16/09/2017
*
Nguyễn Hữu Vinh, tức
nhà báo Anh Ba Sàm, là một thám tử tư và là người sáng lập trang Anh Ba Sàm.
Ông từng là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thiếu tá an ninh, nhưng đã tự xin ra khỏi ngành.
Ông Vinh bị bắt vào
tháng 5/2014 và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”
theo Điều
258 Bộ luật Hình sự 1999.
Ông Vinh bị tòa tuyên
án 5 năm tù giam ngày 23/3/2016, gần hai năm sau khi bị bắt, với các vi
phạm nghiêm trọng trong quy trình tố tụng.
Sinh viên năm thứ
ba Nguyễn Hữu Vinh tại Trường Sĩ quan An ninh. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Anh Ba Sàm - Nguyễn
Hữu Vinh sinh ngày 15/9/1956, là con út trong một gia đình có ba anh chị em.
Ông Vinh là con ông
Nguyễn Hữu Khiếu, người từng là Giám đốc Công an Liên khu 4, nguyên Bí thư Tỉnh
ủy Thanh Hóa, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô,
đã mất năm 2005. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Ái Hoát, đã mất năm 2015.
Năm 1979, ông Vinh
tốt nghiệp Trường Sỹ quan An ninh, cùng khóa với Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay
là ông Tô Lâm.
Ông Vinh cùng vợ là
bà Lê Thị Minh Hà và hai con trong một bức ảnh chụp năm 1992.Ảnh: Anhbasam.wordpress.com.
Ra trường, ông Vinh
làm việc tại Tổng cục An ninh (thuộc Bộ Nội vụ cũ, nay là Bộ Công an) trong năm
năm trước khi được luân chuyển sang Ban Việt kiều Trung ương vào năm 1984.
Hai năm sau, ông được
kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 11/1994, ông
Vinh bất ngờ bị thuyên chuyển về lại Bộ Nội vụ. Ông Vinh cho rằng quyết định
này không công bằng đối với ông nên ông không làm việc trực tiếp tại Bộ Nội vụ
mà tập trung vào học tập, nghiên cứu.
Từ năm 1996 - 1998,
ông Vinh học luật tại Đại học Luật Hà Nội và tiếng Anh tại Đại học Mở Hà Nội.
Ảnh chụp ông Nguyễn
Hữu Vinh những năm 2000 tại văn phòng thám tử của mình.Ảnh: Gia đình cung cấp.
Năm 2000, ông Vinh
chính thức rời khỏi ngành công an và mở dịch vụ thám tử tư, một dịch vụ độc nhất
ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Vinh là thám
tử tư đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trang blog Ba
Sàm. Ảnh: chụp màn hình.
Cuối năm 2005, việc
viết blog bắt đầu phổ biến tại Việt Nam.
Ngày 9/9/2007, ông
Vinh mở trang blog Thông Tấn Xã Vỉa Hè, tức Ba Sàm. Cái
tên Anh Ba Sàm có lẽ bắt đầu từ đây.
Theo nhà báo Phạm
Đoan Trang, ông muốn trang blog của mình phải càng bình dân và gần gũi với
dân chúng Việt Nam càng tốt. Thế nên, cái tên Ba Sàm cũng phần
nào phản ánh điều đó.
Ban đầu, trang blog
chỉ đăng các bài mà ông đã viết cho báo chí nhà nước, cho đến khi ông nhận ra
nhu cầu của người dân muốn biết “thế giới nghĩ gì về chúng ta”.
Ông bắt đầu dịch
các tin bài trên báo nước ngoài về Việt Nam, và lượng độc giả cũng tăng dần
theo. Ba Sàm đi đến một sáng kiến mới là trở thành nơi tổng hợp
tin tức quan trọng hằng ngày.
Ông Vinh tác nghiệp
trong một sự kiện tại Hà Nội. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Đến năm 2009,
trang Ba Sàm là blog tiếng Việt có nhiều người đọc nhất. Vào
những ngày cao điểm, trang mạng có hơn 200.000 lượt truy cập, cao hơn nhiều so
với báo chí quốc doanh lúc đó.
Ba Sàm đã đăng tải
hàng nghìn bài báo, bài bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội, tư liệu lịch
sử của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, v.v.
Độc giả của Ba
Sàm đã tạo thành một cộng đồng gắn kết. Họ bình luận rất sôi nổi dưới
mỗi bài viết, và điều đó trở thành một điểm nhấn đặc biệt của Ba Sàm.
Cũng theo nhà
báo Phạm
Đoan Trang, ông Vinh đã chia sẻ lý do thành lập trang tin Ba Sàm như
sau: “Bởi vì tôi ở vị thế tốt hơn bất kỳ ai để làm việc này. Cho nên nếu không
làm, tôi sẽ cảm thấy có tội”.
Ông giải thích
thêm: “Tôi đáp ứng đủ ba điều kiện. Thứ nhất, điều kiện kinh tế của tôi đủ tốt.
Tôi có VPI, tôi không đến nỗi nghèo đói. Thứ hai, tôi có kiến thức về mạng. Và
thứ ba, quan trọng nhất, là tôi hiểu họ - công an. Tôi đã từng ở trong họ, tôi
hiểu họ”.
Ông Nguyễn Hữu Vinh
đưa tin tức ngay sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 24/7/2011, gần
Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng.
Cuối năm 2010,
trang Ba Sàm bị tấn công lần thứ nhất. Đến tháng 6/2011, trang
lại bị tấn công lần thứ hai.
Đầu năm 2013, Nhóm
Kiến nghị 72 gồm 72 nhân sĩ trí thức, trong đó có ông Vinh, ký một bản kiến nghị
bảy điều về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992 và tất cả các đại biểu Quốc hội.
Tháng 3/2013,
trang Ba Sàm bị đánh
sập triệt để. Hầu hết bài vở, lời bình luận của bạn độc giả bị mất sạch.
Tài khoản truy cập trang của biên tập viên bị thay đổi mật khẩu. Tuy nhiên,
trang blog đã nhanh chóng được khôi phục sau đó.
Cùng năm
2013, Nghị
định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng của chính phủ ra đời khiến cho dư luận và báo chí nước
ngoài ngạc nhiên. Những trang tổng hợp tin tức không đăng ký với chính phủ Việt
Nam như Ba Sàm bị biến thành “bất hợp pháp”.
Ông Vinh trong một
hội thảo về truyền thông xã hội năm 2012 tại Hà Nội. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Ngày 01/4/2014, Cục
Bảo vệ Chính trị 6 - Tổng cục An ninh I - Bộ Công an gửi
công văn đến Cơ quan điều tra Bộ Công an, thông báo họ phát hiện thuê
bao Internet nhà ông Vinh đăng tải các tài liệu bị cho là “xâm phạm lợi ích Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.
Cùng làm việc với
ông Vinh lúc này còn có bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Thuê bao Internet nhà bà Thúy
cũng bị Cục Bảo vệ Chính trị 6 phát hiện đã đăng tải các tài liệu có nội dung
tương tự.
Ngày 05/5/2014, ông Vinh và bà Thúy bị bắt khẩn cấp
theo Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Các vi phạm trong
quá trình điều tra vụ án Anh Ba Sàm có thể được liệt kê như sau:
Ngày 14/05/2014 - là
chín ngày sau khi ông Vinh và bà Thúy bị bắt giam, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao mới có quyết định phê chuẩn bắt người. Điều này vi phạm quy định về bắt người
trong trường hợp khẩn cấp của Điều
81 BLTTHS, là trong 12 tiếng đồng hồ phải có quyết định phê chuẩn bắt
người của Viện Kiểm sát Nhân dân có thẩm quyền.
Lúc bắt và khám xét
nhà ông Vinh, Cơ quan an ninh điều tra đã tự tiện mở ba máy tính cá nhân của
ông, truy cập vào Internet và in ra nhiều bài viết để làm vật chứng, mà không
cung cấp cho gia đình bất kỳ biên bản nào về việc tạm giữ vật chứng. Việc làm
này của nhân viên điều tra đã vi phạm Điều 5 về “Trình tự, thủ tục thu thập dữ
liệu điện tử” của Thông
tư Liên tịch Số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC.
Ông Hoàng Kông Tư,
người ký quyết định điều tra vụ án và khởi tố các bị can cũng là một “cá nhân
có quyền, lợi ích bị xâm phạm” trong vụ việc. Điều này vi phạm Điều
42 của BLTTHS, ghi rõ là người bị hại trong một vụ án không thể tiến hành
thủ tục tố tụng hình sự.
Hai công ty cung cấp
dịch vụ Internet là FPT và VDC đã bí mật theo dõi và lấy trộm dữ liệu Internet
của ông Vinh, bà Thuý một cách trái pháp luật. Dữ liệu lấy trộm được Cơ quan điều
tra dùng làm căn cứ khởi tố vụ án, như nêu rõ trong các bản kết luận điều tra.
Bà Lê Thị Minh Hà gặp
gỡ dân biểu CHLB Đức, ông Koenigs vào tháng 10/2014. Ảnh: Dân Luận.
Tháng 10/2014, vợ
ông Vinh - bà Lê Thị Minh Hà - bắt đầu vận động trả tự do cho ông bằng việc gặp
gỡ các quan chức Bộ Ngoại giao và dân biểu Quốc hội Đức như các ông Christoph
Straesser, Đặc ủy Liên bang về Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Chính phủ Đức
và Dân biểu Tom Koenigs.
Ngày 04/11/2014, bà
Hà tham gia một phiên điều trần của Quốc hội Đức về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam.
Đến ngày
07/12/2015, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã trả hồ sơ lần thứ ba về Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao, yêu cầu điều tra bổ sung về vấn đề “Đảng tịch” của ông
Vinh. Trước đó, Viện Kiểm sát cũng đã trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra hai lần
để điều tra bổ sung.
Số lần và thời hạn
trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung đều vượt quá quy định của Bộ luật Tố tụng
Hình sự. Theo Khoản
2, Điều 121, BLTTHS, tòa án hoặc viện kiểm sát chỉ được trả hồ sơ không quá
hai lần, nhưng trong vụ án này, tòa án trả lại hồ sơ đến ba lần.
Thư kêu oan khẩn cấp
cho ông Vinh. Ảnh: Lê Thị Minh Hà.
Ngày 06/01/2016,
sau khi ông Vinh bị bắt giam gần 20 tháng mà không được xét xử, bà Hà đã gửi đơn
kêu oan khẩn cấp về hồ sơ của ông Vinh đến Chủ tịch nước và Trưởng ban
Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương khi đó, là ông Trương Tấn Sang.
Bà Hà cùng từng gửi
thư khiếu nại đến Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm
sát Nhân dân Tối cao, về các sai phạm trong quy trình tố tụng trong vụ án của
ông Vinh trước đây, nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Bìa cuốn sách Anh
Ba Sàm được bán trên hệ thống Amazon. Ảnh: NXB Trẻ Hà Nội.
Ngày
15/03/2016, cuốn sách Anh
Ba Sàm song ngữ Anh - Việt được phát hành trên hệ thống bán hàng
trực tuyến của Amazon tại Mỹ. Cuốn sách dày 400 trang tập hợp các bài viết về
Anh Ba Sàm của nhiều tác giả, cùng với tiểu sử cũng như những vi phạm của cơ
quan liên quan trong quá trình tố tụng của vụ án.
Ông Nguyễn Hữu Vinh
và bà Lê Thị Minh Thúy trong phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 23/3/2016. Ảnh: Getty Image.
Năm 2016, Tòa án
Nhân dân Thành phố Hà Nội thông báo phiên xét xử sơ thẩm ông Vinh và cộng sự sẽ
diễn ra vào ngày 19/01/2016. Nhưng sau đó, tòa lại thông báo hoãn
phiên xét xử vì Hội thẩm Nhân dân được chỉ định không thể tham gia
phiên tòa.
Ngày 23/3/2016, vụ
án Ba Sàm mới chính thức được Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử.
Cáo trạng của Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao không liên quan gì đến trang blog Ba Sàm.
Ông Vinh và bà Thúy bị cáo buộc đã đăng tải 24 bài viết trên blog Dân
Quyềnvà blog Chép Sử Việt có “nội dung sai sự thật, tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ các cá
nhân” theo giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo cáo trạng, hai
trang blog nêu trên đã có hơn 3,7 triệu lượt truy cập với nhiều phản hồi có nội
dung “tiêu cực”.
Ông Felix Schwarz,
Tuỳ viên Chính trị và Nhân quyền của Đại sứ quán Đức và dân biểu Đức Martin Patzelt đều không được tham gia phiên tòa xét xử Anh Ba Sàm. Ảnh:
vietnamhumanrightsdefenders.net
Phiên toà về lý
thuyết là công khai, nhưng thực tế thì rất kín. Ngoại trừ bà Lê Thị Minh Hà (vợ
ông Nguyễn Hữu Vinh) và bà Nguyễn Thị Thuyên (mẹ của bà Nguyễn Thị Minh Thuý),
không còn người thân nào khác của hai bị cáo được tham dự phiên sơ thẩm. Một số
viên chức ngoại giao nước ngoài, bạn bè của ông Vinh, bà Thuý đều phải đứng
ngoài.
Kết thúc phiên tòa, ông Vinh bị tuyên
án năm năm tù giam còn bà Thúy bị tuyên án ba năm tù giam theo điều
258 Bộ luật Hình sự.
Sau phiên xử sơ thẩm,
ông Vinh và bà Thúy đã làm đơn kháng án, phản đối bản án sơ thẩm.
Ông Vinh và bà Thúy
trong phiên tòa phúc thẩm ngày 22/9/2016. Ảnh: AFP.
Ngày 22/9/2016, Tòa
án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Ba Sàm.
Theo báo Tuổi Trẻ ghi
nhận, trong phiên tòa này, phía ông Vinh đã nêu ra nhiều điểm oan sai của bản
án sơ thẩm, cũng như việc các cơ quan chức năng đã vi phạm nghiêm trọng luật tố
tụng hình sự: Không có bằng chứng ông Vinh chỉ đạo bà Thúy đăng tải các bài viết
sai sự thật. Trong ngày khám xét nhà, ông Vinh cáo buộc rằng máy tính của ông
đã bị xâm nhập bất hợp pháp, một số video bị mất. Ông đã nhiều lần khiếu nại về
các vi phạm này, nhưng không được giải quyết.
Tuy nhiên, HĐXX vẫn
nhận định đã có đủ cơ sở kết luận việc đăng tải các bài viết trên hai blog là
“sai sự thật, không có cơ sở, gây bi quan, một chiều, gây ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và Nhà nước”. Tòa tuyên y án bản án sơ thẩm.
Từ khi Nguyễn Hữu
Vinh bị bắt, các tổ
chức nhân quyền quốc tế, Đại Sứ quán nước ngoài,
cũng như Ủy ban Nhân quyền LHQ đã
nhiều lần lên tiếng yêu cầu trả tự do cho ông - và những bloggers bất đồng
chính kiến khác đã bị bắt và bỏ tù tại Việt Nam.
T.L.V.
__________
Tài liệu tham khảo:
- Sách Anh
Ba Sàm (Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội)
Nguồn: http://luatkhoa.info/2017/09/anh-ba-sam-tu-thieu-ta-cong-den-nha-bao-doc-lap-va-tu-nhan-luong-tam/
Được đăng bởi bauxitevn vào
lúc 08:41
-----------------------------------
VETO - (Trích trang 4 bản tin hàng tuần của ông Martin Patzelt,
Dân biểu Quốc hội CHLB Đức, ra ngày 15/09/2017)
Tuần này bà Minh Hà, vợ của Blogger Nguyễn Hữu Vinh
(Blogger Anh Ba Sàm), người hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, đã đến nói
chuyện với tôi ở Berlin.
Ấn tượng để lại cho tôi là chồng bà đã tận dụng thời
gian bị giam giữ độc đoán để dấn thân một cách quyết liệt cho việc cải thiện hệ
thống lao tù Việt Nam và đòi thực hiện nhân quyền cho cả những người tù. Ông
Vinh đã soạn ra một chương trình hành động gồm 21 điểm, thí dụ trong đó có việc
cung cấp văn bản pháp luật cho tù nhân để biến chúng thành những quyền của tù
nhân trong thời gian bị giam giữ. Vợ ông là bà Minh Hà đã hỗ trợ không biết mệt
mỏi cho ông. Trong vòng một giờ đồng hồ ngắn ngủi của mỗi lần thăm gặp hàng
tháng ông đã đọc cho bà ghi chép những ý tưởng để về thực hiện.
Dựa trên luật lệ hiện hành bà Minh Hà đã viết các
bản khiếu nại để gửi cho trại giam. Theo bà thì ông bà đã đạt được một vài
thành quả. Sau 4 tháng đấu tranh quyết liệt của ông Vinh và bà Minh Hà, trại
giam số 5 đã cho dán 10 điều lệ của trại giam và 4 tiêu chuẩn dùng để xếp loại
tù nhân theo Thông tư số TT 40/2011/TT-BCA lên tường của mỗi phòng trong khu
giam riêng dành các tù nhân chính trị. Ông bà xem việc khai mở tri thức là quan
trọng nhất. Ngoài ra ông bà cũng đòi hỏi cho tù nhân trong khu giam riêng được
đọc sách và báo vì có những người tù không dược cầm trên tay bất cứ một tạp chí
nào trong vòng 5 năm qua. Ban giám thị đã đồng ý cho việc này. Sau khi nhận
được văn bản cho phép thì ông Vinh sẽ xúc tiến việc thực hiện và cần nhận được
sự quyên góp sách báo.
Tôi chúc cho 2 nhà hoạt động nhân quyền nhiều nghị
lực và sự bền bỉ trong công tác đấu tranh nhân quyền cao cả này.
(Bản
dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền)
Nguyên
bản tiếng Đức:
No comments:
Post a Comment