14/10/17
Xã
luận
Ngày 3/10 vừa qua, hai Bộ Công thương và Xây dựng đã
phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo tại Cần Thơ với chủ đề là nên hay không nên
thiết lập thêm những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Đây không phải là một cuộc hội thảo mà chỉ là một cuộc họp để thông
báo một quyết định.
Các chuyên gia nước ngoài quan tâm tới việc sử dụng
tro, xỉ của Nhà máy nhiệt điện ở đồng bằng sông Cửu Long.
Các quan chức nhà nước, một thứ trưởng Bộ Công
thương, một thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện
đã có ba cụm nhiệt điện than, từ đây tới 2020 sẽ xây thêm ba cụm nhiệt điện
khác và từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ có thêm 9 cụm nữa, nâng tổng công
suất phát điện lên 18.225 MW, mỗi năm thải ra khoảng 13,67 triệu tấn tro,
xỉ và thạch cao.
Việt Nam hiện đã có 21 cụm nhà máy nhiệt điện than
đang hoạt động, thải ra hàng năm hơn 16 triệu tấn tro xỉ, và 12 cụm đang xây
dựng và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Tổng lượng tro, xỉ phát sinh từ các
nhà máy nhiệt điện đến năm 2020 ước khoảng 22,6 triệu tấn. Nếu chế độ cộng sản
vẫn còn cho tới năm 2030 để tiếp tục xây các nhà máy nhiệt điện than theo cùng
một nhịp độ với đồng bằng sông Cửu Long, như họ dự tính thì vào năm 2030 sẽ có
khoảng 70 cụm nhà máy nhiệt điện than thải ra khoảng 50 triệu tấn tro và xỉ mỗi
năm.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đã có ba cụm nhiệt
điện than, từ đây tới 2020 sẽ xây thêm ba cụm nhiệt điện khác, và từ năm
2020 đến năm 2030 sẽ có thêm 9 cụm nữa, nâng tổng công suất phát điện lên
18.225 MW, mỗi năm thải ra khoảng 13,67 triệu tấn tro, xỉ và thạch cao.
Lập luận của chính quyền cộng sản, qua lời phát biểu
của các quan chức, là một sự thách đố xấc xược với cả khoa học kỹ thuật lẫn trí
tuệ, lẫn nhân dân Việt Nam. Họ nói rằng nhiệt điện than, mà cả thế giới kể cả
Trung Quốc đang vất bỏ, là chọn lựa bắt buộc cho Việt Nam, vấn đề chỉ còn là
làm thế nào để các nhà máy nhiệt điện than ít gây ô nhiễm nhất và họ đã tìm ra
giải đáp.
Giải đáp đó là dùng khối tro xỉ thải ra để làm vật
liệu xây dựng và san lấp mặt bằng. Họ nói rằng người nông dân miền Bắc đã sử
dụng tro và xỉ để làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng từ thập niên 1960
và Bộ Tài nguyên và môi trường cũng "chưa bao giờ xác
định" tro, xỉ và thạch cao thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than
là chất thải nguy hại. Nhưng đã có những thử nghiệm khoa học nào, do những định
chế khoa học nào thực hiện và trong bao nhiêu năm ? Vả lại "chưa xác
định" cùng lắm cũng chỉ là chưa có kết luận. Như vậy là đủ để quyết định
là có thể xây hàng loạt cụm nhà máy nhiệt điện than ? Thái độ này khiến người
ta nhớ lại một sáng kiến của Đảng và Nhà nước cộng sản, chiếc hố xí hai ngăn
không thối từng được khoe khoang trước đây. Người ta cũng chưa quên là khi vụ
Formosa xẩy ra cũng cái Bộ Tài nguyên và môi trường vô dụng này đã tuyên bố cá
chết là do thủy triều đỏ chứ không phải do nhà máy thép Hưng Nghiệp của Trung
Quốc.
Điều mà người ta có thể thấy rõ là Châu Âu, dù trước
đây từng dùng than làm nguồn năng lượng chính và đã tích lũy hàng ngàn triệu
tấn tro-xỉ, chưa bao giờ dám nghĩ đến sử dụng chúng làm vật liệu xây dựng vì sự
nguy hiểm của than quá rõ ràng.
Cũng nên nhắc lại thảm kịch amiante của Châu Âu.
Chất amiante đã được sử dụng trong hơn một thế kỷ nhưng chỉ tới thập niên 1980
người ta mới có thể quả quyết rằng nó đã là nguyên nhân của nhiều loại bệnh ung
thư. Nhưng đã quá trễ, cả triệu người đã hoặc sẽ thiệt mạng, đa số không biết
rằng mình chết vì amiante. Bài học này cho thấy là người ta phải rất khiêm tốn
và thận trọng trong những chọn lựa liên quan đến sức khỏe và môi trường. Chính
quyền cộng sản quả nhiên không coi đất nước và mạng sống của người dân ra gì
khi đùa với tro và xỉ than như vậy.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1. Ảnh : T.N
Tuy vậy tro
và xỉ không phải là nguồn ô nhiễm lớn nhất của các nhà máy sử dụng than. Nguồn
ô nhiễm lớn nhất là khói nhả ra bầu trời, điều này các quan chức cộng sản không
hề nói tới. Khói bay đi chứ không chất đống như tro, xỉ và
thạch cao nên không phải là một vấn đề cho chính quyền. Đó chỉ là vấn đề cho
môi trường, cho sức khỏe và sinh mệnh của người dân mà thôi. Bầu trời Việt Nam
sẽ đen nghịt, hàng triệu người sẽ chết vì ung thư, hàng triệu người khác sẽ yếu
bệnh và tật nguyền. Chính quyền cộng sản đang chuẩn bị để hủy hoại đồng bằng
sông Cửu Long, và đất nước nói chung.
Nhưng
tại sao phải xây các nhà máy nhiệt điện than ?
Các quan chức giải thích : "Theo kinh
nghiệm quốc tế, các nước đang phát triển bao giờ cũng phụ thuộc nhiệt điện
than, khi nào trở thành nước phát triển, khi đó họ mới chuyển dần sang nguồn
năng lượng khác".
Không thể vớ vẩn hơn. Trước khi phát triển họ không
có internet và điện thoại di động, vậy bây giờ ta cũng phải bỏ internet và điện
thoại di động ? Không chỉ vớ vẩn mà còn là một ngụy biện tùy tiện nơi những cấp
lãnh đạo của một đảng đã từng hô hào tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không
cần kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Họ lý luận : "Các loại năng lượng tái
tạo khác (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ; mà nếu quyết tâm đầu tư khai thác thì cũng
chiếm tỉ trọng rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế".
Vừa rất sai vừa rất gian trá. Thế giới đang
sống một cuộc cách mạng năng lượng lớn. Năng lượng mặt trời vô tận vì chỉ một
tuần lễ nắng đủ để cung cấp một khối năng lượng tương đương với trữ lượng của
toàn bộ các mỏ than, dầu và khí đốt trên toàn thế giới. Các tiến bộ về kỹ thuật
sản xuất và tàng trữ cũng đã khiến năng lượng mặt trời tiếp tục rẻ đi một cách
nhanh chóng. Chỉ trong mười năm nữa giá điện nắng sẽ chỉ bằng một nửa giá điện
sản xuất bằng than, trước khi xuống thấp hơn.
Liên Hiệp Châu Âu, mà tên gọi ban đầu là "Liên
Hiệp Than và Thép Châu Âu", đã quyết định bỏ hẳn than từ hơn hai thập
niên và đang tiến hành bỏ cả dầu lửa và khí đốt. Thành phố Paris, nơi không khí
được coi là lành sạch, vừa quyết định sẽ cấm các xe chạy bằng Diesel trong vòng
bẩy năm, và sẽ chỉ cho phép lưu hành các xe chạy bằng điện vào năm 2030.
Thời
đại của than không phải là đang chấm dứt mà đã chấm dứt. Vấn đề của các quốc gia chỉ là lập một lịch trình để tháo gỡ và thay thế
các nhà máy nhiệt điện than còn lại. Trung Quốc cũng đã hiểu rõ như vậy. Mười
năm trước đây họ dự định xây dựng thêm hàng ngàn nhà máy nhiệt điện than, bây
giờ họ tập trung đầu tư vào điện nắng và đẩy sang Việt Nam những thiết bị của
các dự án mà họ không tiến hành nữa.
Không thể nghĩ là các quan chức cộng sản Việt Nam
không hiểu. Họ thừa biết đầu tư vào điện nắng rẻ hơn, sạch hơn và là chọn lựa
hiển nhiên, nhất là nước ta lại được thiên nhiên đặc biệt đãi ngộ về nắng. Họ
thừa biết là phần lớn các nhà máy nhiệt điện than mà họ dự trù sẽ phải gỡ bỏ
ngay khi mới đi vào hoạt động, thậm chí trước khi đi vào hoạt động. Họ đã chấp
nhận để Việt Nam trở thành một bãi rác công nghiệp của Trung Quốc chỉ vì nhu
cầu kéo dài chế độ. Họ phải duy trì một mức tăng trưởng kinh tế nào đó, dù chỉ
là tăng trưởng giả tạo và độc hại, nhưng ngân khố đã trống rỗng, nợ công và nợ
xấu đã chồng chất vì của cải của đất nước đã bị các quan chức tham nhũng vơ vét
hết rồi. Giải pháp bắt buộc của họ là xây dựng những dự án với những thiết bị
mà Trung Quốc vất bỏ. Họ không chỉ hủy hoại đất nước mà còn khiến chúng ta lệ
thuộc hơn nữa vào Trung Quốc.
Câu hỏi phải được đặt ra là Đảng cộng sản sẽ còn hủy
hoại đất nước bao lâu nữa trong cố gắng kéo dài sự hấp hối của chế độ ?
Câu hỏi cũng cần được đặt ra cho lương tâm của mọi
người Việt Nam là chúng ta còn cam tâm để Đảng cộng sản hủy hoại đất nước đến
bao giờ ?
Nguyễn
Gia Kiểng
(14/10/2017)
No comments:
Post a Comment