28/03/2019
https://www.luatkhoa.org/2019/03/khi-dan-chu-khong-con-la-con-duong-duy-nhat-de-tro-nen-thinh-vuong/
Trong khi Mỹ và các đồng minh pg Tây cũng như Nhật Bản
ngày càng tỏ ra lép vế về tiềm lực kinh tế thì người dân ở các quốc gia bị xem
là “phi dân chủ” đang có được mức thu nhập ngày càng caohươn. Liệu điều này có
khiến nền dân chủ mất đi sức hấp dẫn của nó?
Roberto Stefan Foa, giảng viên chuyên ngành chính trị
học của Đại học Melbourne (Úc) và giáo sư chính trị học Yascha Mounk của Đại học
Johns Hopkins (Hoa Kỳ) phân tích điều này trong bài báo “When
democracy is no longer the only path to prosperity” đăng trên Wall Street
Journal ngày 01/3/2019.
Khi thế kỷ 20 gần khép lại, xu hướng dân chủ đã thắng
thế trên khắp thế giới. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, Liên Xô sụp đổ. Các
chính phủ trên thế giới đồng loạt phát đi tín hiệu ủng hộ bầu cử tự do và pháp
quyền. Nhân loại cuối cùng đã nhận ra tính ưu việt của tự do, dân chủ và bình đẳng.
Trên thực tế, vào cuối thế kỷ trước, lý do cho sự hấp
dẫn của nền dân chủ phụ thuộc phần lớn vào thành công về mặt kinh tế. Các nước
giàu có nhất thế giới đều là các nền dân chủ và do vậy, phần còn lại của thế giới
cũng muốn trở nên giàu có.
Năm 1995, 96% người có thu nhập bình quân trên
20.000 USD/năm đều là công dân của các nền dân chủ tự do. Thế nhưng, ngày nay,
sự giàu có đang dần chuyển sang cho các nước độc tài.
Phân tích và dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
cho thấy trong 5 năm tới, tổng GDP của các quốc gia được tổ chức Freedom House
xếp hạng “phi tự do” như Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi sẽ vượt qua
tổng GDP của các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa của các quốc gia dân
chủ như Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Nhật Bản. Nhóm “phi tự do” nêu trên cũng là điển
hình cho việc mô hình kết hợp giữa một chính phủ độc tài với nền kinh tế thị
trường bị kiểm soát bởi nhà nước mang lại thành công to lớn về kinh tế.
Biểu đồ cho thấy quyền lực kinh tế ngày càng lớn của các chế độ độc tài.
Màu xanh: các nước dân chủ phương Tây. Màu tím: các nước độc tài. Ảnh: WSJ.
Ngày nay, có tới 376 triệu người sống ở các quốc gia
bị đánh giá “thiếu dân chủ tự do” – bao gồm Nga, Kazakhstan và các quốc gia
vùng Vịnh – có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD tính theo ngang giá
sức mua. Ở khu vực ven biển Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người đã tăng
lên trên mức này, vượt mốc 35.000 USD/năm tại các thành phố lớn. Khi mọi vùng
miền tại Trung Quốc vượt mức thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD, IMF
ước tính 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ sống trong chế độ độc tài với thu nhập
cao.
Bước phát triển mới này đang là thách thức lớn với
tương lai của nền dân chủ. Lần cuối cùng thế giới dân chủ đối mặt với thách thức
nghiêm trọng về tính ưu việt kinh tế và công nghệ là sau khi Liên Xô phóng
Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào năm 1957.
Nổi lên từ công cuộc tái thiết sau Thế chiến II và với
việc có thêm bảy quốc gia chư hầu mới ở Đông Âu gia nhập, Liên bang Xô Viết đã
chứng kiến sự gia tăng GDP từ 1/5 mức của Hoa Kỳ năm 1945 lên hơn ½ mức đó vào
năm 1958. Vài năm sau, Paul Samuelson, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, đã
dự đoán rằng GDP của Liên Xô sẽ vượt Mỹ vào năm 1984.
Tất nhiên, điều đó đã không bao giờ xảy ra. Năm
1969, lá cờ Mỹ tung bay trên mặt trăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ
một lần nữa vượt xa so với Liên Xô. Mức sống dưới chế độ cộng sản không bao giờ
đạt đến mức sống ở phương Tây. Về phần mình, Samuelson tiếp tục đưa ra những dự
đoán về thời điểm mà ông cho rằng nền kinh tế Liên Xô sẽ vượt qua Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ngày nay, có ít lý do để tin tưởng vào
chiến thắng kinh tế cuối cùng của nền dân chủ. Năm 1957, Hoa Kỳ cùng với các đồng
minh dân chủ ở châu Âu và Nhật Bản chiếm gần 2/3 GDP nền kinh tế toàn cầu, gấp
ba lần so với các quốc gia phương Đông cộng với Trung Quốc. Sputnik có thể đã
khiến người Mỹ lo lắng, nhưng phương Tây vẫn chiếm ưu thế về kinh tế.
Ngược lại, vào thời điểm này, trong năm 2019, không
có dấu hiệu chuyển đổi chính sách nào đảo ngược được thực tế là các nền dân chủ
phương Tây chiếm ít hơn 1/3 GDP nền kinh tế toàn cầu. Với sự thay đổi căn bản về
dân số và năng suất trên toàn thế giới mà chúng ta đã chứng kiến trong những thập
kỷ gần đây, sẽ thật ngây thơ khi hy vọng Bắc Mỹ và Tây Âu sẽ sớm thống trị trở
lại. Niềm hy vọng rằng Hoa
Kỳ dưới thời Donald Trump, nơi nền chính trị Mỹ đã trở thành sân chơi cho các
nhóm lợi ích kinh doanh đầy quyền lực, sẽ thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện
tại là một ảo tưởng.
Cuối cùng, việc các nền dân chủ tự do hay chế độ
chuyên chế sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21 được hay không nhiều khả năng
sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia như Ấn Độ, Nigeria và Indonesia xây dựng nền
dân chủ ổn định và giàu có, với các nguyên tắc tự do, bình đẳng như thế nào. Nếu
những nước này thành công, nền dân chủ sẽ có cơ hội duy trì và mở rộng ảnh hưởng
của mình trong những thập kỷ tới. Nhưng nếu những nước rất quan trọng này thất
bại, nền dân chủ có thể sẽ thoái lui trước các chế độ độc tài thành công về
kinh tế.
Như lịch sử của thế kỷ 20 cho thấy, nền dân chủ tự
do có vị ngọt ngào hơn khi đi kèm với sự thịnh vượng.
No comments:
Post a Comment