20/01/2018
Làm
thế nào lý giải được hiện tượng một quan chức cao cấp như Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn căng mặt lên giọng “2017
là năm thành công nhất về đối ngoại của Việt Nam” – trong Hội nghị Tổng kết
công tác năm 2017 và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại năm
2018 – trong khi 2017 mới chính là năm mà chính thể độc đảng ở Việt Nam phải nhận
ít nhất 3 thất bại từ vừa đến quá lớn liên quan đến Nhà nước Đức, Hunsen của
Campuchia và Hôi nghị thượng đỉnh APEC.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj9V4bGliHzM8U7b05-rhMH83Z_FNceuPZlVmIWCfA5QBoZfKSfTonc3HQyAJU2cdvSoiYNe8qe-iTo9achTJldCceHJz6Fsn0R3y42hudd2R8XYyQwHthVdVKdL5_jNamUfo5eIX2Yl1U/s640/J1.png
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh – nhân vật đã gây ra một sự ồn ào bàn tán về vị thế chính trị sa sút của ông ta khi phải đứng ra đọc “chuyên đề về dân số và sức khỏe”, thay cho báo cáo ngoại giao, tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 10/2017. Ảnh: Zing.vn
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh – nhân vật đã gây ra một sự ồn ào bàn tán về vị thế chính trị sa sút của ông ta khi phải đứng ra đọc “chuyên đề về dân số và sức khỏe”, thay cho báo cáo ngoại giao, tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 10/2017. Ảnh: Zing.vn
Sau
vụ “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú” theo lối tuyên giáo của công an Việt
Nam nhưng lại bị Nhà nước Đức cáo buộc là mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Tịnh Xuân
Thanh tại Berlin vào ngày 23/7/2017, người Đức đã ra thông báo tạm thời đình chỉ
quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam – một cú giáng thẳng thừng điếng người
vào thói dùng luật rừng với cả thế giới cùng thói “kiêu ngạo cộng sản”. Sau đó,
Chính phủ Đức đình chỉ luôn hiệp định Đức – Việt về miễn vi sa cho những người
dùng hộ chiếu ngoại giao. Cử chỉ đặc biệt tế nhị này có nghĩa là kể cả Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và ngay cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có
muốn đi Đức thì đều phải đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội để xin visa.
2017
cũng là năm mà bắt đầu là một số và tiếp tới có thể là hàng loạt quan chức ngoại
giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã bị trục xuất và có thể sẽ bị trục xuất,
nhiều chương trình trao đổi kinh tế giữa Đức và Việt Nam bị đình trệ, kéo theo
giai đoạn hai của khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt: đóng băng kéo dài.
Khủng
hoảng Đức - Việt lại kéo theo hệ quả không thể tránh khỏi về số phận Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Cho dù đã hoàn tất đàm phán vào cuối
năm 2015, nhưng cho tới giờ số phận hiệp định này là hết sức mong manh. Chỉ cần
một trong số 27 Quốc hội của các nước châu Âu bỏ phiếu chống thì EVFTA coi như
tan vỡ. Đức đang rất có thể là quốc gia đầu tiên lắc đầu với Việt Nam về hiệp định
này.
Khi
bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt khởi sự từ vụ “bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh” vào tháng Bảy năm 2017, cũng là tháng mà Tổng bí thư đảng cầm quyền
ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng thực hiện một cuộc “bình Tây”: chuyến công du
mang sắc thái vội vã và cập rập của ông Trọng sang Campuchia khiến nhiều dư luận
cho rằng Việt Nam muốn “ve vãn” quốc gia sát biên giới Tây Nam nhằm thoát khỏi
sự chi phối của Trung Quốc, cũng là nhằm đo đếm xem vai trò và ảnh hưởng của Hà
Nội đối với Thủ tướng Hunsen còn giữ được ở mức nào.
Nhưng
chỉ hơn hai tháng sau chuyến đi “tưng bừng đón tiếp” trên, “hình ảnh sinh động
của hòa bình và hữu nghị” đã bị một cú giáng ngã ngửa: Bộ Nội vụ Campuchia
tuyên bố bắt đầu xúc tiến kế hoạch thu hồi giấy tờ tùy thân, mà thực chất là
thu hồi quyền công dân, của gần 70.000 người, đa phần là gốc Việt, đang sinh sống
tại Campuchia.
Cuộc
khủng hoảng Việt Nam - Campuchia có thể đã khởi đi bằng một vấn đề xã hội chứ
không phải ngoại giao hay kinh tế, quân sự, nhưng là mâu thuẫn xã hội với một tầm
mức đủ gây xáo động mạnh trong dư luận, còn giới chóp bu Việt Nam ăn không ngon
miệng.
Khủng
hoảng ngoại giao người Việt ở Campuchia lại kéo theo nguy cơ xung đột quân sự
“Mặt trận Campuchia” đang có chiều hướng nóng rẫy. Bóng ma cuộc chiến biên giới
Tây Nam nhũng năm 1978 - 1979 đang trở lại.
Từ
vị thế một quốc gia được xem là “anh cả” trong khối ba nước Đông Dương, giờ đây
Việt Nam có thể còn phải thật sự lo sợ sự thay đổi nhanh chóng của Hunsen –
nhân vật đang có nhiều dấu hiệu đi theo khuynh hướng độc tài và độc trị của Tập
Cận Bình.
Cũng
trong năm 2017, APEC Đà Nẵng – một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế khu vực châu
Á - Thái Bình Dương – đã thêm một thuyết minh về câu chuyện an ủi cho giới chóp
bu Việt Nam ứng với tục ngữ dân gian “có tiếng, không có miếng”.
Tuy
thành công lớn nhất của APEC 2017 là không có… khủng bố, nhưng vào lúc kết thúc
APEC và cũng chấm dứt các cuộc gặp đa phương lẫn song phương giữa chủ nhà Việt
Nam với người Mỹ và lãnh đạo những quốc gia khác, ngoài một hiệp định khung về
việc Hàn Quốc cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2020
cho Việt Nam, ngoài con số 12 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà
chẳng ai biết có thực chất hay không, và dù có mặt của Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) Christine Lagarde…, đã chẳng thấy hiện ra một lời hứa hẹn nào,
càng không hiện ra lời cam kết nào nào từ người Mỹ hay các nước khác về cung cấp
viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất ưu đãi cho Việt Nam – một đòi hỏi mà
chưa bao giờ đảng lại gây sức ép lớn đến thế đối với phía chính phủ để ít ra phải
“vay để đảo nợ”.
Chưa
kể việc Úc, Hàn Quốc, Đài Loan và có thể cả Nhật Bản, Mỹ dường như không còn muốn
tiếp nhận lực lượng lao động thủ công và kể cả du học sinh Việt Nam. Một số thị
trường nhập khẩu lao động đang dần đóng cửa. Có thể nhiều du học sinh Việt Nam
sẽ phải về nước…
Với
những thực tồn trần trụi trên, làm thế nào để chính thể Việt Nam có được “2017
là năm thành công nhất về đối ngoại” như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh – nhân vật đã gây ra một sự ồn ào bàn tán về vị thế chính trị sa sút
của ông ta khi phải đứng ra đọc “chuyên đề về dân số và sức khỏe”, thay cho báo
cáo ngoại giao, tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng
10/2017?
P.C.D.
Tác
giả gửi BVN. Đã đăng Cali today.
No comments:
Post a Comment