Thursday, December 9, 2010

VÌ SAO TRUNG QUỐC RỐI RÍT LÊN VÌ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2010 ? (BBC)

Kerry Brown
Chatham House
Cập nhật: 10:36 GMT - thứ năm, 9 tháng 12, 2010

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố tuần này rằng bất kỳ nước nào cử đại diện đến Oslo dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba đều là “thằng hề”.

Theo quan điểm của Trung Quốc, nhân vật đối lập bị giam Lưu Hiểu Ba là một kẻ tội pham. Phản ứng của họ trước lễ giao giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông đã rất gay gắt và không ngừng.
Nhiều người thắc mắc vì sao phải rối rít như vậy, nhất là khi giải thưởng Nobel từ lâu bị coi là có tính chất chính trị và ngày càng bớt được quan tâm.
Các giải Nobel có thể đã bị mất giá trị tại Trung Quốc hiện nay, nhưng chúng cũng dường như chưa hoàn toàn mất sức hấp dẫn.
Lang thang quanh một hiệu sách ở một tỉnh Trung Quốc năm 1995, tôi đã ngạc nhiên thấy một bộ sưu tập, bao gồm tác phẩm tiêu biểu của tất cả các nhà thắng giải Nobel Văn học kể từ khi khởi đầu.
Hầu hết các nhân vật đã bị quên từ lâu. Nhưng bộ sưu tập này, tất cả được dịch sang tiếng Hoa, là biểu tượng của sự mong muốn mạnh mẽ tại Trung Quốc có một nhà văn đoạt giải Nobel xác thực riêng cho đất nước.
Và mặc dù những người trúng giải Nobel gốc Hoa đã được đón chào nồng nhiệt tại quê hương tổ tiên của họ, chính phủ cũng đã đặt rất nhiều nỗ lực và tài chính để giành một giải trong suốt những cuối năm 1980 và đầu năm 1990.
Nhưng giải thưởng Văn học năm 2001 cho nhà văn Hoa kiều Cao Hành Kiện (Gao Xingjian) là một sự thức tỉnh bất ngờ.
Ông đã viết nhiều điều chỉ trích xã hội Trung Quốc hiện đại, thậm chí không sống ở đó từ năm 1990. Chính phủ lên án tác phẩm ông là suy đồi.
Kể từ đó, sự ủng hộ công khai cho giải thưởng Nobel đã mờ đi.

Sỉ nhục
Nhưng ở chốn riêng tư, Giải thưởng Nobel, cho bất kỳ lĩnh vực nào, vẫn duy trì một tiếng vang đặc biệt tại Trung Quốc.
Nó có liên quan đến sự theo đuổi tính chất hiện đại, sự công nhận toàn cầu và sự xuất sắc trong lĩnh vực học thuật và trí thức mà Trung Quốc đã cố gắng theo đuổi trong các chính sách giáo dục và kinh tế.
Có thể ngạc nhiên khi những lãnh đạo cao cấp bật đèn xanh co sự lên án giải thưởng sau thành công của ông Lưu - nhưng họ đang trong một vị trí khó khăn.

Đối với nhiều blogger dân tộc chủ nghĩa, như Wang Xiaodong và các đồng tác giả của sách bán chạy nhất năm 2009, “Trung Quốc không hạnh phúc (China is Not Happy)”, sự sỉ nhục của một tổ chức phương Tây trước đây được quý và ngưỡng mộ chính là điều họ phản đối quyết liệt nhất.
"Chúng tôi đã chấp nhận lời khuyên của các ông và hiện đại hóa theo phương pháp phương Tây," ông Wang và nhà văn đồng nghiệp phàn nàn, "và sau đó phương Tây từ chối chúng tôi."
Ngụ ý là phương Tây kéo bè đối phó với một Trung Quốc ngày càng chơi ván cờ hiện đại hóa, vốn được sáng tạo ở nước ngoài, cho lợi thế riêng của minh.
Trong bối cảnh này, giải thưởng Nobel được xem như một hình thức ngăn chặn và từ chối trí thức.
Nó được xem như một âm mưu của giới tinh hoa phương Tây để làm nhục và xấu hổ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo hiện nay, thách thức sự tín nhiệm và quyền hạn của họ.
Ngụ ý mấu chốt là Trung Quốc, ít nhất theo danh sách người thắng giải Nobel đến nay, không thể sản xuất nhà văn, khoa học, kinh tế được quốc tế công nhận.
Nước này chỉ có thể sản xuất được những nhà đối lập tầm cỡ thế giới.

Người giành Nobel duy nhất trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong khi vẫn còn ở trong nước là một tù nhân, bị giam 11 năm vào ngày Giáng sinh năm 2009 vì tội lật đổ nhà nước.

Sự xung đột về nền văn minh
Bắc Kinh lẽ ra có thể tỏ thái độ khinh thị cao ngạo, như Liên Xô khi Andre Sakharov được trao giải thưởng hòa bình vào năm 1977.
Không bình luận nào được đưa ra, gia đình ông được phép tham dự buổi lễ trao giải thưởng, và truyền thông Liên Xô không được theo rõi.
Nhưng đối với chính phủ Trung Quốc, hiện nay có thái độ khinh thường đối với các anh em đồng chí cũ tại Nga, đó không phải là mô hình họ muốn.
Đối với Trung Quốc, thật là sỉ nhục khi họ đã tiến hành những đổi thay xã hội và kinh tế sâu sắc trong ba thập niên qua, vậy mà phương Tây vẫn không chịu thừa nhận mà chỉ nhìn vào những vấn đề.
Đúng hay sai, các cuộc đối thoại hiện đang tăng lên thành một "xung đột của nền văn minh" mà lãnh đạo cũ của Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980 đã hết sức cố tránh.
Vì lý do đó, giải Nobel Hòa binh năm 2010 nêu lên nhiều câu hỏi phức tạp nhưng cấp bách và quan trọng - quan trọng nhất là ông Lưu đã nói những gì làm các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó chịu, đến nỗi câu trả lời duy nhất của họ là phải bỏ ông vào tù?
Cho đến nay, phản ứng của chính phủ Trung Quốc là la hét giận dữ và thiếu khoan dung. Nhưng sớm hay muộn, họ sẽ phải tìm ra một cách trả lời bình tĩnh hơn một chút.
.
.
BBC
Cập nhật: 10:58 GMT - thứ năm, 9 tháng 12, 2010

Một ủy ban không thuộc chính phủ Trung Quốc vừa trao giải thưởng Hòa bình Khổng tử trong bối cảnh mà các hãng thông tấn nước ngoài tin rằng để 'chống lại giải Nobel Hòa bình' trao cho ông Lưu Hiểu Ba.

Hôm thứ Năm 9/12/2010, giải Khổng tử được trao cho cựu phó tổng thống Đài Loan, ông Liên Chiến trong buổi lễ ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo hãng tin AP, chính văn phòng của ông Liên Chiến tại Đài Bắc nói ông không hề biết về giải thưởng này và cũng không muốn tới Bắc Kinh để nhận.

Các nhà tổ chức, trong khi đó, cho báo chí nước ngoài hay rằng giải có trị giá 100 nghìn nhân dân tệ, tương đương 15 nghìn đô la Mỹ, được trao cho ông Liên Chiến "vì đóng góp của ông cho hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan".
Hiện ông Liên Chiến là chủ tịch danh dự của Quốc Dân Đảng đang cầm quyền ở Đài Loan.
Việc trao giải này chỉ một ngày trước lễ trao Nobel Hòa bình cho nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba, hiện ngồi tù vì 'hoạt động lật đổ chính quyền', khiến người ta đặt hỏi về động cơ của ban tổ chức giải Hòa bình Khổng tử.
Chủ tịch của ủy ban này nói với AP rằng họ không phải là một tổ chức của chính phủ nhưng "cộng tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa" của Trung Quốc.
Giải này, mang tên Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho và là triết gia thời cổ đại của Trung Quốc, nhấn mạnh đến giá trị "xã hội hài hòa", một chủ đề hiện được đảng Cộng sản Trung Quốc cổ vũ.
Chính quyền Trung Quốc trước sau như một lên án giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba, người bị truyền thông chính thức coi là "kẻ tội phạm" ở Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần nói việc trao giải là thiếu tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Lưu Hiểu Ba, một trong số người sáng lập ra Hiến chương 08 về dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc và thân nhân cũng bị cấm không được cho sang Na Uy dự lễ nhận giải.
Cho tới hôm 9/12, ngoài Trung Quốc có 18 nước gồm cả Việt Nam, không nhận lời đến dự lễ trao Nobel Hòa bình tại Oslo, thủ đô Na Uy vào ngày 10/12.
---------------------------

nguoi-viet.com
Tuesday, December 07, 2010
.
.
.

No comments: