'Tứ trụ' Việt Nam:
Cơ hội của bà Trương Thị Mai và tham vọng của Đại tướng Tô Lâm
BBC News Tiếng Việt
30
tháng 4 năm 29024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqqnkeg39xko
Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chức chỉ cách
nhau hơn một tháng. “Tứ Trụ” Việt Nam nay chỉ còn hai người, chính trường Việt
Nam sẽ có những diễn biến thế nào?
Chủ
tịch Quốc hội là một vị trí nằm trong “Tứ Trụ”, bên cạnh tổng bí thư, chủ tịch
nước và thủ tướng.
Giáo
sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ),
nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí "vô cùng quan trọng cho
tính chính danh của Đảng".
"Tôi
nghĩ sẽ rất khó để đất nước vận hành mà không có chủ tịch Quốc hội khi mà luật
và các quy định cần được thông qua. Việc không có chủ tịch Quốc hội sẽ gửi một
tín hiệu rất xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài," ông Abuza nói.
Dựa
trên Quy định 214-QĐ/TW 2020 về khung tiêu chuẩn cho các chức danh thì một
trong những điều kiện để trở thành chủ tịch Quốc hội là phải tham gia Bộ Chính
trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
Còn
theo Hiến pháp, chủ tịch Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội.
·
Đại tướng Tô
Lâm: nhân vật trung tâm sau khi ông Vương Đình Huệ mất chức
·
Vụ ông Vương
Đình Huệ từ chức dưới góc nhìn quốc tế
Hiện
những người thỏa mãn các yêu cầu này gồm có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm,
bà Trương Thị Mai và ông Phạm Minh Chính.
Tuy
nhiên, hiện ông Trọng đang là tổng bí thư và nắm giữ vị trí quyền lực nhất.
Còn
ông Chính đang làm thủ tướng, một vị trí cũng nằm trong “Tứ Trụ”, nên không có
khả năng hai người này sẽ thay thế ông Huệ.
Vì
vậy, dựa trên Quy định 214 và Hiến pháp, có thể nói bà Trương Thị Mai và ông Tô
Lâm là hai người có khả năng cao cho vị trí chủ tịch Quốc hội.
Cũng
có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ áp dụng ngoại lệ, trong trường hợp họ muốn cơ
cấu người không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Quy định 214. Khi đó, sẽ có
thêm các ứng viên khác, chẳng hạn ủy viên Bộ Chính trị chưa tham gia trọn một
nhiệm kỳ.
No comments:
Post a Comment