Alexander Gabuev
Phạm
Nguyên Trường dịch
(VNTB) Trong
khi Tổng thống Donald Trump lên giọng về Bắc Triều Tiên, tung ra những lời đe dọa
nước này, cả thế giới đang tự hỏi liệu Trung Quốc có giúp giải quyết cuộc khủng
hoảng này hay không. Tháng trước, khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận
gói trừng phạt mới đối với chế độ của Kim Jong-un, Bắc Kinh đã không phản đối.
Đây là sự kiện đáng chú ý. Vài ngày sau, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với
Donald Trump, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ “áp lực tối đa” với
Bình Nhưỡng. Dường như cuối cùng Bắc Kinh đã quyết định hợp tác với Washington.
Nhưng ấn tượng có thể là sai.
Tập Cận Bình và Putin
Trên
thực tế, Tập Cận Bình và Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đang đóng vai viên cảnh
sát vừa tốt vừa xấu. Nga và Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn một số đề xuất cực
kì quan trọng của Mĩ về Triều Tiên. Trong khi Trung Quốc tỏ ra là một đối tác
có tinh thần xây dựng, thì các nhà ngoại giao Nga ở Liên Hiệp Quốc đã thành
công trong việc hạ bớt nhiệt Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an về hạn chế
cung cấp dầu cho Bắc Triều Tiên và áp đặt lệnh cấm triệt để, không cho người Bắc
Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.
Quan
hệ hợp tác kiểu như thế giữa Mockva và Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở Bán đảo
Triều Tiên mà lan sang rất nhiều vấn đề. Tình hình này sẽ còn tiếp tục trong
nhiều năm và sẽ có vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Những cuộc tập trận
vô tiền khoáng hậu của hải quân Nga-Trung được tổ chức vào mùa hè năm nay trên
Biển Baltic đã gửi tới Washington và các đối tác của Mĩ trong NATO tín hiệu rõ
ràng về tình hình như thế. Các cuộc tập trận tháng 9 của Nga và Trung Quốc ở Biển
Nhật Bản còn có tính nhục mạ hơn nữa. Ngoài ra, từ năm 2014, Mockva đã cung cấp
thêm cho Trung Quốc nhiều khí tài và công nghệ quân sự hiện đại nhất của Nga.
Hiện nay, các máy bay tiêm kích và tên lửa phòng không của Nga giúp tăng cường
khả năng quân sự của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và những
khu vực khác trên Thái Bình Dương. Trung Quốc và Nga thường đứng trên cùng mặt
trận trong các vấn đề quốc tế như quản lí không gian ảo, bảo vệ chủ quyền quốc
gia và phản bác những lời chỉ trích của phương Tây về việc không tuân thủ nhân
quyền.
Hai
siêu cường đã từng nghi ngờ nhau trong suốt nhiều thập kỉ. Nhưng, hiện nay,
quan hệ đối tác song phương giữa Nga và Trung Quốc là phản ứng tự nhiên của họ
trước các thành tố thù địch và đối đầu trong quan hệ Nga-Mĩ. Khi Donald Trump
vào Nhà Trắng, Kremlin đã hi vọng rằng quan hệ song phương giữa hai nước có thể
được cải thiện. Tuy nhiên, Quốc hội Mĩ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối
với Nga và cũng đã xuất hiện nhiều nghi ngờ trước khả năng thay đổi bản chất của
mối quan hệ Nga-Mĩ của Donald Trump và hi vọng của Nga về khả năng tiến lại gần
nhau đã lụi tàn. Vừa kí văn kiện về những biện pháp trừng phạt mới, Tổng thống
Donald Trump vừa nói: “Đạo luật này, trong khi hạn chế tính linh hoạt của nhánh
hành pháp, sẽ tiếp tục đưa Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau
hơn nữa”. Đây là hiện thực mới, và nó cho thấy một cách rõ ràng vì sao Điện
Kremlin không còn muốn giúp Mĩ trong vấn đề Triều Tiên. Họ tin rằng sẽ chẳng được
lợi lộc gì.
Trong
khi đó, Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trong tương lai kinh tế của Nga
và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của chế độ Putin. Trong
bốn năm qua, Bắc Kinh đã trở thành nhà đầu cực kì quan trọng, đã cung cấp cho
Nga những khoản vay lớn. Thông qua các ngân hàng quốc doanh, Trung Quốc gửi
hàng tỷ đô la cho bạn bè của Putin và các công ty Nga bị đang bị phương Tây trừng
phạt. Đây là một trong những lí do chính, giải thích vì sao Nga sẵn sàng bảo vệ
Bắc Triều Tiên đúng vào lúc chính sách như thế có thể gây ra những thiệt hại to
lớn đối với Trung Quốc. Sự kiện là, Bắc Kinh đang lo về việc Donald Trump đe dọa
sẽ liên kết sự giúp của Trung Quốc cho CHDCND Triều Tiên với quan hệ thương mại
song phương giữa Mĩ và Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại mới với Mĩ sẽ là cơn
ác mộng đối với Bắc Kinh, đặc biệt là trước Đại hội XIX, một đại hội được coi
là cực quan trọng của Đảng. Tập Cận Bình sẽ cố gắng củng cố quyền lực của mình,
và vì thế, ông ta cần phải tạo ra ấn tượng về sự ổn định ở trong nước và trên
trường quốc tế.
Các
mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga được xây dựng chủ yếu trên nguyên tắc lợi
ích tạm thời. Lợi ích của hai nước không trùng nhau về nhiều vấn đề và họ không
tự giữ trong khuôn khổ liên minh chính thức và lâu dài. Nhưng bỏ qua logic mang
tính chiến lược của việc xích lại gần hơn nữa giữa Trung Quốc và Nga là sai lầm
lớn. Hai cường quốc độc tài này gắn bó với nhau không phải bằng hệ tư tưởng
mang tính sứ mệnh, cũng không phải bằng ước muốn áp đặt hệ thống của mình lên
toàn thế giới, như đã từng xảy ra trong thời Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, họ coi
hệ thống quốc tế dưới sự lãnh đạo của Mĩ và những nỗ lực nhằm thúc đẩy dân chủ
của phương Tây là mối đe dọa trực tiếp đối với hệ thống chính trị và khu vực ảnh
hưởng của mình.
Không
phải lúc nào và về mọi vấn đề, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga cũng đồng ý với
nhau, nhưng quan hệ hợp tác ngày càng tăng và thái độ bất tín nhiệm với Mĩ thì
sẽ kéo dài. Đáng tiếc là lãnh đạo Mỹ chưa chắc đã hiểu biện pháp hành động
trong những điều kiện mới như thế, chứ chưa nói tới hành động trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng gia tăng giữa các siêu cường và củng cố quyền lực của những nước
ngoài phương Tây.
Alexander
Gabuev — cộng tác viên và là người lãnh đạo chương trình “Nước Nga trong khu vực
châu Á-Thái Bình Dương” thuộc Trung tâm Carnegie ở Moskva.
No comments:
Post a Comment