Wednesday, December 1, 2010

VIỆT NAM CẦN XEM LẠI NỀN KINH TẾ (The Straits Times)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Thứ Tư, 01/12/2010

Việt Nam sẽ còn là kẻ lạc lõng ở Châu Á trong bao lâu?

Trong khi đồng Mỹ kim đang bị mất giá so với hầu hết các mệnh giá tiền tại châu Á, nó lại tăng giá so với tiền đồng Việt Nam. Và trong khi tổng sản lượng nội địa quốc gia tăng một cách nhanh chóng, Việt Nam hầu như là quốc gia duy nhất trong vùng vẫn đang vật lộn để kềm chế nạn thâm thủng mậu dịch.

Đa phần những nan giải của quốc gia này có thể quy về việc quá chú trọng vào tăng trưởng. Chiến lược này đã làm nảy sinh ra nạn thâm thủng ngân sách, lạm phát và một chế độ tỉ giá hối đoái thiếu ổn định. Các dữ kiện của chính phủ cho thấy tỉ lệ thâm thủng đã đạt đến 9,5 tỉ Mỹ kim trong mười tháng đầu của năm nay so với 8,4 tỉ trong cùng kỳ năm ngoái. Và giới hữu trách về tiền tệ đã hạ giá tiền đồng ba lần trong năm qua.

Mặc dù thế, giới đầu tư nước ngoài có vẻ vẫn tin tưởng vào quốc gia này. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm nay được dự đoán sẽ đạt đến 8 tỉ Mỹ kim, vượt xa so với con số dự đoán tại Philippines.
Điều không may là nguồn đầu tư mới này hầu hết chỉ gói gọn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, với việc xây dựng các cảng biển, đường cao tốc, các đập thuỷ điện và những hệ thống mạng cáp quang. Những đầu tư dạng này thì rất quan trọng trong việc bảo đảm sự tăng trưởng tương lai. Nhưng khó khăn khẩn cấp hơn trước mắt là tìm cách tăng cường xuất khẩu bằng việc khuyến khích đầu tư vào những mặt hàng sản xuất không không truyền thống.

Những viễn cảnh trong thời hạn trung và lâu dài của Việt Nam thì khả quan, đặc biệt là đối với những công ty sản xuất đang tìm giải pháp khác ngoài Trung Quốc. Lương lao động thấp hơn khoản một phần ba so với khu vực công nghiệp duyên hải của Trung Quốc. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, và lao động Việt Nam nói chung thường được cho là chăm chỉ.

Tuy nhiên việc quản lý kinh tế của Việt Nam lại chẳng có gì là hấp dẫn. Tình trạng này sẽ sớm đè nặng trong suy tính của những nhà đầu tư tiềm năng.

Ví dụ như khám phá gần đây về việc một công ty đóng tàu của nhà nước ôm món nợ lên đến hơn 5,2 tỉ Mỹ kim đã nêu bật sự cần thiết phải cải cách những công ty nhà nước đang suy yếu. Một vấn đề khác nữa là chất lượng thấp hoặc không đồng đều của dữ liệu thông tin về kinh tế mà nhà nước đưa ra. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất là công thức thiết lập chính sách đầy ngu xuẩn. Điều này đã khiến cho người nước ngoài khó mà tin tưởng vào hướng đi tương lai của đất nước.

Ngày 5 tháng Mười một, ngân hàng trung ương đã tăng tỉ giá lãi xuất cơ bản của các món nợ bằng tiền đồng lên 1 phần trăm nhằm tìm cách hỗ trợ đồng tiền trong nước và giảm thiểu những áp lực về lạm phát. Hành động này xảy ra thật bất ngờ, đặc biệt là khi cơ quan hữu trách về đã không ngừng kêu gọi các ngân hàng địa phương giảm tỉ lệ lãi cho vay. Ngay cả một tuần trước đó ngân hàng trung ương vẫn tuyên bố rằng sẽ cố gắng giữ nguyên tỉ giá trong tháng.

Thái độ mang tính sĩ diện này nhắc lại bản thông tư của Bộ Tài chính vào cuối năm ngoái đề cập đến khả năng kiểm soát giá cả nhằm kềm chế lạm phát. Việc này đã được Bộ Tài chính huỷ bỏ vào tháng Tư năm nay mà không có lời giải thích sau khi các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng sắp tới sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp bằng cách khuyến khích chính quyền tiếp tục đi theo chiến lược tăng trưởng nhanh để tìm cách đánh lạc hướng những bất ổn trong nước. Một số lãnh đạo cao cấp trong đảng cũng có những dấu hiệu lo lắng, cùng việc giới cứng rắn kêu gọi đàn áp các nhà bất đồng chính kiến có thể làm căng thẳng những quan hệ với các quốc gia lớn ở phương Tây.

Nhưng đại hội Đảng cũng có thể tạo ra được những thay đổi tích cực. Những đại hội như thế này xảy ra mỗi năm năm để bầu ra uỷ ban trung ương và bộ chính trị mới, thường tạo cơ hội cho các lãnh đạo Việt Nam công bố những dự thảo cương lĩnh quan trọng.

Với hệ thống chính trị mờ ám của Việt Nam, thật khó có thể tuyên bố chính xác rằng giới lãnh đạo đảng mới sẽ như thế nào sau cuộc bầu cử tháng Giêng. Nhưng giới hạn tuổi tác có nghĩa là gần một phần ba thành phần 15 người trong bộ chính trị hiện nay phải về hưu. Đây chắc chắn là một tin mừng cho những ai tin vào việc thế hệ lãnh đạo lớn tuổi của Việt Nam đã phải chịu trách nhiệm về việc làm chậm trễ tiến trình đổi mới.

Sau đại hội, quan ngại về sự tăng trưởng chậm chạp có thể làm mất đi sự ủng hộ của những lãnh đạo chủ chốt trong đảng cũng sẽ giảm bớt. Từ đấy Đảng Cộng sản có thể sẽ sẵn sàng cho phép xiết chặt hơn chính sách về ngân sách và tiền tệ.

Nếu sự ổn định về kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục là một nghi vấn, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị mất đi thiện chí của các nhà đầu tư nước ngoài mà rõ ràng là họ đang rất cần. Năm 2006, khi Intel thông báo ý định xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỉ Mỹ kim gần Thành phố Hồ Chí Minh, họ đã gửi một thông điệp về mức độ tin tưởng của mình đối với quốc gia này, khiến những công ty điện tử khác khó để bỏ qua. Ví dụ như tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan chuyên sản xuất sản phẩm Ipod của Apple sau đó đã đầu tư gần 5 tỉ Mỹ kim vào đất nước này.

Nhưng cũng khó để hấp dẫn được những nhà đầu tư nổi tiếng như thế. Việc tạo ra một làn sóng mới về đầu tư trong lĩnh vực xuất khấu có thể tuỳ thuộc lớn vào việc giới lãnh đạo mới của đảng đưa ra được một chiến lược kinh tế nhất quán hơn.

Tiền VNĐ đi ngược xu hướng chung của các nội tệ khác trong khu vực...

Tin liên quan:
Ngày 30/11/2010: Giá USD tự do vượt đỉnh 21.500 đồng, vàng tăng giá trở lại
.
.
.

No comments: