Thursday, March 28, 2019

CHÚNG TA ĐỀU LÀ THUYỀN NHÂN (Giao Chỉ San Jose)




27/03/2019

Chủ nhật 24 tháng 3-2019 là một ngày nắng vào giữa mùa mưa gió miền Bắc CA. IRCC và Dân Sinh Media tổ chức ngày Thuyền Nhân Hội Ngộ tại ngay hội trường của Santa Clara County vào 9 giờ sáng. Mọi người đến tham dự khá đông đảo vừa trò chuyện vừa ăn sáng và xem triển lăm các hình ảnh về thuyền nhân của Việt Museum. Trên bàn ngay cửa vào là mô hình tấm bia đặc biệt nổi tiếng tại Mă Lai. Bia tưởng niệm tại nghĩa trang thuyền nhân do thân nhân về thăm viếng thực hiện năm 2005 nội dụng hết sức trang trọng tiếc thương và cầu nguyện cho những người đă chết trên đường tìm tự do. Do áp lực của công sản Hà Nội, chính quyền Mă Lai đă phải đục bỏ. Mẫu bia nầy hiện đặt tại Việt Museum, San Jose. 


Đúng 10 giờ sáng mọi người vào hội trường. Sau phần nghi lễ khai mạc, ông Nguyễn đức Cường , nguyên tổng trưởng kinh tế VNCH đại diện hội đồng quản trị IRCC/Viet Museum lên giới thiệu Giám sát viên Dave Cotese chào mừng quan khách. Tiếp theo   ông Phạm Phú Nam, giám đốc Dân Sinh Media trong vai trò MC đã cảm ơn các thành phần yểm trợ cho tổ chức. Với tư cách đại diện IRCC/Viet Museum, chúng tôi trình bày tổng quát về lịch sử 20 năm thuyền nhân tỵ nạn. Phần tiếp theo là các câu chuyện sống thực lần lượt do các thuyền nhân kể lại. Anh Thế Vũ, phụ tá của ông Dave Costese và anh Quang lên kể về hành trình vượt biển hơn 20 năm qua. Thực sự ngay trong hàng trăm quý vị tham dự cũng như hàng triệu thuyền nhân tại hải ngoại, mỗi người đều có riêng những câu chuyện đau thương và may mắn. Những đoạn đời gian truân và ly kỳ, nhưng tất cả đều ngồi yên lặng theo dõi diễn giả và các đoạn phim cảm động do tác giả Phạm Phú Nam sưu tầm và thực hiện công phu với âm thanh sống động. Nhưng đặc biệt hơn hết chính là câu chuyện của ông Nam trong vai trò thuyền trưởng của chuyến vượt biển không những hấp dẫn, gây xúc động và làm mọi người bàn tán mãi về sau. Câu chuyện về con thuyền 91 người được trang bị và tổ chức chu đáo để sẵn sàng chống cả với hải tặc. Tuy nhiên lại rất không may tầu chết máy giữa đại dương, nếu không được cấp cứu thì tất cả sẽ chết đói chết khát. Giữa cơn nguy kịch chỉ còn trông chờ ở con tàu Mã Lai kéo vào bờ. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, cả tàu đã được thoát chết nhớ một nữ anh hùng can đảm hy sinh. Câu chuyện hấp dẫn ly kỳ sẽ được ghi lại trực tiếp bởi diễn gia qua Youtube phổ biến sau. Tóm lược lại, đây là một buổi họp mặt vô cùng ý nghĩa và cảm động trước khi mọi người chuẩn bị cho ngày 30 tháng tư đáng ghi nhớ sắp đến. Tháng Tư của 44 nam nhìn lại.

Phần tiếp theo là tường thuật riêng của chúng tôi với các điểm ghi nhớ liên quan đến ngày Thuyền Nhân như sau.

Chuyện thứ nhất:                                                                                       
Định mệnh nào cho người đi Mỹ.
   

30 tháng tư 75, Sài Gòn thất thủ. Ông Ford cho lệnh di tản gia đình người Mỹ và liên hệ Mỹ khoảng 70 ngàn. Một số đi bằng máy bay. Nếu đi trực thăng thì cũng ra hạm đội rồi chuyển qua thương thuyền. Hàng ngàn con thuyền nhỏ của người Việt túa ra biển Đông. Hạm đội Việt Nam và Hoa Kỳ vớt hết. Có vé hay không, tất cả đều vào Mỹ không cần thông hành. Năm xưa lính Mỹ đồ bỏ vào Đà Nẵng đem theo vũ khí không cần Visa. Bây giờ quân dân Việt Nam vào đất Mỹ phải bỏ súng và cũng không cần hộ chiếu. Tổng cộng 150 ngàn. Tháng 7 năm 75 tôi đón một gia đình 37 người dân chài Bắc Kỳ di cư đi từ Phan Thiết vào Vũng Tàu rồi được tầu Mỹ vớt qua Hoa Kỳ. Lạc loài đến Springfield Illinois, TV và báo Mỹ phỏng vấn ông cụ trưởng tộc. Hỏi rằng tổng thống Ford chỉ cho phép di tản gia đình Mỹ và những người có liên hệ quan trọng. Ông có giấy tờ gì mà được qua đây. Ông cụ dân chài nói rằng chúng tôi cũng có đủ giấy tờ. Nói rồi cụ đưa tờ giấy cũ kỹ nhàu nát có vẽ các đường ngang dọc. Thông dịch viên chuyển ngữ. Cụ nói đây là số tử vi của họ nhà tôi. Giấy phép này của Trời làm còn to hơn giấy của ông Ford. Lá số của cả họ nhà tôi đều là Thuyền Nhân đi Mỹ.
 
Chuyện thứ hai:
Tất cả chúng ta đều là thuyền nhân


Vào dịp Tết 82, làm công việc cho cơ quan di dân ty nạn tôi có dịp đón tiếp một nhóm gia đình Việt Nam mới đến định cư. Gồm đủ mọi thành phần. Có người mới đến từ trại ty nạn. Có người qua năm 75 di chuyển từ tiểu bang khác về San Jose. Nhân viên hướng dẫn của cơ quan hỏi rằng ai là thuyền nhân và ai đến Mỹ bằng máy bay.  Một ông lớn tuổi chống nạng chợt mặt đỏ bừng đứng lên lớn tiếng. Tất cả chúng ta đều là thuyền nhân hết. Chúng tôi rất ngạc nhiên và tất cả đều yên lặng. Lát sau ông nói tiếp hai đứa con trai tôi vượt biên bằng thuyền năm 76. Tôi bị tù sau 4 năm trở về nhưng chân què. Vợ tôi và cháu gái bị hải tặc hãm hiếp rồi giết chết. Tôi xin đi đoàn tụ qua đây. Nhưng xin các ông cho ghi tất cả chúng tôi là thuyền nhân để tưởng niệm vợ con tôi. Tôi trả lời: Vâng, trên ý nghĩa tinh thần tất cả người Việt chúng ta ở Mỹ đều là thuyền nhân.

Chuyện thứ 3. 
Bao nhiêu thuyền nhân?
    

Viện bảo tàng thuyền nhân đã nghiên cứu. tham khảo và sau cũng có được các con số như sau. 


Tổng công trong 20 năm từ 1975 đến 1995 có 964000 thuyền nhân chia ra làm 5 đợt. Xin xem hình tác phẩm đính kèm. Nếu coi toàn thể cộng đồng Việt trên thế giới là một gia đình thì toàn gia dọn nhà chạy giặc suốt 2 thập niên. Những người di tản đầu tiên là 150 ngàn đóng vai tiền thám thử thách. Hình ảnh cuộc sống trên đất mới đã đưa về những tin tức của thế giới tự do. Từ đó khích lệ các chuyến đi. Những đau thương thất bại và những thứ thach thành công đã mở đường cho các chiến dịch ODP. Ra đi có trật tự, HO và Con lai rồi những đợt Boat People tiếp theo..Một trong rất nhiều người tự vẫn tại Thái Lan đã viết lại những hàng chữ đầy máu lệ. Anh viết rằng “Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác.”
(Vài hàng tuyệt mệnh của Nguyễn Ngọc Dung, 25 tuổi. Ngày 3/5/1993, anh đã tự đâm vào tim và chết tức khắc trước văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại trại Sungei Besi, Mã Lai.)
                       
Thưa quý vị,
 
Vì vậy hôm nay chúng ta tổ chức Ngày Thuyền Nhân . Đây là ngày của tất cả chúng ta. Năm nay tạm thời là năm thử thách. Sang năm 2020 sẽ là lần kỷ niệm 45 năm kể từ 1975. Sẽ có ngày Thuyền Nhân quy mô hơn với sự góp mặt của rất nhiều người. Các khoa học gia, các tướng lãnh gốc Việt cũng là gốc thuyền nhân. Các danh ca, các nhà bác học, các vị dân cử gốc thuyền nhân. Các danh nhân là con cháu thuyền nhân. Ngày Thuyền nhân chắc chắn gợi lại hàng ngàn chuyện đau thương nhưng chính từ ý nghĩa sâu thẳm của thảm kịch vượt biên vượt biển chúng ta sẽ tiến tới thành quả xây dựng một cộng đồng Việt Nam tốt đẹp trong tương lai.
 

Ghi Chú: 
Trong 10 năm qua đã có trên 100 ngàn khách đến thăm Viện bảo tàng Thuyền Nhân và VNCH tại San Jose. Đa số là các em học sinh đi Field Trip. Chúng tôi rất cần các thành viên tình nguyện làm việc chào đón quan khách. Chỉ cần 4 hay 8 giờ một tuần các bạn sẽ đóng góp lớn lao cho công tác đem quá khứ huy hoàng gửi tương lai vĩnh cửu. Sẽ được hướng dẫn công việc. Xin liên lạc qua điện thoại, địa chỉ và email sau đây : https://vietbao.com/images/file/A1BastCy1ggBAIdQ/w451/4-thuyen-nhan.jpg






No comments: