14/10/2017
Trung
Quốc đang tìm cách vận động các nước ở hạ lưu sông Mekong tham gia vào kế hoạch
“cải thiện lưu thông” trên con sông này, tức là cho phép các kỹ sư cho nổ mìn
các bãi đá và cù lao trên sông để cho tàu bè lớn có thể di chuyển từ thượng nguồn
ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đến Luang Prabang của Lào và cuối cùng là đến tận
Biển Đông, ông Richard Bernstein, một cựu phóng viên của tờ Time và New York
Times, cho biết trên tạp chí ‘Foreign Policy’ của Mỹ.
Trong
bài viết có tựa đề “Kế hoạch của Trung Quốc ở sông Mekong đe dọa gây ra thảm họa
cho các nước ở hạ nguồn”, tác giả Bernstein dẫn lời những người chỉ trích nói rằng
việc kiểm soát tuyến đường lưu thông trên sông Mekong là động thái chính yếu của
Bắc Kinh để giành thế bá quyền ở khu vực. Hành động này được cho là sẽ gây ra
những thảm họa kinh tế và môi trường tiềm tàng cho khu vực.
Lưu
vực sông Mekong chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam, là nguồn sống của 30 triệu người. Mặc dù là một trong những vùng sản
xuất nông nghiệp trù phú nhất cũng như vùng có nguồn lợi thủy sản lớn thứ nhì
thế giới (sau lưu vực sông Amazon) nhưng cấu tạo địa chất của dòng sông có nhiều
thác ghềnh ngăn trở không thuận lợi cho tàu bè đi lại giao thương.
“Nếu
ai đó kiểm soát được sông Mekong, thì họ sẽ kiểm soát được phần lớn kinh tế của
vùng đông nam Á,” nhà báo Bernstein viết. Bắc Kinh đã tìm cách mở rộng phạm vi
kiểm soát đối với con sông này bằng cách xây dựng các đập thủy điện trên thượng
nguồn cũng như sáng lập cơ quan quản lý các hoạt động trên sông nằm dưới sự chi
phối của họ.
Chưa
kể các đập thủy điện của Lào, Campuchia và Thái Lan, chỉ riêng các đập của
Trung Quốc trên sông Mekong đã có công suất 15.000 Megawatt điện – đủ để cấp điện
cho một thành phố có quy mô từ một đến hai triệu dân.
Tuy
nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đập thủy điện này sẽ thay đổi hoàn
toàn hình thái của sông Mekong, sẽ biến nó thành một chuỗi những con kênh và hồ
nước thuận lợi cho việc sản xuất điện nhưng lại đem lại hậu quả tai hại cho nguồn
lợi thủy sản và các nông dân sống dọc theo lưu vực sông. Tôm cá sẽ bị chặn đường
di cư không thể đến nơi sinh sản trong khi phù sa bị các con đập chặn lại ở thượng
nguồn khiến cho các đồng lúa ở hạ nguồn không được bồi đắp.
“Người
dân sống ở hạ lưu sẽ lãnh đủ... Họ có điện sinh hoạt nhưng họ sẽ không thể đánh
bắt được như trước và lợi ích về điện không đủ bù cho thiệt hại về nguồn lợi thủy
sản,” ông Apisom Intralawan thuộc Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên và Quản
lý Môi trường ở Chiang Rai, Thái Lan, được dẫn lời nói.
Hiện
nay, Trung Quốc đã hoàn thành sáu đập thủy điện trên phần sông Mekong thuộc
lãnh thổ của họ mà họ gọi là Lan Thương Giang mà các nước hạ lưu không thể làm
gì được vì Trung Quốc đơn phương xây dựng những con đập này mà không hề tham vấn
hay đàm phán gì với họ.
Nhà
báo Bernstein đã đến thị trấn Chiang Khong ở Thái Lan nằm bên bờ Mekong và được
cho biết rằng hai mươi năm trước người dân ở đây đã bắt đầu nhận ra được những
thay đổi của con sông khi mà mực nước sông trở nên lên xuống thất thường. Khi
truy tìm nguyên nhân, họ biết được đó là do các đập nước ở tỉnh Vân Nam.
Giờ
đây, người dân nơi đây phải đối mặt với một vấn đề mới: Trung Quốc đã liên tục
đưa ra yêu cầu từ năm nay sang năm khác là để họ dùng thuốc nổ để công phá 15
bãi đá và cù lao nhỏ để khai thông dòng chảy cho phép tàu có trọng lượng đến
500 tấn – tức là có chiều dài lên đến 100 mét, gần gấp đôi những tàu bè hiện di
chuyển được trên sông Mekong – lưu thông.
Trung
Quốc đã thực hiện được giai đoạn đầu của kế hoạch này. Họ đã phá các chướng ngại
ở Myanmar. Hồi tháng Năm năm nay, ba tàu thăm dò của Trung Quốc đã đến Khon Phi
Luong, một đoạn sông dài một dặm với nước chảy xiết nằm lọt giữa những ngọn núi
ở Thái Lan và Lào. Đây là trở ngại sau cùng để tàu bè nặng 500 tấn có thể đi lại
giữa Vân Nam và Luang Prabang.
Tàu
thăm dò của Trung Quốc đưa đến kỹ sư và các thiết bị thăm dò của họ. Họ đối mặt
với một nhóm những người dân chài lưới biểu tình yêu cầu chấm dứt việc cho nổ
đá trên sông. Chính phủ Thái Lan hiểu được những lo lắng của người dân họ nên mặc
dù một mặt họ cho phép Trung Quốc tiến hành khảo sát nhưng mặt khác vẫn chưa bật
đèn xanh cho việc nổ đá.
“Trung
Quốc cứ lần này đến lần khác thúc giục,” ông Chiang Khong, một người bán tạp
hóa tham gia vào đoàn biểu tình, nói với Bernstein, “Nhưng lần nào chúng tôi
cũng kháng cự”. Ngoài ra, quân đội Thái cũng lo ngại rằng việc khai thông ở
Khon Phi Luong sẽ khiến đường biên giới giữa hai nước Lào và Thái Lan thay đổi.
Trong
khi đó, sáu đập nước mà Trung Quốc đã xây dựng trên sông Lan Thương chỉ mới là
khởi đầu. Theo tổ chức phi chính phủ International Rivers ở nước này có kế hoạch
xây dựng đến 28 đập ở tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, lưu vực sông Mekong còn 11 đập
khác đã được xây hoặc lên kế hoạch xây ở các nước hạ nguồn, chưa kể 30 con đập
khác trên các dòng phụ.
Bên
cạnh đó, Bắc Kinh còn thực hiện một chiến dịch gọi là “ngoại giao sông Mekong”.
Họ vận động thành lập một tổ chức quy tụ các nước thuộc lưu vực sông Mekong mà
họ có thể chi phối. Tổ chức Ủy hội sông Mekong (MRC) được Mỹ và Nhật ủng hộ
cũng như được Ngân hàng Thế giới khuyến khích nhưng không có sự tham gia của
Trung Quốc. Thay vào đó, họ lập ra Tổ chức Hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC) với
sự tham gia đầy đủ của sáu nước lưu vực sông Mekong. LMC đã tổ chức cuộc họp đầu
tiên hồi tháng Ba năm ngoái và được Trung Quốc ca ngợi là một bước quan trọng để
thúc đẩy hợp tác khu vực.
Hiện
tại chưa rõ tổ chức LMC chính xác sẽ hoạt động như thế nào nhưng nó dường như
cũng giống như các tổ chức đa phương khác mà Trung Quốc sáng lập như Ngân hàng
AIIB. LMC sẽ giúp cho Bắc Kinh nhiều quyền lực hơn để đề ra luật chơi và giúp họ
thông qua đó có thể bóp nghẹt sự chống đối đối với những dự án của họ trên sông
Mekong.
No comments:
Post a Comment