Với TT Trump: Hà Nội
phải kết thúc kỷ nguyên lập lờ thương mại
Thứ
Bảy, 11/30/2024 - 05:31 — namviet
https://www.rfavietnam.com/node/8231
Việc
TT Donald Trump trở lại cầm quyền, đã dấy lên một bài tính đầy lo lắng với
Hà Nội, là làm sao để dứt được tình trạng hàng hóa Trung Quốc đi qua cửa Việt
Nam để vào Mỹ, mà vốn trước đây, tình đồng chí và thế anh em hàng dưới đã buộc
Việt Nam chấp nhận, bên cạnh đó, là để được Mỹ chấp nhận là một nền kinh tế
thị trường.
Theo
thống kê, số lượng nhà sản xuất Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam đã
bùng nổ kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump. Các nhà nghiên cứu thị trường,
cố vấn và luật sư doanh nghiệp… gần đây đang nói xa nói gần trên các trang báo
nhà nước, về số lượng ngày càng tăng các nhà sản xuất nước ngoài đang đổ vào Việt
Nam. “nước ngoài”, là một cách nói phổ biến của Việt Nam lâu nay khi muốn nói về
Trung Quốc mà không dám gọi thẳng tên.
Trong
khi giới sản xuất nội địa đang vất vả tồn tại - Cục Quản lý đăng ký Kinh doanh
thuộc Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết số doanh nghiệp phá sản,
ngừng hoạt động năm 2024 có thể lên đến hơn 178.000 doanh nghiệp, tăng hơn 3,3%
so với cùng kỳ năm 2023 – thì các chuyến hàng và cơ sở được xây dựng của các
công ty Trung Quốc đặt bản doanh ở Việt Nam đang rầm rập ngày đêm.
Nói
trên tờ SCMP, Jack Nguyen, Tổng giám đốc điều hành của công ty dịch vụ chuyên
nghiệp InCorp, cho biết ông giúp một hoặc hai công ty Trung Quốc thành lập tại
Việt Nam mỗi tuần. "Họ cần phải rời khỏi đại lục - ở Trung Quốc đang có những
vấn đề kinh tế", ông nói. "Tôi không thấy lý do gì khiến xu hướng đó
không tiếp tục trong vài năm tới".
Trung
Quốc đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án mới tại Việt Nam
trong bảy tháng đầu năm nay, đóng góp 29,7% tổng số, công ty Dezan Shira and
Associates cho biết. Các nhà đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đã đầu tư 1,97 tỷ
đô la Mỹ vào Việt Nam trong cùng bảy tháng, "tốc độ tăng trưởng được duy
trì khá nhanh", một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết
vào tháng trước.
Nhưng
với Bộ Thương mại Hoa Kỳ, và TT Donald Trump, chuyện dùng Việt Nam làm bình
phong để đưa hàng vào Mỹ đã rất cũ. Một nguồn tin không chính thức cho biết, Đại
sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã có trong tay danh sách hàng loạt các công ty Trung Quốc
dùng Việt Nam để né thuế. Thời của TT Biden có vẻ còn nương nhẹ với Việt Nam,
không chỉ thẳng mặt nhưng với nhiệm kỳ II của ông Trump, chuyện đang được đặt
trên bàn cân với những mức thuế quan được đặt ra cụ thể đến choáng váng.
Trong
số mới nhất của Forbes, đã có những ghi nhận về cách mà Trump nhìn xuyên qua hiện
tình hiện nay ở Việt Nam, cụ thể, 'Made In Vietnam' sẽ được coi là 'Made In
China' mới dưới thuế quan của Trump.
Jason
Miller, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) tại Đại học
bang Michigan, nói với Forbes: “Nếu trước đây nó được sản xuất ở Trung Quốc thì
bây giờ nó sẽ được sản xuất tại Việt Nam”. “Việc sản xuất đó sẽ không quay trở
lại Mỹ.” Đó là vấn đề của Hà Nội lúc này.
Trump
đã nhiều lần nói trong những tháng gần đây rằng ông muốn thúc đẩy sản xuất của
Mỹ và làm cho hàng hóa sản xuất ở nước ngoài trở nên đắt hơn khi nhập khẩu. Ông
đã chỉ ra Mexico cũng như Trung Quốc, hồi đầu tháng này cho biết rằng ông sẽ áp
dụng mức thuế từ 25% đến 100% đối với các sản phẩm được sản xuất ở phía nam
biên giới. Trước đây, ông nói rằng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ phải chịu
mức thuế 60%, trong khi bất cứ thứ gì sản xuất ở nước ngoài sẽ phải chịu mức
thuế chung 20% - bao gồm cả Việt
Nam.
Việt
Nam vội vã chào mời thân thiện với chính Trump. Đầu tháng 10, Eric Trump, con
trai tổng thống đắc cử và phó chủ tịch điều hành của Trump Organization, đã
công bố phát triển một dự án trị giá 1,5 tỷ USD bao gồm các khách sạn 5 sao và
sân gôn ở một tỉnh ngoại ô Hà Nội.
Nhiều
nhà bình luận cho rằng chính sách thuế quan của Trump sẽ chỉ đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch sang Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, Hà Nội phải tính toán
cách tách mình ra khỏi bóng dáng Trung Quốc, ít nhất là trong việc làm ăn, để
không bị vạ lây, và quan trọng làm sao là không để Bắc Kinh khó chịu.
Từ
chối cho các tập đoàn và công ty Trung Quốc núp bóng để nhập khẩu vào Mỹ, là một
bước đi quan trọng, kết thúc là trò lập lờ kinh tế với Mỹ. Được và mất hiện rõ
trong bài tính sắp tới của Hà Nội, nhưng đứng một mình, cũng đang là một cơ hội.
No comments:
Post a Comment