08-12-2010
Từ ngày 28 tháng 11 khi WikiLeaks bắt đầu tiết lộ hàng triệu các điện văn mật của các tòa đại sứ Hoa Kỳ, đã có cuộc tranh luận trên toàn thế giới về việc WikiLeaks có quyền làm như vậy hay không.
Một cuộc khảo sát của đài truyền hình quốc gia Canada (CBCNews.ca) nêu câu hỏi “WikiLeaks có nên công khai hóa các hồ sơ nhạy cảm về mặt ngoại giao hay không” đã có hơn 74.000 phiếu bầu chọn (nên/không nên) từ khi WikiLeaks bắt đầu công bố vào cuối tháng Mười Một. Kết quả, 81 phần trăm số người được hỏi đồng ý WikiLeaks nên công bố những bức điện văn đó.
Hầu hết các nhận xét ở trang web của WikiLeaks cho rằng nguồn tin này có lợi cho dân chủ.
“Trách nhiệm của các chính phủ đòi hỏi một sự cởi mở và sẵn có của thông tin,” eclecticology viết.
Một cuộc khảo sát của đài truyền hình quốc gia Canada (CBCNews.ca) nêu câu hỏi “WikiLeaks có nên công khai hóa các hồ sơ nhạy cảm về mặt ngoại giao hay không” đã có hơn 74.000 phiếu bầu chọn (nên/không nên) từ khi WikiLeaks bắt đầu công bố vào cuối tháng Mười Một. Kết quả, 81 phần trăm số người được hỏi đồng ý WikiLeaks nên công bố những bức điện văn đó.
Hầu hết các nhận xét ở trang web của WikiLeaks cho rằng nguồn tin này có lợi cho dân chủ.
“Trách nhiệm của các chính phủ đòi hỏi một sự cởi mở và sẵn có của thông tin,” eclecticology viết.
E-rasor đồng ý. “Đó là ích lợi và an ninh của công chúng để chúng ta được bảo vệ không bị các chính khách thối nát và tội phạm làm hại.”
Một số bạn đọc khác tin rằng không nên tiết lộ những tài liệu đó, cho rằng WikiLeaks đã ảnh hưởng đến an ninh (quốc gia).
“Không, chúng ta không có quyền xem các tài liệu này, đó là lý do tại sao họ đã bị bọn biến thái đánh cắp; họ là hạng người đã quyết định luật pháp không áp dụng cho họ,” ElizabethF viết. “Chính phủ cần có khả năng giữ bí mật một số thông tin nhất định ... gọi [đó] là “an ninh quốc gia” có cái lý của nó.”
Các cơ quan thông tấn và các nhà bình luận cũng vào vòng tranh cãi về hành động của WikiLeaks có đủ điều kiện để gọi là làm báo hay không.
Một số nhà bình luận như Dumisani Muleya của tờ Độc Lập ởZimbabwe , đã ủng hộ WikiLeaks.
“Từ quan điểm hoàn toàn báo chí, WikiLeaks đã làm một công việc rất lớn,” Muleya viết. “Việc phát hành các tập tin là chiến thắng của giới phóng viên điều tra.”
Những người khác, như columnist bảo thủ Ezra Levant, không đồng ý. “Ăn cắp bí mật nhà nước và sau đó công bố cho kẻ thù của chúng ta trong thời gian chiến tranh không phải là báo chí. Đó là gián điệp,” Levant viết trong tờ National Post.
Trang web CBC.ca hỏi lại “bạn có nghĩ rằng những gì WikiLeaks đã làm là làm báo?” Tính đến 12:00 ET thứ Ba, có hơn 2500 phiếu bầu chọn. Khoảng 74 phần trăm số người được hỏi nói “có” trong khi 20 phần trăm nói “không”. Sáu phần trăm nói “không chắc”.
“Nếu cho phép mọi người biết được sự thật không phải là báo chí ở bậc cao nhất, thì cái gì là báo chí đây?” Rick Rickity hỏi. “Tôi hoan nghênh lòng can đảm của (Julian, người đồng sáng lập WikiLeaks) Assange, và mong được WikiLeaks nhiều hơn nữa.”
Nội Reader Peace lập luận rằng WikiLeaks đang làm báo nhiều hơn cả “CNN, NBC, ABC, hoặc bất cứ cơ sở truyền thông khác. Hiện nay có rất ít sự thật hoặc những gian dối được bạch hóa thông qua các hãng thông tấn này.”
Tuy nhiên, người dùng Facebook tên De La Chris Hearn không đồng ý. “Nó không phải là làm báo. Nó chỉ là một nguồn thông tin, không có phân tích hay bình luận gì hết. Đó chỉ là đổ đống toàn bộ tài liệu trực tuyến để cho người dân truy cập, tất cả chỉ có thế.”
Hiện có khỏang trên 3000 điện văn mật của tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội mà WikiLeaks chưa công bố.
Mời bạn đọc tiếp tục cuộc trao đổi quan điểm.
© DCVOnline
Một số bạn đọc khác tin rằng không nên tiết lộ những tài liệu đó, cho rằng WikiLeaks đã ảnh hưởng đến an ninh (quốc gia).
“Không, chúng ta không có quyền xem các tài liệu này, đó là lý do tại sao họ đã bị bọn biến thái đánh cắp; họ là hạng người đã quyết định luật pháp không áp dụng cho họ,” ElizabethF viết. “Chính phủ cần có khả năng giữ bí mật một số thông tin nhất định ... gọi [đó] là “an ninh quốc gia” có cái lý của nó.”
Các cơ quan thông tấn và các nhà bình luận cũng vào vòng tranh cãi về hành động của WikiLeaks có đủ điều kiện để gọi là làm báo hay không.
Một số nhà bình luận như Dumisani Muleya của tờ Độc Lập ở
“Từ quan điểm hoàn toàn báo chí, WikiLeaks đã làm một công việc rất lớn,” Muleya viết. “Việc phát hành các tập tin là chiến thắng của giới phóng viên điều tra.”
Những người khác, như columnist bảo thủ Ezra Levant, không đồng ý. “Ăn cắp bí mật nhà nước và sau đó công bố cho kẻ thù của chúng ta trong thời gian chiến tranh không phải là báo chí. Đó là gián điệp,” Levant viết trong tờ National Post.
Trang web CBC.ca hỏi lại “bạn có nghĩ rằng những gì WikiLeaks đã làm là làm báo?” Tính đến 12:00 ET thứ Ba, có hơn 2500 phiếu bầu chọn. Khoảng 74 phần trăm số người được hỏi nói “có” trong khi 20 phần trăm nói “không”. Sáu phần trăm nói “không chắc”.
“Nếu cho phép mọi người biết được sự thật không phải là báo chí ở bậc cao nhất, thì cái gì là báo chí đây?” Rick Rickity hỏi. “Tôi hoan nghênh lòng can đảm của (Julian, người đồng sáng lập WikiLeaks) Assange, và mong được WikiLeaks nhiều hơn nữa.”
Nội Reader Peace lập luận rằng WikiLeaks đang làm báo nhiều hơn cả “CNN, NBC, ABC, hoặc bất cứ cơ sở truyền thông khác. Hiện nay có rất ít sự thật hoặc những gian dối được bạch hóa thông qua các hãng thông tấn này.”
Tuy nhiên, người dùng Facebook tên De La Chris Hearn không đồng ý. “Nó không phải là làm báo. Nó chỉ là một nguồn thông tin, không có phân tích hay bình luận gì hết. Đó chỉ là đổ đống toàn bộ tài liệu trực tuyến để cho người dân truy cập, tất cả chỉ có thế.”
Hiện có khỏang trên 3000 điện văn mật của tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội mà WikiLeaks chưa công bố.
Mời bạn đọc tiếp tục cuộc trao đổi quan điểm.
© DCVOnline
Nguồn: WikiLeaks: Is this good for democracy? CBC.ca
.
.
.
No comments:
Post a Comment