóc nhận lỗi của Trịnh Xuân
Thanh: “dù lý do gì tôi cũng thấy lạ lùng, nực cười, nói để mà nói chứ
không ai chấp nhận được. Trịnh Xuân Thanh làm như quan tòa là người dễ
qua mặt, tôi thấy lời cuối cùng đó thể hiện rõ sự ma cô của cá nhân ông
này”.
ĐBQH
Nguyễn Hoàng Mai cho biết: “Tôi không ủng hộ những luồng ý kiến cố tình
bẻ hướng thông tin bênh vực ông Đinh La Thăng, càng không nên biến người đang
có tội thành người hùng. Cần mô tả chân thành, không bóp méo sự thật, xử lý
đúng người đúng tội”.
Mời
đọc thêm: Vụ xử ông Đinh La Thăng: Không phải danh vọng, đây mới là mất
mát lớn nhất (DV). – Tâm điểm: Phiên tòa xử ông Đinh La Thăng (PLTP).
– Phía sau lời xin lỗi muộn màng của ông Đinh La Thăng tại tòa
án (ĐS&PL). – Ông Đinh La Thăng đã khai thế nào trong 10 ngày xét xử? (DV).
– Tản mạn về những giọt nước mắt cho Đinh La Thăng (TD).
Vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2
Báo
Kinh Tế Đô Thị bàn về Kỷ lục những con số trong các phiên xử giai đoạn 2 đại án
VNCB. Hầu hết các “giám đốc”, “tổng giám đốc” của các “công ty ma” do
Phạm Công Danh lập ra đều là người làm thuê, nhưng họ đã giúp ông Danh “vay
tiền của các Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) 1.800 tỷ đồng,
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) 1.666,8 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển (BIDV) 4.700 tỷ đồng”.
Tại
tòa, bị cáo Phạm Công Danh nhấn mạnh tình tiết: “tại kết luận điều tra
về TrustBank mới đây, Công ty Phương Trang chỉ nợ 3.936 tỷ đồng, nhưng bà Phấn
ghi nợ TrustBank đến 9.437 tỷ đồng”. Theo ông Danh, đây là nguyên nhân
chính khiến VNCB lâm vào khủng hoảng sau khi tiếp nhận TrustBank, đến mức NHNN
phải mua lại VNCB với giá 0 đồng.
Trang
VietNamNet có bài: Mắc bệnh ‘nhà giàu’, đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công
Danh. Bài viết lưu ý: “Là một trong những vụ đại án kinh tế
liên quan tới ngành tài chính đình đám nhất cả nước, đại án Phạm Công Danh khiến
nhiều đại gia liên lụy”. Ông Trần Bắc Hà và bà Hứa Thị Phấn, 2 trong số nhiều
đại gia được “triệu tập tới tòa với tư cách làm chứng hoặc người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan”, đều cùng mắc “bệnh nặng” trong thời gian tòa xử vụ
án VNCB giai đoạn 2.
Mời
đọc thêm: Sacombank thu giữ gần 700 tỷ đồng tài sản liên quan đến ông
Phạm Công Danh (TL). – Sacombank xử lý loạt tài sản đảm bảo của vợ chồng ông Phạm
Công Danh (VTC).
Giá xăng và lộ trình “tận thu”
Nhà
báo Ngô Nguyệt Hữu viết về: Cái xăng lăng nhăng cái thuế. Cùng với xu hướng tăng
của giá xăng là lộ trình tăng thuế phí, người giàu sẽ không thể giàu hơn, người
nghèo không thể nghèo thêm nữa. “Khi người giàu trở thành người nghèo, chúng ta
hoàn toàn có thể yên tâm về một xã hội ai cũng như ai”. Đấy chính là “thiên đường
XHCN” mà khối cộng sản Liên Xô – Đông Âu suýt đạt được.
Facebooker Nhân Thế Hoàng bàn về nghịch lý của giá xăng ở Việt
Nam: “dù giá dầu thế giới có tăng hay hạ thì người tiêu dùng
cũng chẳng được lợi gì”. Lúc giá dầu thế giới giảm, “thì Việt Nam lại
giảm thu ngân sách từ việc xuất khẩu dầu thô, nhà máy lọc dầu phải ngưng hoạt động
do chi phí sản xuất cao hơn giá thị trường”. Lãnh đạo phải giữ giá xăng ở mức
cao để duy trì nguồn thu ngân sách.
Đến
lúc giá dầu thế giới tăng, “thì họ lại bảo tăng theo cho phù hợp với xu
thế của thị trường thế giới. Đằng nào thì người tiêu dùng chúng ta cũng là những
người chịu thiệt cuối cùng”.
Facebooker Duy Tu Ha phân tích về diễn biến giá xăng: “Vì
tăng thu ngân sách khó khăn mà tháng 4 năm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến
Dũng đã có dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trình Quốc hội, dự là sẽ đánh
thuế Bảo vệ môi trường lên xăng dầu đến 8000 đồng/lít bị dư luận phản ứng mạnh
mẽ và coi như “êm” từ đó đến nay. Còn thực sự giá xăng có “êm” không thì mời
các bạn xem tôi thống kê các mốc xăng từ tháng 7 đến nay nhé!”
Diễn
biến tăng giá xăng. Ảnh: FB Duy Tu Ha
Mời
đọc thêm: Giá xăng dầu hôm nay 20/1: Ngược đà thế giới, xăng dầu Việt
Nam tăng giá (VNM). – Vẫn để doanh nghiệp tự định giá “xăng cao cấp” A95 (LĐ).
– Cần đa dạng nguồn cung ethanol (PT).
Nhân quyền ở Việt Nam
Nhân
dịp các lãnh đạo Việt Nam công bố sách về quyền con người, Facebooker Phạm Lê
Vương Các viết: Phản hồi sách trắng của Bộ Ngoại giao về “Thúc
đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam”. Sách trắng về nhân quyền ở Việt
Nam chỉ nói về những “thành tựu”, mà ít nói về chuyện đàn áp nhân quyền, “Sách
trắng không tiến hành phân tích, đối chiếu các quy định pháp luật Việt Nam về
quyền con người có phù hợp tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế hay không”.
Tác
giả lưu ý: “Gần đây nhất, chỉ một tháng trước khi Sách trắng được công
bố, Đảng đã ban hành Quy định 102-QĐ/TW về kỷ luật đảng viên, nêu rõ: Đảng viên
sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ nếu đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân
lập’, ‘xã hội dân sự’, ‘đa nguyên, đa đảng’.” Các từ khóa này, vốn gắn
liền với các nền chính trị đa nguyên, đều có thể thúc đẩy nhân quyền, nhưng sẽ
gây tổn hại đến quyền toàn trị của Đảng Cộng sản.
Chuyện
nghịch lý của một nhà nước không thể bảo đảm tính độc lập của ngành tư pháp
nhưng lại muốn “quảng cáo” về nhân quyền: “Vị thế luật sư ngày càng suy
yếu khi Bộ luật Hình sự 2015 vừa có hiệu lực quy định luật sư sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự nếu không tố giác thân chủ phạm tội an ninh quốc gia hoặc
các tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Trang
Thanh Niên Công Giáo viết: Việt Nam ra sách ca ngợi về “thành tựu nhân quyền”.
Thêm một nghịch lý ở Việt Nam: “Sau một năm tiền hành chiến dịch bắt bớ
đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền cách tàn bạo, nhà cầm quyền Việt Nam vừa
ra mắt một cuốn sách phát hành ba thứ tiếng, để tự ca ngợi ‘thành tựu nhân quyền’
của mình”.
“Thành
tựu” về nhân quyền của chính quyền Việt Nam: “Trong 14 tháng qua, công
an Việt Nam đã bắt giam ít nhất 28 người về các tội danh liên quan tới “an ninh
quốc gia”. Ít nhất 119 người đang phải thi hành những án tù dài hạn vì bày tỏ
quan điểm chỉ trích nhà cầm quyền, biểu tình ôn hòa”.
Chuyện “trồng người” ở Việt Nam
Nhân
dịp Bộ trưởng Giáo dục phát biểu: Chất lượng hiệu trưởng rất có vấn đề, TS Chu Mộng
Long viết: Vấn đề là mọi cấp đều rất có vấn đề. Vấn đề lớn nhất
và là nguyên nhân chính khiến nền giáo dục ngày càng sa sút: “các dự án
đổi mới của Bộ rất có vấn đề. Dự án này chồng chất lên dự án kia, tiêu ngốn
hàng ngàn ngàn tỉ nhưng gần như chưa có tổng kết, đánh giá đúng hiệu quả dự án.
Cho nên dù thất bại mà vẫn không rút ra được điều gì, cứ nhắm mắt làm tới”.
TS
Long phân tích trách nhiệm của các lãnh đạo ngành giáo dục: “các lãnh đạo
Sở, Phòng giáo dục rất có vấn đề. Từ giám đốc Sở, Phòng đến chuyên viên Sở,
Phòng cứ máy móc chỉ đạo áp dụng cái mới mà không phản biện, không sáng tạo, ép
giáo viên làm theo mà không cần biết hiệu quả”.
Báo
Giáo Dục Việt Nam có bài: Tiền đâu nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm, cơ chế
nào ngăn chặn lạm thu? Cô giáo Phan Tuyết cho biết: “khá
nhiều người lại tỏ ra băn khoăn, lo lắng vì ngoài cách tổ chức giảng dạy ở trường
sao cho hiệu quả còn phải tổ chức cho các em đi tham quan dã ngoại, đi vào thực
tế”. Vấn đề là chuyện kiểm soát kinh phí đầu vào cho các “hoạt động trải
nghiệm”, trong khi tai tiếng lạm thu của nền giáo dục Việt Nam đã
vang xa từ lâu.
Cô
giáo Tuyết phân tích: “Làm không khéo chuyện lạm thu sẽ bùng phát. Người
dân đang kêu trời vì quỹ hội phụ huynh tự nguyện mỗi năm một lạm thu mà chưa có
cách gì chấm dứt. Nay thêm quỹ tham quan, trải nghiệm liệu gánh nặng kinh tế có
đổ lên vai phụ huynh nhất là phụ huynh nghèo?”
Mời
đọc thêm: Thầy Trương Quang Đệ và nỗi lo giáo dục. – Đây là nội dung và môn học mà con em chúng ta sẽ học ở bậc
phổ thông từ năm 2019. – Đình chỉ công tác thầy giáo thể dục tát làm học sinh phải nhập
viện cấp cứu(GDVN).
Gánh nặng BOT
Công
an bắt đầu thu thập dữ liệu về những tài xế phản đối các trạm BOT: Trích xuất camera xử lý kích động, gây rối tại trạm thu phí
BOT, báo Người Lao Động đưa tin. Đối với 43 địa phương có trạm thu phí
BOT trên cả nước, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục Trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường
thủy, thừa nhận: “có 24 trạm BOT có vấn đề về an ninh trật tự”. Gần
đây, Thủ tướng “đã giao cho Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)
cùng với các Bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương bằng mọi cách giải
quyết, tháo gỡ”.
Ông
Hà cho biết thêm: “Luật hình sự và thông tư 46 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định rất rõ về
hành vi cản trở giao thông thì xử lý hành chính, nếu tái phạm thì xử lý hình sự”.
ANTV
có bài: Giải pháp nào giải quyết bất cập tại các trạm thu phí BOT.
Bài viết nhắc lại lời bào chữa của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT: “BOT
là chủ trương đúng trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn chế, cần huy động nguồn
vốn xã hội hóa làm giao thông. Nếu không thu hút được thì hệ thống giao thông lạc
hậu”. Các lãnh đạo vẫn tin rằng “BOT là chủ trương đúng”, nên họ
sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống thu phí này để “hút máu” từ thu nhập của các tài xế.
“Đa
số các trạm thất thủ từ đầu năm 2018 đều đã có đề nghị giảm giá vé, thậm chí miễn
phí cho người dân xung quanh khu vực trạm thu phí, nhưng đâu lại vẫn vào đấy”. Bởi vì chuyện giảm
giá vé chỉ là giải pháp phần ngọn, người dân không muốn mất tiền cho những “trạm
thu phí đặt trên tuyến chính nhưng lại thu phí cho đường tránh”.
ANTV
có video bàn về khả
năng xảy ra hiệu ứng dây chuyền từ các trạm BOT trên cả nước.
Bất
chấp chuyện lãnh đạo, công an công khai tiếp sức cho BOT, các tài xế tiếp tục
phản đối: Trạm thu phí BOT Sóc Trăng lại ‘dậy sóng’ lúc sáng sớm,
báo Tiền Phong đưa tin. Khoảng 8 giờ 30 sáng nay, “trạm thu phí BOT Sóc
Trăng lại “dậy sóng” khi các tài xế tiếp tục lặp lại bản cũ là dừng xe tại
cabin thu phí nhưng không mua vé, đậu xe bỏ đó còn người rời đi nơi khác hoặc
ngồi vắt vẻo trong buồng lái…để bắt lỗi với nhân viên thu phí”.
Tài
xế Nguyễn Vũ Linh chia sẻ: “Tôi mua phí đường bộ rồi nhưng lại phải mua
vé qua trạm là sao. Vô lý quá”. Tài xế Nguyễn Hoài Tâm đã dừng xe ở cabin
thu phí và không mua vé vì lý do: “Tôi có nhiều tiền nhưng tôi không
mua vé vì trạm đặt không đúng vị trí”.
Nhà báo Nguyễn Thông bình luận: “Dân rất
đàng hoàng, tử tế, nói họ là thế lực thù địch, quá khích, chống đối, gây rối, bị
lôi kéo… là cố tình bôi nhọ dân. Định đem quân đội, công an xử lý dân thì trước
khi làm việc ấy hãy xóa bỏ hai chữ “nhân dân” trong danh xưng quân đội nhân
dân, công an nhân dân đi”.
Mời
đọc thêm: Nhiều tài xế tới trạm BOT Quảng Trị làm thủ tục nhận thẻ giảm
phí (DV). – Bộ GTVT đồng ý giảm phí tại trạm BOT Quảng Trị từ ngày 25/1 (DT).
– Ôtô quay đầu 17 lần, BOT Sóc Trăng xả trạm (Zing).
***
Thêm
một số tin trong nước: Bộ trưởng Tô Lâm ‘đặt hàng’ lực lượng an ninh mạng (CP).
– Từ chức dưới góc nhìn của Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương (GDVN).
– Lập BCĐQG xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– CSGT tông chết người khi truy đuổi xe vi phạm (NNVN).
– CSGT nên hướng dẫn đi đúng luật thay vì canh, “bẫy” người vi
phạm. – Bình Định tha thiết kiến nghị thu hồi cảng Quy Nhơn về cho
Nhà nước (NLĐ).
Tin
quốc tế
Mỹ đóng cửa chính phủ
Sự
kiện được báo chí quan tâm nhất hôm nay là: Chính phủ
Hoa Kỳ đóng cửa vì không thể giải ngân. Đúng như dự đoán trước đó, dự
luật mở rộng ngân sách, do phe Cộng hòa đệ trình lên Thượng viện Mỹ đã không được
thông qua. Tỷ lệ bỏ phiếu là 50-49, trong khi dự luật này cần đến 60 Thượng Nghị
sĩ thông qua. Các cơ quan chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa một phần từ 0 giờ Thứ 7,
ngày 20/1 (giờ Mỹ).
Mỹ
đã phải đóng cửa chính phủ 18 lần kể từ năm 1976. Lần gần đây nhất là vào năm
2013, dưới thời TT Obama. Đây là lần duy nhất, Mỹ phải đóng cửa chính phủ khi cả
Hạ viện và Thượng viện đều do đảng Cộng hòa chiếm đa số lãnh đạo. Chính việc TT
Trump đòi hủy bỏ DACA là nguyên nhân chính trong lần đóng cửa này.
Những
tranh cãi quanh vấn đề di cư, mà chủ đạo là câu chuyện người di cư đến Mỹ bất hợp
pháp khi còn nhỏ, đã dẫn đến Quốc hội không thể thông qua ngân sách liên bang.
TT Trump thì đòi tiền xây tường biên giới với Mexico, trong khi Trump và phe Cộng
hòa đòi hủy bỏ chương trình DACA. Phe Dân chủ không đồng ý với việc hủy DACA.
Đó là nguồn cơn của việc Mỹ đóng cửa một phần chính phủ lần này.
Trên
TTXVN có bài viết: Chuyện gì xảy ra khi Chính phủ Mỹ đóng cửa?. Theo đó,
việc Mỹ đóng cửa một phần chính phủ sẽ có nhiều tác động đến các vấn đề kinh tế
– xã hội, các vấn đề về văn hóa, dịch vụ công và cả các hoạt động đối ngoại, quốc
phòng. Theo số liệu thống kê, đợt đóng cửa chính phủ 16 ngày năm 2013, kinh tế
Mỹ thiệt hại khoảng 20-24 tỷ USD.
Mời
đọc thêm: Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần (VOA).
Trump cay đắng với kỷ niệm một năm làm
Tổng thống
Facebooker Đinh
Ngọc Thu đưa tin: Đúng kỷ niệm một năm, ngày Trump nhậm chức,
chính phủ Mỹ đóng cửa. Theo đó, cả Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng đều do
phe Cộng hòa nắm giữ, nhưng chính phủ Mỹ vẫn phải đóng cửa do không thông qua
được ngân sách.
Điều
trớ trêu là TT Trump lại đổ lỗi cho phe Dân chủ trong chuyện này. Facebooker
Đinh Ngọc Thu cho rằng “Trump đáng được đổi tên thành Đỗ Văn Thừa“. Thậm
chí, Trump còn bị mỉa mai “Sau vụ này không biết Trump có còn dám xưng là tổng
thống của Nghệ Thuật Đàm Phán (The Art of the Deal) nữa không? Đàm phán kiểu gì
đến đỗi Chính phủ phải đóng cửa đúng ngày kỷ niệm một năm nhậm chức?“.
Trên
báo Người Lao Động có bài viết: Mỹ: Chính phủ đóng cửa, các bên khẩu chiến. Theo bài viết,
cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa đều đổ lỗi cho nhau. Tuy nhiên, phe Cộng hòa chỉ
trích gay gắt hơn. Đặc biệt là ông chủ Nhà Trắng Donald Trump đã chỉ trích
không tiếc lời và dồn mọi trách nhiệm của “đổ vỡ ngân sách” lên đảng Dân chủ.
Trump
cay cú: “Đêm nay, họ đặt chính trị lên trên an ninh quốc gia, gia đình các
quân nhân, trẻ em và khả năng phục vụ người dân của đất nước ta. Chúng tôi sẽ
không thảo luận tình trạng của người nhập cư bất hợp pháp trong khi phe Dân chủ
giữ những công dân hợp pháp làm con tin cho những yêu cầu liều lĩnh của họ. Đây
là hành động cản trở của những kẻ thua cuộc, không phải của các nhà lập pháp“.
Tuy
nhiên, theo các nhà quan sát chính trị thì lỗi phần lớn trong lần đóng cửa lần
này thuộc về phe Cộng hòa, đặc biệt là trách nhiệm của TT Trump. Ông Schumer,
lãnh đạo phe Dân chủ, chỉ trích trực diện Trump”Gần như chính ông là người
khơi mào vụ đóng cửa này. Mọi sự đổ lỗi nên dồn lên vai Tổng thống Trump“.
Trên
Zing có Infographic về 365 ngày làm Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump.
Mời
đọc thêm: Luật sư ông Trump trả tiền nữ tài tử khiêu dâm qua công ty ở
Delaware (Người Việt).- Tổng thống Trump: Một năm sau (VOA). – 12 sự kiện chính trị nổi bật trong 1 năm nhậm chức của Tổng thống
Trump (Infonet)
Quan hệ Mỹ – Nga- Trung Quốc
Trong
chiến lược Quốc phòng quốc gia của Mỹ,ông James Mattis Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ cho rằng: Nga – Trung còn nguy hiểm hơn nhiều so với khủng bố. Bản
tóm tắt 11 trang của báo cáo chiến lược Quốc phòng cho rằng: Chính Nga và Trung
Quốc là các quốc gia đang “định hình thế giới theo mô hình chính quyền của họ“.
Điều này làm Mỹ phải “tận dụng tối đa các biện pháp ép buộc và hăm dọa nhằm
đạt được mục tiêu và không gây tổn hại tới lợi ích của nước Mỹ“.
Sự
bành trướng, gây hấn khắp nơi của Bắc Kinh, cùng với việc Nga can thiệp ở Georgia, miền
đông Ukraine, xâm lược Crimea, bảo vệ chế độ Assad ở Syria .Hay cả 2 nước này ủng
hộ chương trình hạt nhân của Iran, Bắc Hàn. Đó là những mối đe dọa tới an ninh
và lợi ích của Mỹ. Ông Mattis nói: “Cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn hiện
là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ chứ không phải cuộc
chiến chống khủng bố”.
Báo
cáo hàng năm của chính phủ đưa ra ngày 19/1, trình lên Quốc hội Mỹ cho biết: Mỹ đã sai lầm khi ủng hộ Trung Quốc, Nga gia nhập WTO.
Về Trung Quốc báo cáo này viết: “Có vẻ rõ ràng là Mỹ đã sai lầm trong
việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, khi không đạt hiệu quả trong việc
bảo đảm Trung Quốc có chính sách thương mại theo hướng kinh tế thị trường. Nay
rõ ràng các quy định của WTO không đủ kiềm chế hành xử phá rối thị trường
của Trung Quốc”.
Còn
đối với Nga, bản báo cáo cũng cho rằng: Nga không có ý tuân thủ các
quy định bắt buộc của WTO. Việc này gây ra nhiều “phiền toái” và thiệt hại
về thương mại cho Hoa Kỳ. Đã có những đe dọa về việc Washington sẽ rời WTO.
Theo các nhà phân tích, rất có thể cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
sẽ diễn ra trong năm nay.
Mời
đọc thêm: Nga chỉ trích động thái mới của Mỹ trong đối ngoại (VTV).
– Cạnh tranh từ Nga, Trung Quốc là đe dọa hàng đầu của Mỹ (VOA).
– “Trái tim” quân sự Mỹ: Cạnh tranh siêu quyền lực Nga – Trung (TQ).
– Ngoại trưởng Mỹ Tillerson sắp công du một loạt nước châu Âu (VOV).
Bá quyền Trung Quốc
Trên
Soha có bài: Triển khai 45 cuộc tập trận mỗi năm, Trung Quốc có mục đích gì?.
Theo các số liệu thống kê, 2 năm trở lại đây, Trung Quốc tập trận ít nhất 45 lần
mỗi năm. Vậy mục đích chính của các đợt tập trận rầm rộ trên bộ, trên biển và
trên không này là gì?
Bài
viết cho rằng, có mấy nguyên nhân chính như: Trung Quốc nâng cao mức hiện đại
trong quân đội, nhằm đuổi kịp Mỹ và Nga. Thứ hai là: Nâng cao sự gắn kết và
lòng trung thành của các lực lượng vũ trang, với ĐCS Trung Quốc. Hiện quân số lực
lượng vũ trang của Trung Quốc khoảng gần 4 triệu (cả cảnh sát và quân đội).
Mục
đích lớn nhất của các cuộc tập trận này, theo bài viết là: “Để đảm bảo phát
triển lợi ích kinh tế ở nước ngoài thông qua sáng kiến Vành đai- Con đường,
chương trình kết nối thương mại tới gần 80 quốc gia trên ba châu lục“. Điều
này có nghĩa rằng, mục tiêu chính vẫn là “Trung Hoa mộng”, với tham vọng bành
trướng ra khắp thế giới của Bắc Kinh.
Mời
đọc thêm: Tiết lộ về tàu sân bay mới của Trung Quốc (TP).
– Ấn Độ mua thêm ‘sát thủ săn ngầm’ của Mỹ để đối phó Trung Quốc (Zing).
– Ấn Độ hụt hơi chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc? – Trung Quốc “phải suy nghĩ 2 lần“ trước tên lửa Ấn Độ tầm bắn
5.000 km (Viet Times). – Hiểm họa từ cơn khát cát (Soha).
Tình hình Triều Tiên
Báo
Một Thế Giới đưa tin: Nga bác cáo buộc bí mật giúp Triều Tiên. Ngày
19/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Mỹ
rằng Nga đang giúp Triều Tiên chống lại lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Ông
Lavrov cũng yêu cầu Mỹ đưa ra bằng chứng, cho cáo buộc nhắm vào Nga.
Mời
đọc thêm: Bị buộc tội bán dầu cho tàu Triều Tiên, doanh nhân Đài Loan tự
sát (MTG). – Mỹ tung ảnh bóc mẽ không thể trông chờ vào đàm phán (ĐV).
– Hàn Quốc bất an khi Triều Tiên hủy chuyến tiền trạm phút chót (TP).
***
Tình hình Trung Đông: Al-Qaeda lôi kéo, tuyển mộ phiến quân của IS (Soha).
– Biên giới Syria – Thổ “tăng nhiệt”: Ankara trút hỏa lực vào
Afrin, khởi động chiến dịch đối đầu người Kurd – Nga bị cáo buộc “đào thoát” khỏi Afrin, Syria khi chiến sự Thổ
– người Kurd mở màn (LĐ).
***
Tin nước Nga: Nga thặng dư ngân sách: Bước ngoặt lịch sử vượt cấm vận – Người Nga chờ đợi tháng 3 gọi tên ông Putin? (ĐV).
Các tin thế giới khác: Liên Hợp Quốc dính bê bối quấy rối tình dục tràn lan trong văn
phòng (ĐS&PL). – Anh, Pháp đạt thỏa thuận an ninh (VOA). – Tướng Thái Lan bị đàm tiếu vì có các đồng hồ trị giá hơn $1 triệu (Người
Việt). – Cape Town sẽ hết nước sạch trong 90 ngày (VTV).
– Facebook
sẽ khảo sát để tăng nguồn tin ‘đáng tin cậy’ (BBC).
No comments:
Post a Comment