Saturday, September 16, 2017

VIỆT NAM ĐÃ TỪNG BA LẦN "CÔNG NHẬN" HOÀNG SA và TRƯỜNG SA là LÃNH THỔ TRUNG QUỐC ? (Huỳnh Tấn Bửu - Quan Hệ Quốc Tế)




4 Tháng Chín, 2017

Sách báo Trung Quốc và một số tài liệu nước ngoài nêu lại thường cho rằng Việt Nam đã từng ba lần “công nhận” Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ nhất, có lẽ vào năm 1956, qua lời Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam  Dân Chủ Cộng Hòa Ung Văn Khiêm và quyền Vụ Trưởng Vụ Châu Á Lê Lộc, rằng các quần đảo này về mặt lịch sử là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ hai, có lẽ vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thông qua công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng, chiều rộng lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý. Tuyên bố của Trung Quốc nói sự mở rộng lãnh hải này áp dụng cho tất cả lãnh thổ nước cộng hòa kể cả “Các quần đảo Đài Loan, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa bằng tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965, phản kháng lại việc chính phủ Mỹ ấn định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ tại Đông Dương. Hà Nội có lẽ đã tuyên bố rằng khu vực này xâm phạm vào “vùng biển Tây Sa” của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Các sự kiện này gắn vào với hiệu ứng estoppel (mặc nhiên thừa nhận) trong luật quốc tế.

Công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng 1958 công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc?

Về vấn đề này, Giáo sư Monique Chemiller-Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Dân Chủ Thế Giới, đã phân tích rằng tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc, nhưng không có sự khẳng định công nhận yêu sách của Trung Quốc với hai quần đảo”.

Đánh giá các sự kiện này không phải là đơn giản. Cần phải đặt chúng trong bối cảnh lịch sử lúc đó.

Đối với Hà Nội, các sự kiện này nằm trong giai đoạn 1956 đến 1965 trong thời điểm Việt Nam phải đấu tranh với cuộc can thiệp và xâm lược của Mỹ. Vào lúc đó nhân dân Việt Nam cần phải làm tất cả những gì có thể được để chiến thắng xâm lược và nhất định không để mất nước một lần nữa (!?). Đó là vấn đề sống còn. Trong cuộc chiến đấu một mất một còn chống lại một kẻ xâm lược có sức mạnh quân sự lớn hơn mình rất nhiều, Việt Nam tranh thủ được Trung Quốc, gắn chặt Trung Quốc với cuộc chiến đấu của Việt Nam bao nhiêu và ngăn chặn Mỹ sử dụng hai quần đảo cũng như vùng biển Đông chống Việt Nam thì càng tốt bấy nhiêu. Phải đứng trên tinh thần đó và trong bối cảnh đó để hiểu các tuyên bố nói trên.

Hai nước gắn bó chặt chẽ với nhau bằng lý tưởng chung của chủ nghĩa cộng sản, theo đó tất cả các vấn đề lãnh thổ sẽ tìm ra được giải pháp tích hợp giữa những người “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Sự hợp tác và lòng tin chân thành giữa những người vừa là an hem”. Sự hợp tác và lòng tin chân thành giữa những người vừa là đồng chí vừa là anh em là hiện thực như Hà Nội đã từng nêu trong ba sự kiện sau: Sự tham gia của quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1949 đánh đuổi quân Quốc Dân Đảng giải phóng Trúc Sơn (lãnh thổ Trung Quốc) và sau đó đã trao trả cho Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, hay việc Hồng Quân Trung Quốc chiếm đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ và đã trao lại Việt Nam năm 1957. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam bảo vệ không chỉ là lãnh thổ của riêng họ mà còn cả lãnh thổ của Trung Quốc khỏi sự đe dọa của Mỹ, như Bắc Kinh đã phát biểu trả lời thư cảm ơn của Hà Nội sau chiến thắng 1975.

Các luận cứ trên có tính chất chính trị nhiều hơn là pháp lý, không phải thực sự tuyết phục. Cũng không có một trích dẫn chính thức các phát biểu của các ông Ung Văn Khiêm và Lê Lộc trong cuộc gặp gỡ với Đại biện lâm thời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Hà Nội để kiểm chứng.

Yếu tố chủ yếu trong hành vi đơn phương nằm trong sự kiện đó là sự thể hiện lòng mong muốn. Sự thể hiện này chỉ có thể được giải thích bằng cách phân tích đối tượng và mục tiêu của hành vi đơn phương trong các hoàn cảnh lịch sử. Tòa án Công lý Quốc tế trong Vụ thử vũ khí hạt nhân 1974 đã chỉ rõ: “Các tuyên bố kiểu này có thể có và thường có một đối tượng hết sức chính xác” bởi vì:

“Đúng là không phải tất cả các hành vi đơn phương đều kéo theo các nghĩa vụ, nhưng một quốc gia có thể lựa chọn chấp nhận một lập trường xác định khi giải thích hành vi đó. Một khi các quốc gia đã ra các tuyên bố hạn chế sự tự do hành động trong tương lai của họ thì một sự giải thích hạn chế là cần thiết”.

Như vậy đối tượng của một sự cam kết đơn phương cần phải thật chính xác. Việc giải thích ý chí của một quốc gia phải thận trọng.

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có mục đích đáp ứng  yêu cầu của Trung Quốc đối với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh của họ chống lại chính sách tự do trên biển của Mỹ theo đuổi trong eo biển Đài Loan, đe dọa tới nền an ninh quốc gia của Trung Quốc vào thời kì đó. Công hàm cho thấy một sự cam kết mang tính chính trị nhiều hơn là pháp lý, một hình thức thường được các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng để thể hiện sự đoàn kết về mặt tư tưởng.

Trong giai đoạn quan hệ Bắc Việt-Trung Quốc, công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ nhằm mục đích ủng hộ người anh em Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy rằng ông đặt lợi ích của những người cộng sản lên trên hết, trên cả lợi ích chung của dân tộc. Và điều này đã gây ra những hiểu lầm sâu sắc về sau.

Trong giai đoạn quan hệ Bắc Việt-Trung Quốc, công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ nhằm mục đích ủng hộ người anh em Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy rằng ông đặt lợi ích của những người cộng sản lên trên hết, trên cả lợi ích chung của dân tộc. Và điều này đã gây ra những hiểu lầm sâu sắc về sau.

Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 có phải là một hành vi đơn phương từ bỏ chủ quyền không? Phù hợp với nguyên tắc theo đó “Những gì hạn chế sự độc lập không thể bị suy diễn”, sự từ bỏ phải được nói rõ và không suy diễn. Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng bất kì sự từ bỏ rõ ràng nào chủ quyền trên hai quần đảo cho Trung Quốc. Nội dung của công hàm không có một sự bắt buộc từ bỏ một chủ quyền. Căn cứ vào chức năng quyền hạn của mình, một Thủ tướng không có thẩm quyền chuyển nhượng lãnh thổ. Thẩm quyền thuộc về Quốc  hội Việt Nam.

Vào thời điểm đó các vấn đề về lãnh thổ chưa được đặt ra và chúng kéo theo các cuộc xung đột trong quan hệ song phương. Không có gì ngăn cản hai nước đàm phán thiện ý về vấn đề hai quần đảo.  Trong vụ tranh chấp biên giới với Burkina Faso, Tòa án Công Lý Quốc Tế đã đánh giá rằng các tuyên bố của Tổng Thống Mali trong một cuộc họp báo không có giá trị bắt buộc miễn là trên thực tế không có gì ngăn cản các bên đi đến thỏa thuận “bằng con đường thông thường: đó là một thỏa thuận với điều kiện có đi có lại”. Từ tháng 11 năm 1957 đến tháng 4 năm 1958, hai đảng cầm quyền, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cam kết tôn trọng nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại và giải quyết tất cả các vấn đề về biên giới lãnh thổ bằng đàm phán. Về các cam kết đơn phương trong công pháp quốc tế, E. Suy cho rằng:

“Vấn đề đúng ra là việc biết xem có tồn tại trong công pháp quốc tế những kiểu thể hiện ý chí hoàn toàn đơn phương mà chúng ta có thể coi là những lời hứa, và chúng chỉ sản sinh ra các nghĩa vụ cho chủ thể tác giả của các lời hứa đó không…Luận thuyết của chúng tôi như sau: những lời hứa hoàn toàn đơn phương có tồn tại trong công pháp quốc tế, mặc dù chúng rất hãn hữu. Sự hãn hữu này được giải thích dễ dàng hco việc không một quốc gia nào sẵn sang tự nguyện đưa ra những nhượng bộ tự phát và cho không. Sự tìm hiểu các lời hứa hoàn toàn đơn ph ương đòi hỏi một số sự cố gắng nghiên cứu tỉ mỉ để xác định được đằng sau bề mặt đơn phương hình thức của một tuyên bố ý chí này có che giấu một sự song phương thực chất không.

Tác giả tiếp tục: “Khó có thể tìm được trong thực tiễn quốc tế các ví dụ từ bỏ hoàn toàn đơn phương. Trên thực tế, một chủ thể luật không thể dễ dàng hi sinh một quyền mà không nhận được các ưu đãi đổi lại. Do vậy, một sự từ bỏ trong phần lớn các trường hợp được cân bằng bởi sự quy thuộc các quyền khác, điều đó có một lần nữa lại đưa chúng ta tin rằng có sự hiện diện của một sự từ bỏ hoàn toàn đơn phương, thì cũng nên nghi ngờ bởi vì nó có thể là câu trả lời cho một sự mời mọc hoặc một đề nghị nào đó…”

Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia đích thực, quan trọng và không thể chối bỏ trong việc khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Như đã biết, Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, do vậy theo các điều khoản của Hội nghị Geneve 1954 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Đông Dương, các quần đảo này tạm thời thuộc quyền tài phán của chính quyền Nam Việt nam trong khi chờ đợi một cuộc trưng cầu dân ý nhằm thống nhất đất nước. Câu hỏi đặt ra là: Nam Việt Nam có phải là một quốc gia trên thực tế (de facto)? Không nghi ngờ gì, câu trả lời là khẳng định. Nó được khẳng định thêm bởi lập trường của các bên hữu quan.

Bản ghi nhớ ngày 4 tháng 3 năm 1966 của Phòng Pháp lý bộ Ngoại Giao Mỹ dưới tên: “Tính hợp pháp của sự tham gia của Mỹ vào phòng thủ Việt Nam” có viết:

“Các thỏa thuận Geneve năm 1954 quy định chia Việt Nam thành hai vùng vĩ tuyến 17. Mặc dù ranh giới này được hiểu tạm thời, nó được ấn định bởi một  thỏa ước quốc tế, đặc biệt ngắn cấm sự xâm lược của một vùng này chống lại một vùng khác.

Việt Nam Cộng Hòa ở phía Nam đã được công nhận như một thực thể quốc tế riêng  bởi gần 60 chính phủ trên thế gới. Việt Nam Cộng Hòa đã được chấp nhận là thành viên của nhiều tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1957 đã biểu quyết đề cử Nam Việt Nam là thành viên của tổ chức, và việc kết nạp chỉ bị ngăn cản bởi quyền phủ quyết (veto) của Liên Ban Xô Viết trong Hội Đồng Bảo An.

Trong cuốn sách của mình, chương “Các quốc gia như các thực thể quốc tế hiện đại”, Giáo sư Lauterpacht đã coi Việt Minh (Bắc Việt Nam), Việt Nam (Nam Việt Nam), Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên là các quốc gia bị chia cắt phù hợp với luật quốc tế trước khi ký kết các thỏa thuận tại Geneve.

Đừng gọi Việt Nam Cộng Hòa là NGỤY, vì đây là một chính thể được thừa nhận bởi luật pháp quốc tế và là mấu chốt quan trọng trong việc Việt Nam khẳng định một cách liên tục chủ quyền trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Friedmann, Mc Dougal, J.N Moore và UnderWood đều có chung một ý kiến:

“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng hòa hành động không sai lầm như các thực thể riêng biệt trên trường quốc tế. Họ có chính phủ riêng, các đại diện quốc tế riêng, có hiến pháp riêng, lãnh thổ riêng, dân chúng riêng, quân đội riêng và đã phát triển trong một thời gian dài theo những tư tưởng riêng biệt. Dù Việt Nam Dân Chủ Cộng HÒa và Việt Nam Cộng Hòa có là các quốc gia đầy đủ về mặt pháp lý hay không theo luật quốc tế và có những niềm tin chủ yếu rằng họ hợp pháp, thì ít nhất họ cũng là các thực thể quốc tế riêng biệt…”

Liên Bang Xô Viết, trong cuộc tranh luận về việc kết nạp thành viên mới của Liên Hiệp Quốc, qua phát biểu của ba đại biểu của họ, cũng đã công nhận quy chế quốc gia của Nam Việt Nam.

“Cả tại Triều Tiên và tại Việt Nam đều tồn tại hai quốc gia riêng biệt khác nhau cả về cơ cấu chính trị cũng như kinh tế…

Thực tế có hai quốc gia tại Triều Tiên và hai quốc gia tại Việt Nam…

Quan điểm thực dụng nhất là chấp nhận có hai quốc gia với hệ thống chính trị đối kháng tại cả Triều Tiên và Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, chỉ có một giải pháp có thể là kết nạp đồng thời cả bốn nước tạo thành Triều Tiên và Việt Nam…

Hai quốc gia hoàn toàn độc lập và riêng biệt đã được thiết lập tại từng nước (Triều Tiên và Việt Nam) với hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế khác nhau.

Về lập trường của Trung Quốc nhằm duy trì hai quốc gia Việt Nam để đảm bảo an ninh cho họ khỏi sự can thiệp của Mỹ, chỉ cần nhắc tại đây lời đề nghị ngày 22 tháng 7 năm 1957 của Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai với đại điện Nam Việt Nam tại Hội nghị Geneve, ông Ngô Đình Luyện, về việc lập cơ quan đại diện Nam Việt Nam tại Bắc Kinh, một ngày sau khi ký kết Hiệp định Geneve.

Lúc đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ chối việc có một quốc gia Nam Việt Nam riêng biệt tồn tại mặc dù Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký Hiệp định Geneve mà điều 27 cho phép chính quyền Ngô Đình Diệm thừa kế các quyền và nghĩa vụ của Pháp  trên phần lãnh thổ phía Nam vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, lập trường cứng rắn này trên phương diện lý thuyết đã có thay đổi trên thực tế do sự xuất hiện của phong trào giải phóng dân tộc tại Nam Việt Nam. Xuất hiện khả năng của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam như một quốc gia riêng biệt. Tháng 3 năm 1965 Ủy ban Trung ương Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tuyên bố:
“Nhân dân miền Nam Việt Nam anh hùng đã quyết định…giải phóng lãnh thổ của mình và lập nên một quốc gia độc lập.”

Năm 1965, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong chương trình bốn điểm của mình, liên quan tới các cố gắng nhằm thúc đẩy việc giải quyết xung đột ở Việt Nam bằng việc giải quyết xung đột ở Việt Nam bằng con đường đàm phán, đã chỉ khẳng định chủ quyền của mình trên phần lãnh thổ nằm ở phía Bắc của vĩ tuyến 17 khi nhấn mạnh rằng các vấn đề của miền Nam vượt ra ngoài thẩm quyền của mình.

Phủ nhận sự tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa đồng nghĩa với việc phủ nhận việc tuyên bố chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Việt Nam Cộng Hòa là nơi kế nhiệm hợp pháp các danh nghĩa, các quyền và các yêu sách do Pháp để lại cho đảo. Với tư cách là quốc gia sở hữu danh nghĩa, họ đã tiến hành tổ chức hành chính, điều tra và khai thác kinh tế và bảo vệ hữu hiệu hai quần đảo.

Đối với Hoàng Sa, năm 1956, Bộ Kinh Tế của Việt Nam Cộng Hòa đã cấp giấy phép khai thác phân chim trên ba đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật và Trường Sa cho ông Lê Văn Cang. Năm 1959, một giấy phép khác lại được cấp công ty phốt phát Việt Nam, công ty này đã tiến hành khai thác cho tới năm 1963. Năm 1973, mối quan tâm khai thác phân chim lại bùng lên dẫn đến tới cuộc nghiên cứu chung của công ty với đối tác Nhật Bản-Marubeni Corporation. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa, trước thuộc địa tỉnh Thừa Thiên, đã được sát nhập vào tỉnh Quảng Nam bằng Nghị định N 174-NV ngày 13 tháng 7 năm 1961. Hải quân Sài Gòn vẫn tuần tiễu thường xuyên tại các vùng biển xung quanh các đảo.

Tháng 2 năm 1959, Bắc Kinh đã cử một nhóm quân giả dạng dân đánh cá xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo (trên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa). Đơn vị hải quân Sài Gòn đồn trú tại chỗ đã hành động ngay lập tức bắt 82 “ngư dân” và 5 “tàu cá” có vũ trang đưa về Đà Nẵng.

40 năm hải chiến Hoàng Sa

Đối với Trường Sa, các lực lượng hải quân Sài Gòn đã đổ bộ lên đảo chính Trường Sa ngày 22 tháng 8 năm 1956. Họ đã cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa và dựng một bia chủ quyền trên đảo Trường Sa. Bằng Nghị định 143/VN ngày 20 tháng 10 về tên các tỉnh Nam Việt Nam, Sài Gòn ghép quần đảo vào tỉnh Phước Tuy. Năm 1961, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 6, các hộ tống hạm Vặn Kiếp HQ02 và Vân Đồn HQ06 đã được phái ra thị sát các đảo Song Tử Đông, Thị Tứ, Loai Ta và An Bang tại quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hải quân Sài Gòn đã đổ bộ lên các đảo Trường Sa, An Bang, Loai Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông và Song Tử Tây, Nam Yết vào năm 1962, 1963 và 1964, và đã dựng bia chủ quyền trên các đảo đó. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, bằng Nghị định N 420-BNV/HCDP/26, chính quyền Sài Gòn đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Sài Gòn đã đối đầu tích cực với chiến dịch quân sự của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 19 tháng 1 năm 1974 nhằm xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của họ. Quan sát viên thường trực của Sài Gòn bên cạnh Liên Hiệp Quốc đề nghị tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã dược đảm bảo bởi Biên bản cuối cùng của Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1973. Tháng 3 năm 1974, tại Hội nghị Ủy ban Kinh tế Viễn Đông tổ chức tại Colombo, đại biểu Sài Gòn đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Ngay tại hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật biển, khóa họp hai tổ chức tại Carasas ngày 2 tháng 7 năm 1974, đại biểu Sài Gòn cũng đã tố cáo sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực của Bắc Kinh và khẳng định lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là “bộ phận hữu cơ của lãnh thổ Việt Nam” và “chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo này là không thể tranh cãi và không thể chuyển nhượng”. Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa công bố “Sách trắng” về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Và cũng tháng 1 năm 1974, trước sự kiện tại Hoàng Sa, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam cũng đã đưa ra tuyên bố. Ngược lại với Việt Nam Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, chính phủ Việt  Nam Dân Chủ Cộng Hòa không đưa ra bất kì tuyên bố nào và im lặng trước hành động quân sự của Trung Quốc tiến hành trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

Ghi chú: Các bạn có thể inbox fanpage Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế-IRR nếu muốn tìm kiếm thông tin về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo công pháp quốc tế và lịch sử hoàn toàn miễn phí.






No comments: