Khánh Anh
dịch
4-1-2019
VNTB - Khi
cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra, cần chú ý để biết ai có thể
hưởng lợi. Khi Trung Quốc không còn là cơ sở sản xuất chi phí thấp nữa- vì bắt
buộc hoặc vì dự định- ai được hưởng lợi? Không ai khác: Việt Nam.
Việt Nam từ lâu đã có thể tự hào rằng các công ty quốc
tế như Intel, Samsung, Adidas và Nike chọn cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Một trong
mười điện thoại thông minh trên thế giới được sản xuất tại đây. Tuy nhiên, xung
đột thương mại Mỹ và Trung Quốc đã đẩy các công ty ra khỏi Trung Quốc và hướng
về Việt Nam. Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ có trụ sở tại
Quảng Châu cho thấy các công ty Trung Quốc đang mất thị phần do các công ty
trên khắp châu Á, nhưng đặc biệt là Việt Nam.
Andy Ho, giám đốc đầu tư của Quỹ cơ hội Việt Nam
VinaCapital , cho biết: “Các doanh nghiệp đang tìm cách chuyển nơi sản xuất. Ví
dụ, các công ty vật liệu xây dựng đang xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, di chuyển
chuỗi cung ứng của họ. Việt Nam đã nhận được 19 tỷ đô la FDI hồi năm ngoái.
Việt Nam được coi là lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.
Điều đó có thể không kéo dài vô hạn, nhưng sự chú ý của chính quyền Hoa Kỳ nằm ở
chỗ khác. Ông Ho nói: Liệu Mỹ có đi theo Việt Nam? Đó hắc chắn là điều rủi ro.
Tuy nhiên, điều quan trọng là Việt Nam không phạm sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và
điều đó có thể tạo ra sự khác biệt.”
Tăng
trưởng thú vị
Trở thành một trung tâm sản xuất nổi tiếng được phản
ánh qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam - 6,6% vào năm 2018 và 6,5% vào năm
2019 (IMF). Còn có những điểm hấp dẫn khác: mà ông Ho nhắc đến là dân số 90 triệu
và tầng lớp trung lưu đang phát triển. Năm tới sẽ tăng 30%, tăng thêm hơn 1 triệu.
Các nhà quản lý quỹ châu Á đang để ý. Mike Kerley,
quản lý quỹ ủy thác Thu nhập Viễn Đông Henderson đánh giá quốc gia này cao hơn:
“ Việt nam đang làm đúng và đi theo mô hình Trung Quốc. Họ tạo ra cơ sở sản xuất,
mang lại việc làm. Họ cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng ngân hàng và xóa
các khoản nợ không hoạt động. Đồng nội tệ cũng tốt. Thặng dư tài khoản vãng lai
mạnh...”
Câu hỏi là liệu điều này có biến Việt Nam thành cơ hội
đầu tư tốt. Thị trường đã tăng đáng kể so với năm 2017, do đó, có vẻ không rẻ
như trước. Tuy nhiên, trong năm 2018 đã giảm đáng kể và giảm tới 15% trong 12
tháng qua. Ông Ho tin rằng vẫn còn những cơ hội được lựa chọn cho những người
tích cực. Ông nói: “Định giá hợp lý và thị trường giao dịch khoảng 13-14 lần
thu nhập.” Tuy nhiên, cũng như nhiều thị trường mới nổi, chỉ số này đã bị bóp
méo: “Tài chính, bao gồm cả ngân hàng và bất động sản chiếm một phần lớn chỉ số.”
Thay vào đó, VinaCapital tập trung vào thị trường
tiêu dùng trong nước. Thị tường này bao gồm các lĩnh vực như các hãng hàng
không giá rẻ. Có rất nhiều người lần đầu tiên ở Việt Nam đi máy bay và du lịch
nội địa đang tăng trưởng: “Hiện tại có 21 sân bay ở Việt Nam và đó là ưu tiên của
chính phủ,” ông Ho nói.
Phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng.
Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng: Ngày nay, 99% dân số sử dụng
điện làm nguồn chiếu sáng chính, tăng từ 14% vào năm 1993. Họ cũng chi tiêu rất
nhiều cho bất động sản, đường giao thông và các loại cơ sở hạ tầng khác.”
Nhưng vẫn còn có những hạn chế. Quản trị doanh nghiệp
vẫn cần phải được cải thiện nếu muốn tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài. Chính
phủ nhận ra điều này, nhưng ý chí thay đổi không giống như việc tự thay đổi. Tiếp
cận thị trường Việt Nam cũng khó khăn. Ông Kerley nói: “Thị trường Việt Nam
không cởi mở, với các quy tắc phức tạp trong việc cho người nước ngoài mua cổ
phiếu. Chúng tôi phải thông qua các quỹ uỷ thác đầu tư.”
Hiện tại, chỉ có ba quỹ uỷ thác đầu tư chấp nhận nhà
đầu tư từ Vương quốc Anh - VinaCapital Vietnam, Vietnam Holding và Vietnam
Enterprise. Vì thế, quỹ VinaCapital vượt trội hẳn, tăng 96,6% trong ba năm, khoảng
67% trước đối thủ gần nhất.
Trong vài năm tới, vẫn có rất nhiều thứ hỗ trợ sự
tăng trưởng của Việt Nam. Khi các công ty rời khỏi Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore hoặc Trung Quốc, Việt Nam có thể là một quốc gia thụ hưởng. Việt Nam
hiện đang trong quá trình ký kết một thỏa thuận thương mại lớn với EU. Điều này
sẽ dần mở ra các thị trường; triển vọng thú vị.
*
Mar 29, 2019, 02:04pm
No comments:
Post a Comment