Monday, December 27, 2010

ĐỨC QUỐC XÃ ĐÃ MƯỢN CỦA MARX CÁI GÌ ? (Ludwig von Mises)

YesMan2008 - X-cafevn
Thứ Hai, 27/12/2010

YesMan2008 là thành viên diễn đàn X-cafevn.org, đã từng dịch và làm phụ đề cho bộ phim Soviet Story kể về các tội ác của cộng sản Liên Xô và so sánh chúng với phát xít Đức.

Lời dẫn
Bài dịch “Đức Quốc xã đã mượn của Marx cái gì” được trích từ mục 6.VI chương III của cuốn sách Omnipotent Government: The Rise of Total State and Total War (Chính phủ Toàn Năng: Sự trỗi dậy của Nhà nước Tuyệt đối và Chiến tranh Tổng lực). Tác giả Ludwig von Mises đã xem xét toàn diện về Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia kiểu Đức như là một nhánh của chủ nghĩa xã hội. Chúng ta thấy được sự giống nhau giữa Cộng sản và Phát xít trong cách suy nghĩ của họ. Nếu như Đức Quốc xã coi chủng tộc Aryan là thượng đẳng thì Cộng sản coi giai cấp vô sản là giai cấp tiên tiến nhất và tự gán cho họ sứ mệnh lịch sử. Đối với Cộng sản Việt Nam, họ còn tự cho rằng chỉ có giai cấp vô sản mới giải phóng dân tộc, giữ vững nền độc lập dân tộc. Rõ ràng là họ không thể giải thích cụ thể được cho lựa chọn đầy cảm tính đó của họ. Hơn thế nữa, sự phân biệt giai cấp hay chủng tộc đã dẫn đến những kết cục bi thảm cho xã hội loài người. Đã có 6 triệu nạn nhân Do Thái bị thảm sát bởi bàn tay Đức Quốc Xã. Gần đây nhất, Quốc hội Nga đã thừa nhận vụ thảm sát 22.000 sĩ quan Ba Lan mà Cộng sản Liên Xô coi họ thuộc về giai cấp tư sản phản động trong chiến tranh thế giới thứ II. Tất cả những hành động của Cộng sản hay Phát xít như vậy đều chỉ để thỏa mãn cho đầu óc suy nghĩ cuồng tín hẹp hòi của họ. Ngay hiện tại, chúng ta có thể thấy rõ một lần nữa Cộng sản Việt Nam đã áp dụng lập luận của Phát xít Đức như thế nào khi bị chỉ trích về các vấn đề dân chủ, nhân quyền:
CAND Online viết:
“Song, quyền con người còn là một giá trị lịch sử, gắn với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc, quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới.
Quan niệm của phương Tây về lợi ích cá nhân và quan niệm của phương Đông về lợi ích của dân tộc, của cộng đồng là những quan niệm rất khác nhau và do vậy, không thể áp đặt cho nhau.
Các quốc gia dân tộc đều có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, xã hội, truyền thống và bản sắc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau nên đều có quan niệm và tiêu chí về dân chủ, nhân quyền riêng của mình.”
"Dân chủ, nhân quyền" - Chiêu bài đã lỗi thời. CAND Online. URL: http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2007/10/75481.cand

Bài dịch có tính chất giáo dục. Bài dịch có thể còn một số lỗi, mong độc giả thông cảm.
______________________

Đức quốc xã không phát minh ra chủ nghĩa đa-logic. Họ chỉ phát triển thương hiệu riêng của họ.

Hình : Đoàn thanh niên Hitler

Cho đến giữa thế kỷ XIX, không ai dám tranh cãi về thực tế rằng cấu trúc logic của trí óc là bất dịch và chung cho tất cả mọi người. Mọi mối tương quan của con người được dựa trên giả định của một cấu trúc logic thống nhất. Chúng ta có thể nói chuyện với nhau chỉ vì chúng ta có thể chú ý tới một cái gì đó chung, cụ thể là cấu trúc logic của lý trí. Một số người có thể suy nghĩ sâu sắc hơn và có tư duy tinh tế hơn những người khác. Có những người không may không thể nắm bắt được cách thức suy luận trong chuỗi xích dài của lập luận suy diễn. Nhưng khi một người có khả năng suy nghĩ và hiểu được quá trình suy nghĩ bằng lý trí, người đó luôn luôn bám vào các nguyên tắc lập luận cơ bản được áp dụng bởi tất cả những người khác. Có những người không thể đếm quá ba, nhưng cách đếm của họ không khác với cách đếm của Gauss hay Laplace. Không có một nhà sử học hay du khách nào mang đến cho chúng ta tri thức về những người coi rằng a và phi-a giống nhau, hoặc về những người không thể nắm bắt được sự khác biệt giữa khẳng định và phủ định. Ngày qua ngày, con người ta vi phạm những quy tắc logic trong lập luận. Nhưng bất cứ ai thành thạo xem xét kết luận của họ có thể khám phá ra những lỗi đó.
Bởi vì tất cả mọi người coi đây là những thực tế không thể bác bỏ được nên con người tham gia vào các cuộc thảo luận, họ nói chuyện với nhau, họ viết thư và sách. Họ cố gắng chứng minh hoặc bác bỏ. Nếu thực tế không như vậy thì sẽ không có sự hợp tác xã hội và trí tuệ giữa con người với nhau. Trí óc của chúng ta không thể hình dung nhất quán ra được một thế giới của những người có những cấu trúc logic khác nhau hoặc có cấu trúc logic khác hẳn chúng ta.

Hình : Đoàn thanh niên Hitler cùng búa liềm

Tuy nhiên, trong thế kỷ XIX, thực tế không thể phủ nhận này đã bị thử thách. Marx và những người Marxian*, trước nhất trong số đó có "nhà triết học vô sản" Dietzgen, cho hay rằng tư tưởng được xác định bởi giai cấp của nhà tư tưởng. Cái mà tư tưởng tạo ra không phải là sự thật mà là các "ý thức hệ." Trong ngữ cảnh của triết học Marxian, từ này có nghĩa là ngụy trang cho lợi ích ích kỷ của giai cấp mà cá nhân tư tưởng đó thuộc về. Do đó, thật là vô ích để thảo luận về bất cứ điều gì đối với những người thuộc về giai cấp khác. Ý thức hệ không cần bị bác bỏ bằng lập luận lý trí. Chúng phải được bóc trần bằng việc lăng mạ giai cấp, lai lịch của tác giả. Vì vậy những người Marxian không thảo luận về sự xuất sắc của các lý thuyết vật lý, họ chỉ cần vạch ra nguồn gốc "tư sản" của những nhà vật lý học.
Những người Marxian đã phải viện đến chủ nghĩa đa-logic bởi vì họ không thể bác bỏ được các lý thuyết phát triển bởi các nhà kinh tế học "tư sản" bằng các phương pháp logic, hay các kết luận rút ra từ các lý thuyết trên chứng minh tính không thực tế của chủ nghĩa xã hội. Bởi vì họ không thể chứng minh bằng lý trí tính đúng đắn của ý tưởng của họ hoặc tính không đúng đắn của ý tưởng của kẻ địch của họ, họ đã lăng mạ những phương pháp logic đã được công nhận. Sự thành công của mưu kế này là vô song. Nó đã chống lại được bất kỳ sự chỉ trích có lý đối với toàn bộ sự ngớ ngẩn của những người Marxian về kinh tế học và xã hội học. Với các mẹo logic của chủ nghĩa đa-logic, chủ nghĩa nhà nước mới có thể chiếm được một vị trí trong tâm trí con người hiện đại.

Hình : Đấu tố giai cấp địa chủ, tư sản ở Việt Nam

Chủ nghĩa đa-logic vốn đã vô nghĩa nên nó không thể dẫn tới những kết quả nhất quán hợp logic cuối cùng của nó. Không có người Marxian nào đủ trơ trẽn để rút ra toàn bộ các kết luận về sự cần thiết của quan điểm nhận thức luận riêng của hắn. Các nguyên tắc của chủ nghĩa đa-logic sẽ dẫn đến kết luận rằng lời dạy của những người Marxian cũng không đúng một cách khách quan mà chỉ là những lời tuyên bố có "ý thức hệ". Nhưng những người Marxian phủ nhận điều này. Họ tự cho rằng học thuyết của mình tuyệt đối đúng đắn.Vì vậy Dietzgen dạy rằng "những tư tưởng logic của giai cấp vô sản không phải là tư tưởng của Đảng mà là kết luận của logic thuần túy và đơn giản." [1] Logic của giai cấp vô sản không phải là "ý thức hệ" mà là logic tuyệt đối. Những nhà Marxian ngày nay, những người tự dán nhãn cho lời dạy của họ là xã hội học tri thức, cung cấp chứng cớ về sự thiếu nhất quán như vậy. Một trong những nhà vô địch của họ, Giáo sư Mannheim, cố gắng chứng minh sự tồn tại một nhóm người, các "trí thức độc lập," những người được trang bị năng khiếu nắm bắt sự thật mà không trở thành nạn nhân của các sai lầm ý thức hệ. [2] Chắc chắn là Giáo sư Mannheim thuyết phục rằng ông ta là người quan trọng nhất trong những "trí thức độc lập." Bạn không thể hoàn toàn bác bỏ ông ta. Nếu bạn không đồng ý với ông ta, bạn chỉ chứng minh bằng cách nói rằng ông ta không phải là một trong những tinh hoa của những "trí thức độc lập" và lời phát biểu của ông ta là vô nghĩa về ý thức hệ.

Hình trích trong bộ phim Câu Chuyện Xô Viết - miêu tả sự giống nhau giữa tranh cổ động của Đức Quốc Xã và Cộng Sản Liên Xô

Các nhà dân tộc chủ nghĩa Đức đã phải đối mặt cùng một vấn đề y chang như những người Marxian. Họ cũng không thể chứng minh sự đúng đắn trong những tuyên bố của họ và cũng không thể bác bỏ các lý thuyết kinh tế học và khoa học hành vi con người. Vì vậy họ đã trú ẩn dưới mái nhà của chủ nghĩa đa-logic, được chuẩn bị cho họ bởi những người Marxian. Dĩ nhiên là họ dựng lên thương hiệu của riêng họ cho chủ nghĩa đa-logic. Họ nói rằng cấu trúc logic của trí óc khác nhau đối với các quốc gia và chủng tộc. Mỗi chủng tộc hay quốc gia có logic riêng của mình và do đó kinh tế học, toán học, vật lý cũng riêng của mình và cứ như vậy. Không kém nhất quán hơn Giáo sư Mannheim, Giáo sư Tirala, người tương nhiệm của ông ta – nhà vô địch nhận thức luận Aryan, tuyên bố rằng logic và khoa học đúng đắn, chính xác và bất diệt chỉ thuộc về những người Aryan. [3] Trong con mắt của những người Marxian, Ricardo, Freud, Bergson và Einstein sai, vì họ thuộc về giai cấp tư sản. Còn trong mắt của Đức quốc xã, họ cũng sai vì họ là người Do Thái. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Đức quốc xã là cứu rỗi linh hồn người Aryan khỏi sự ô nhiễm của triết học phương Tây của Descartes, Hume, và John Stuart Mill. Họ tìm kiếm arteigen [4] khoa học Đức, có nghĩa là khoa học thích hợp cho tính cách chủng tộc của người Đức.

Chúng ta có thể thừa nhận hợp lý giả thuyết về năng lực trí óc con người là kết quả của các đặc trưng cơ thể của bản thân. Tất nhiên, chúng ta không thể chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết này, nhưng cũng không thể chứng minh tính đúng đắn của quan điểm đối nghịch như đã được nói đến trong giả thuyết thần học. Chúng ta buộc phải thừa nhận rằng chúng ta không biết được quá trình sinh lý tạo ra suy nghĩ. Chúng ta có một số khái niệm mơ hồ của các tác động có hại được tạo bởi sự đau buồn hoặc các chấn thương trên các cơ quan cơ thể nhất định. Chúng ta biết rằng những chấn thương đó có thể hạn chế hoặc phá hủy hoàn toàn năng lực trí óc và hoạt động của con người. Nhưng đó là tất cả. Nó sẽ không kém hơn thủ đoạn xấc láo để khẳng định rằng khoa học tự nhiên cung cấp cho chúng ta thông tin liên quan đến cái được cho là sự đa dạng của cấu trúc logic của trí óc. Chủ nghĩa đa-logic không thể được bắt nguồn từ sinh lý học hay giải phẫu học hoặc bất kỳ bộ môn nào của khoa học tự nhiên.

Những người Marxian hay Đức Quốc xã theo chủ nghĩa đa-logic cũng không bao giờ đi xa hơn việc tuyên bố rằng cấu trúc logic của trí óc là khác nhau đối với các giai cấp khác nhau hoặc các chủng tộc. Họ không bao giờ cả gan chứng minh chính xác sự khác biệt trong logic của giai cấp vô sản so với logic của giai cấp tư sản, hoặc logic của người Aryan khác với logic của người Do Thái hay người Anh như thế nào. Thật là không đủ để bác bỏ hoàn toàn lý thuyết về chi phí so sánh của Ricardo hoặc thuyết tương đối của Einstein bằng cách bóc trần lai lịch chủng tộc nghi ngờ của tác giả. Cái họ muốn đầu tiên là phát triển một hệ thống logic của người Aryan khác với logic phi-Aryan. Sau đó phải kiểm tra từng điểm giữa hai lý thuyết tranh cãi và cho thấy chỗ nào suy luận của họ được thực hiện - mặc dù đúng theo quan điểm logic phi-Aryan nhưng không hợp lệ theo quan điểm logic của người Aryan. Và cuối cùng, việc này cần phải giải thích được kết luận thay thế các suy luận phi-Aryan bằng suy luận hợp Aryan dẫn đến đâu. Nhưng chưa có ai và không thể có ai đó dám làm việc này. Nhà vô địch ba hoa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đa-logic Aryan, Giáo sư Tirala, không nói một lời về sự khác biệt giữa logic Aryan và phi-Aryan. Chủ nghĩa đa-logic, bất kể là Marxian hoặc Aryan, hoặc bất cứ điều gì, chưa bao giờ đi vào cụ thể.

Chủ nghĩa đa-logic có một phương pháp đặc thù để đối phó với quan điểm bất đồng. Nếu người ủng hộ của nó không vạch trần được lai lịch của một địch thủ, họ chỉ đơn giản dán cho anh ta cái nhãn kẻ phản bội. Cả người Marxian và Đức quốc xã chỉ biết có hai loại kẻ thù. Người xa lạ - cho dù là thành viên của giai cấp phi-vô sản hoặc của chủng tộc phi-Aryan là sai, vì họ là người xa lạ; các địch thủ có nguồn gốc vô sản hay Aryan là sai, vì họ là kẻ phản bội. Vì vậy, họ nhẹ bỏ một thực tế khó chịu rằng có bất đồng giữa các thành viên của những gì họ gọi là giai cấp hay chủng tộc của riêng họ.

Người Đức Quốc xã so sánh kinh tế học Đức với kinh tế học Do Thái và Anglo-Saxon. Nhưng những gì họ gọi là kinh tế học Đức không khác mấy khỏi xu hướng kinh tế học ngoại quốc. Nó phát triển từ những lời dạy của Genevese Sismondi và của những người xã hội chủ nghĩa Pháp và Anh. Một số đại diện cũ của kinh tế học được cho là của Đức này chỉ đơn thuần nhập khẩu các tư tưởng ngoại quốc vào nước Đức. Frederick List mang những ý tưởng của Alexander Hamilton đến Đức, Hildebrand và Brentano đem lại những ý tưởng thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội Anh. Arteigen kinh tế học Đức gần như giống hệt với những xu hướng đương đại ở các nước khác, ví dụ như chủ nghĩa thể chế Mỹ.

Mặt khác, kinh tế học phương Tây mà người Đức quốc xã gọi là artfremd đã đạt đến một mức độ tuyệt vời và được coi là một thành tích của loài người mà ngay cả người Đức quốc xã không thể chối bỏ cái tên Đức [ở đó]. Các nhà kinh tế học Đức Quốc xã lãng phí nhiều thời gian trong việc tìm kiếm cây phả hệ tổ tiên Do Thái của Carl Menger, và họ đã không thành công. Thật vô nghĩa để giải thích sự mâu thuẫn giữa các lý thuyết kinh tế bằng cách coi nó như là một xung đột chủng tộc hoặc quốc gia ở một mặt, mặt khác là chủ nghĩa thể chế và chủ nghĩa kinh nghiệm lịch sử.

Chủ nghĩa đa-logic không phải là một triết lý hay một lý thuyết nhận thức luận. Đó là một thái độ cuồng tín hẹp hòi của những người không thể tưởng tượng ra việc có người có lý lẽ hơn hoặc thông minh hơn chính họ. Chủ nghĩa đa-logic cũng không phải là khoa học. Đó đúng hơn là sự thay thế lý luận và khoa học bằng mê tín dị đoan. Đó là trang thái tâm lý đặc trưng của thời đại hỗn loạn.

Ghi chú:
[1] Dietzgen, Briefe ii-BER Logik, speziell demokratisch-proletarische Logik (~ d ed. Stuttgart, 1903), tr. 112.
[2] Mannheim, Ideology and Utopia (London, 1936), tr. 137 ff.
[3] Tirala, Rasse, Geist und Seele (Munich, 1935), tr. 190 ff.
[4] Từ arteigen là một trong những từ Đức được tạo ra bởi người Đức Quốc Xã. Đó là một khái niệm chính của chủ nghĩa đa-logic của họ. Từ trái nghĩa của nó là artfremd, hoặc xa lạ với tính cách chủng tộc. Các tiêu chí về khoa học và sự thật là không còn chính xác hoặc không chính xác, mà chỉ có arteigen hoặc artfremd.
* Marxian tương đương với Marxist, có nghĩa là những người ủng hộ chủ nghĩa Marx.

Bạn có thể xem bản gốc tiếng Anh ở http://mises.org/daily/1457
.
.
.

Phim tài liệu Câu Chuyện Xô Viết đã được đưa lên youtube với phụ đề bằng tiếng Việt, gồm có 8 phần: phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8.

Trọn bộ trên Blog Anhbasg :
và trên VIMEO :

Câu chuyện Xô Viết.phần.1.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.2.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.3.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.4.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.5.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.6.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.7.wmv
Câu chuyện Xô Viết.phần.8.wmv

Phim tài liệu Câu Chuyện Xô Viết  (Bản Tiếng Việt)
Câu Chuyện Xô Viết 1/8 (Thuyết Minh)
Câu Chuyện Xô Viết 2/8 (Thuyết Minh)
Câu Chuyện Xô Viết 3/8 (Thuyết Minh)
Câu Chuyện Xô Viết 4/8 (Thuyết Minh)
Câu Chuyện Xô Viết 5/8 (Thuyết Minh)
Câu chuyện Xô Viết 6/8 (Thuyết Minh)
Câu Chuyện Xô Viết 7/8 (Thuyết Minh)
Câu chuyện Xô Viết 8/8 (Thuyết Minh)
,
,
,

No comments: