BBC Tiếng Việt
8
Tháng 10, 2017
Những
người biểu tình theo phái quốc gia dân tộc da trắng đã trở lại thị trấn
Charlottesville ở Mỹ, hai tháng sau khi đã xảy ra một cuộc đụng độ dữ dội.
Ông Spencer (hình
trong cuộc biểu tình hồi tháng 8/2017) là người tổ chức cuộc thắp đuốc mới của
phe cực hữu vào cuối tuần này. GETTY IMAGES
Thị
trưởng thành phố nói sự xuất hiện của một nhóm nhỏ tại bức tượng của một tướng
lĩnh trong nội chiến Mỹ gợi lại thời chiếm hữu, áp bức nô lệ là một chuyến thăm
viếng khác 'của những kẻ tân Phát xít hèn nhát.'
Cuộc
tuần hành thắp đuốc ngắn ngủi do nhân vật cực hữu Richard Spencer tổ chức.
Trong
các đoạn video mà ông này đưa lên mạng, người ta có thể nghe thấy những tiếng
hô hào nói nhóm này sẽ 'Không thể bị thay thế' và "Chúng ta sẽ trở lại."
Bức
tượng của tướng Robert E. Lee cũng là địa điểm của cuộc tụ tập, tuần hành
"Cánh hữu hãy đoàn kết" hồi tháng Tám, được tổ chức nhằm chống lại kế
hoạch gỡ bỏ bức tượng này.
Cuộc thắp nến tuần
hành của phe cực hữu diễn ra lần đầu ở cùng địa điểm tại Charlottesville hồi
tháng 8/2017. REUTERS
Chiếc xe của thành
viên cựu hữu tham gia biểu tình hồi tháng 8/2017 đã đâm vào đám đông những người
phản đối và làm chết một phụ nữ. GETTY IMAGES
Một
người biểu tình phản đối, Heather Heyer, 32 tuổi, đã bị giết chết khi một người
tham gia tuần hành thuộc phe cực hữu nói trên lái một chiếc xe hơi với tốc độ
cao và đâm vào một nhóm những người phản đối.
Khoảng
40 đến 50 người được cho là đã tham dự cuộc tụ tập tại Công viên Emancipation ở
địa điểm có bức tượng của tướng Lee mà đang được che lại, trong lúc đang có một
thách thức về mặt luật pháp chống lại việc gỡ bỏ bức tượng.
'Trở
thành biểu tượng'
Trong
đoạn video được phát trực tuyến do ông Spencer đưa lên mạng, ông này nói
Charlottesville đã trở thành một biểu tượng của sự đàn áp tự do ngôn luận và
phá hủy các di tích lịch sử.
Nhóm
biểu tình, mà tất cả đều ăn mặc giống nhau và thắp đuốc, được nghe thấy reo hò
"Miền Nam sẽ nổi lên trở lại" và "Nước Nga là bạn của chúng
ta".
Một
người phát biểu khác nói rằng nhóm này ở đó để "đại diện cho những lợi ích
của người Mỹ da trắng" và chỉ trích cộng đồng địa phương cũng như truyền
thông.
Cảnh
sát nói nhóm này đã rời khỏi công viên không lâu trước 20h00, theo giờ địa
phương.
Thị
trưởng Mike Signer nói giới chức đang xem xét các cách thức về mặt pháp luật để
ngăn ngừa các sự kiện như vậy tiếp diễn.
Ông
Spencer là người sáng lập của một trang mạng và một 'viện nghiên cứu'
(think-tank) cánh hữu.
Ông
từng đưa ra một loạt các bình luận gây tranh cãi tại các sự kiện công cộng,
trong đó có bình luận bị cáo buộc là vận động việc thanh tẩy sắc tộc một cách
"hòa bình."
Nước
Mỹ đang bị chia rẽ trong một cuộc tranh luận toàn quốc về việc có nên gỡ bỏ các
biểu tượng từ thời nội chiến vì những liên hệ của chúng với chế độ chiếm hữu,
áp bức nô lệ.
Sau
vụ bạo lực ở Charlottesville, nhiều chính quyền địa phương đã có hành động để
loại bỏ các tượng đài từ thời nội chiến được cho là đang gây tranh cãi.
No comments:
Post a Comment