Wednesday, December 4, 2024

BI KỊCH CỦA KẺ SÁT NHÂN : 'KHÔNG AI SINH RA ĐÃ ÁC' (Tiến sĩ Gwen Adshead / BBC News)

 



Bi kịch của kẻ sát nhân - ‘không ai sinh ra đã ác’

Tiến sĩ Gwen Adshead

Bác sĩ tâm thần pháp y

3 tháng 12 2024, 17:14 +07

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd75377zpr1o

 

Cảnh báo: Một số chi tiết trong bài viết có thể gây khó chịu.

 

Vào buổi tối ngày 20/8/1989, hai anh em Erik và Lyle Menendez cùng bước vào một căn phòng trong nhà mình tại Beverly Hills (California, Mỹ). Khi ấy, ba mẹ hai người đang xem bộ phim The Spy Who Loved Me (Tạm dịch: Yêu chàng điệp viên). Hai anh em đã bắn cha mẹ mình ở cự ly gần bằng một khẩu shotgun.

 

Họ lãnh án chung thân không ân xá, và trong nhiều năm, câu chuyện của họ chìm dần vào quên lãng.

 

Và rồi, tháng Chín vừa qua, cặp huynh đệ này được quan tâm trở lại khi Netflix ra mắt loạt phim truyền hình và tài liệu về chuyện đã xảy ra.

 

Vụ án hiện đang được xem xét lại do xuất hiện bằng chứng mới mà trước đó không được đưa ra trước tòa.

 

Hôm thứ Hai tuần trước, 28 năm sau lần hầu tòa cuối cùng, từ trong tù, hai anh em đã kết nối trực tuyến với một phiên xử vào lúc người bác gái khẩn cầu hãy trả tự do cho hai người cháu của mình.

 

“Tôi nghĩ đã tới lúc để chúng về nhà rồi,” bà nói.

 

Trong khi đó, người bác trai gọi hai anh em là “máu lạnh” và tin rằng cả hai cần phải ở sau song sắt suốt đời.

 

Điều khiến tôi khựng lại khi thấy cách mọi việc diễn ra là sự đối nghịch mà những người khác nhau, ngay cả người thân, nhìn nhận hai anh em Menendez.

 

Liệu hai người họ có thực sự là “quái vật” như cách bộ phim trên Netflix mô tả? Hay thực ra họ đã thay đổi như lời thỉnh cầu của người bác gái?

 

Trong 30 năm hành nghề tâm lý học tội phạm và trị liệu tâm lý tại các bệnh viện tâm thần và nhà tù trên khắp nước Anh, trong đó có cả bệnh viện Broadmoor, tôi đã trò chuyện với hàng trăm phạm nhân phạm tội hết sức nghiêm trọng nhằm giúp họ chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân.

 

Nhiều người cho rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi. Tôi từng bị đặt những câu hỏi như: “Có chắc là làm gì với họ được chứ? Không phải chúng sinh ra đã vậy sao?”

 

Hàm ý là chỉ có một con quái vật bất thường mới có thể gây ra những thương tổn ghê gớm như vậy cho người khác – hoặc những kẻ sát nhân đó, từ Rose West, Harold Shipman tới Lucy Letby và Peter Sutcliffe, theo một cách nào đó thì không phải là người.

 

Đúng vậy, khi tôi mới làm việc trong ngành này, tôi cũng quan niệm rằng những kẻ phạm tội bạo lực hoặc giết người chắc hẳn rất khác với những người khác.

 

Nhưng tôi đã bỏ suy nghĩ này.

 

Điều tôi học được là nguyên nhân chính tạo ra tâm trí bất ổn - chủ đề tôi suy xét trong chương trình The Reith Lectures có bốn tập trên Radio 4 – không được thể hiện qua những bộ phim truyền hình dựa trên các tội ác có thật hay trong bản ghi tại tòa.

 

Thực tế phức tạp hơn rất nhiều việc gắn mác ai đó là “quỷ dữ” một cách đơn thuần, như điều tôi tự nhận ra.

 

XEM TIẾP >>>>> 

 







No comments: