Thursday, December 23, 2010

TUYỂN TẬP DÂN CHỦ VIỆT NAM - Tập 1 - 2010

Họp Mặt Dân Chủ
Dec 22nd, 2010

Giới thiệu Tuyển Tập Dân Chủ Việt Nam 1 2010
eBook Tuyển Tập Dân Chủ Việt Nam 2010 Phần 1
Ban chủ biên: Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Bình Nam, Trần Trung Việt, Vũ Thiện Hân

LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1985 ông Mikhail Gorbachev lên làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Xô. Chỉ chưa đầy 5 năm sau toàn bộ khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ. Và cuối cùng chế độ Cộng Sản cũng tan rã ngay tại Liên Xô: ngày 26 tháng 12 năm 1991 Liên Bang Xô Viết chính thức giải thể.

Những biến động tại Liên Xô và Đông Âu tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Nguyễn Văn Linh được đưa lên làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) năm 1986 và bắt đầu thay đổi về mặt kinh tế. Dưới áp lực của tình hình mới Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ban lãnh đạo đảng CSVN “cởi trói” phần nào cho văn nghệ sĩ, nhưng không đi theo đường lối dân chủ đa đảng của Liên Xô và khối Đông Âu, có thể vì lúc đó họ đã thấy khối này bắt đầu quá trình tan rã. Trong khi đó tại Sài Gòn “Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ” do ông Nguyễn Hộ lãnh đạo hoạt động công khai, ra báo Truyền Thống Kháng Chiến, tổ chức đại hội 800 người tại Hội trường Quận Ba Sài Gòn yêu cầu đảng bỏ điều 4 Hiến Pháp, chấp nhận dân chủ đa đảng. Ông Trần Xuân Bách, nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính Trị, sau khi thăm Liên Xô và Mỹ trở về, cũng đi khắp nước nói chuyện, công khai ủng hộ dân chủ. Khí thế đấu tranh đòi dân chủ lên cao tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, nhưng tại miền Bắc phe bảo thủ trong đảng, đứng đầu là Lê Đức Thọ, vẫn nắm vững quyền lãnh đạo. Họ chuẩn bị quay lại cầu hòa với Trung Quốc.

Hội nghị trung ương của đảng CSVN ngày 27/3/1990 cuối cùng đã quyết định thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ, khởi đầu bằng việc loại Trần Xuân Bách ra khỏi Bộ Chính trị, tước hết mọi quyền hành. Sau đó, tháng 4 năm 1990, bắt giữ toàn bộ ban lãnh đạo Câu lạc bộ cựu kháng chiến. Đợt trấn áp tiếp tục nhắm vào các nhóm đấu tranh của trí thức miền Nam: tháng 5, luật sư Đoàn Thanh Liêm và các bạn ông bị bắt; tháng 6, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các thành viên Cao Trào Nhân Bản; tháng 11, giáo sư Đoàn Viết Hoạt và ban chủ trương Diễn Đàn Tự Do. Đợt trấn áp năm 1990 chấm dứt giai đọan vận động đòi thay đổi chính trị theo chiều hướng Liên Xô và Đông Âu.

Sau khi dẹp được các phong trào chống đối, phe bảo thủ đưa Đỗ Mười lên làm Tổng bí thư với chủ trương “đổi mới nhưng không đổi mầu”, nghĩa là thay đổi về kinh tế nhưng giữ vững chế độ chuyên chế, độc quyền, độc đảng. Chủ trương này, cùng với bạo lực công an trị, không ngăn chặn được cuộc vận động đòi đổi mới thể chế chính trị, đòi dân chủ, lần này bởi những cán bộ cộng sản miền Bắc, tiếp nối cuộc vận động vừa bị dập tắt của những người cựu kháng chiến phía Nam, và những trí thức VNCH trước đây. Người mở đầu cho đợt vận động mới chính là Trần Độ, nguyên Trưởng Ban Văn Hóa-Văn Nghệ Trung Ương. Khi còn làm Trưởng ban ông chủ trương chính sách “cởi trói” cho văn học nghệ thuật. Khi phe bảo thủ cầm quyền trở lại ông không được tin dùng và vì ông ngày càng vận động tích cực cho việc tự do hóa các hoạt động văn hóa tư tưởng và chính trị, nên cuối cùng ông bị khai trừ ra khỏi đảng CS năm 1999. Một nhân vật khác, ông Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, sau thời gian dài bị cầm tù và quản chế với tội danh “xét lại chống Đảng”, từ đầu năm 1990 lại tích cực đòi hỏi tự do dân chủ, và năm 1995 lại bị kết án 1 năm tù giam.

Cùng với các cán bộ cao cấp của đảng CS như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn văn Trấn… cuộc vận động đòi thay đổi cơ chế chính trị và đòi dân chủ, từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, có sự tham gia ngày càng đông đảo của giới trí thức xuất thân từ miền Bắc. Khởi đầu là những trí thức khoa bảng đã có vị thế xã hội, tương đối có tuổi, như Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang…Từ giữa thập niên 1990, một đợt đối kháng mới ra đời, có tổ chức hơn, có sự tham gia của đông đảo quần chúng, và nhất là các trí thức trẻ tuổi hơn. Tiêu biểu cho cố gắng đi vào tổ chức là Khối 8406, do một tu sĩ công giáo khởI xướng, LM Nguyễn Văn Lý. Tổ chức này đã thu hút được cả ngàn người tham gia một cách tự nguyện, công khai, ghi rõ tên họ và nơi cư trú. Một số tổ chức khác cũng ra đời, dù không tồn tai được lâu, nhưng đã đánh dấu một giai đọan đấu tranh mới, giai đọan công khai và có tổ chức.

Điểm đáng chú ý là từ giữa thập niên 1990 trở đi ngày càng có nhiều trí thức trẻ tham gia vào cuộc vận động đòi dân chủ –các luật sư, giáo sư, bác sĩ. Họ biết công khai vận dụng chính các cơ chế và luật pháp của chế độ để vận động người dân chủ động dành lấy các quyền tự do căn bản của mình, kể cả quyền thành lập các tổ chức dân sự và chính trị. Dù đa số những người trí thức trẻ can trường dấn thân này đều bị bắt giữ, bị kết án tù giam và quản chế, nhưng những cuộc vận động công khai, tích cực của họ đã giúp đưa cuộc đấu tranh vào giai đoạn mới – giai đọan trẻ hóa và tổ chức hóa. Và quan trọng hơn, đã xuất hiện cả các tổ chức dân sự đòi nhân quyền, đòi quyền lao động, và các tổ chức chính trị, các chính đảng. Bất chấp điều 4 Hiến pháp và sự đàn áp thẳng tay của an ninh CS, vài chính đảng, hoặc xuất phát ngay trong nước, hoặc từ hải ngọai về hoạt động trong nước, cũng tìm mọi cách phổ biến rộng rãi tiếng nói đối kháng của mình, thách thức độc quyền chính trị của đảng CS. Năm 2010 này, năm Thăng Long 1000 tuổi, có thể coi như năm mở đầu cho sự ra đời của một tầng lớp lãnh đạo chính trị mới cho Việt Nam, không phải từ trong hệ thống chính trị của đảng CS, mà từ trong xã hội, trong nhân dân. Những Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyền…sẽ tiếp tục xuất hiện, sẽ lớn mạnh lên để đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh vừa dành dân chủ, vừa bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn bành trướng phương bắc, và các mưu toan thỏa hiệp từ bên trong đảng CS.

Để đặt một dấu mốc lịch sử cho cuộc vận động ôn hòa bất bạo động đòi nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, Họp Mặt Dân Chủ (*) đã quyết định tập hợp trong Tuyển Tập Dân Chủ I này các bài viết, bài phát biểu của những nhà hoạt động trong nước và hải ngoại từ cuối thập niên 1980 đến nay. Dù xuất phát từ cơ chế chính trị khác nhau, quốc gia hay cộng sản, dù hoạt động ngay trong lòng chế độ cộng sản ở trong nước hay trong xã hội dân chủ tự do ở hải ngọai, dù còn trẻ hay tuổi đã cao, những người đấu tranh thể hiện trong Tuyển Tập Dân Chủ I này đều vì mục tiêu tự do dân chủ cho mọi người Việt, đều có chung một ước mơ sớm được thấy một nước Việt trường tồn trong thái bình thịnh vượng và toàn vẹn lãnh thổ. Tất cả đều thấy rằng chế độ cộng sản đã bị nhân lọai đào thải, đã sụp đổ ngay tại quê hương quốc tế của nó, và đã gây tai họa cho đất nước. Tất cả đều biểu lộ ý chí cương quyết thiết lập chế độ dân chủ cho Việt Nam, đồng thời bảo vệ tổ quốc, chống lại bành trướng Trung quốc và mọi mưu toan thỏa hiệp và nhân nhượng với Trung quốc của ban lãnh đạo cộng sản. Việt Nam phải trường tồn, phát triển và dân chủ. Đó là tiếng nói chung của những người Việt yêu nước, yêu dân chủ trong nước và hải ngọai, thể hiện trong Tuyển Tập Dân Chủ I này.

Thực hiện quyết định của Họp Mặt Dân Chủ 2009, ban chủ biên chúng tôi cố gắng cung cấp cho những người quan tâm theo dõi tình hình Việt nam một tuyển tập những bài viết của những khuôn mặt tiêu biểu cho phong trào dân chủ Việt nam kể từ cuối thập niên 1980 đến nay. Tất nhiên Tuyển tập I chưa tập hợp hết được những thành tựu của tất cả những người đã và đang đóng góp cho tiến trình chuyển hóa Việt Nam sang một xã hội nhân bản tiến bộ hơn hiện nay–những thành tựu trong mọi lãnh vực, từ văn học nghệ thuật, giáo dục, truyền thông đến văn hóa tư tưởng và chính trị-xã hội. Tuyển Tập lại càng không phản ảnh được cuộc vận động lịch sử kéo dài từ nửa thế kỷ nay cho một nước Việt yên bình, tự do và hạnh phúc – cuộc vận động nhiều gian khổ, chết chóc, đầy máu và nước mắt, của hàng triệu người dân bình thường, âm thầm, vô danh, trên chiến trường, trong ngục tối, trong các trại lao công cưỡng bức, trong rừng sâu, dưới đáy biển. Trong những thập niên gần đây, cuộc vận động lịch sử này đã chuyển thành một phong trào phản kháng rộng lớn, công khai, ôn hòa bất bạo động, của mọi tầng lớp nhân dân trong nước. Lịch sử mai sau chắc chắn sẽ ghi nhận tính chất phong phú và đa dạng của phong trào phản kháng xã hội này trong giai đọan chuyển mình của đất nước hiện nay.

Đảng và nhà nước cộng sản, dù cố gắng kiểm soát và kiềm tỏa bước tiến của xã hội và quần chúng bằng bạo lực công an, nhưng trong thực tế họ đã và đang bị vượt qua bởi phong trào quần chúng đó. Quần chúng đáy tầng đang rừng rực vươn lên, dù còn nhiều bất cập và tự phát, nhưng đã chính là nguồn động lực phát triển của đất nước. Trước sức mạnh như sóng đáy ngầm của quần chúng đang quyết tìm đường tiến về phía trước, đảng và nhà nước cộng sản ngày càng phải lùi bước, tập trung chấn thủ những khu vực trọng yếu để bảo vệ đặc quyền đặc lợi. Sự xuất hiện những tiếng nói và hoạt động độc lập của mọi giới quần chúng trong hai thập niên qua vừa thách thức quyền lãnh đạo và tính chính thống của đảng và nhà nước cộng sản, vừa là những cuộc thao dượt cho một cao trào tổng tiến công dành lại quyền tự quyết cho toàn dân và cho dân tộc, sẽ bùng dậy trong thời gian không xa nữa. Tuyển Tập Dân Chủ I tất nhiên chỉ phản ảnh được một phần nhỏ, rất nhỏ, cơn sóng đáy tiền cách mạng này.

Ban chủ biên Tuyển Tập xin chân thành cám ơn những tác giả có bài trong Tuyển tập này đã cho phép trích đăng một phần những tác phẩm tâm huyết của quí vị. Đối với những tác giả trong nước, vì điều kiện an ninh không cho phép liên lạc để xin phép, chúng tôi xin gửi lời cám ơn đồng thời mong quí vị lượng thứ và thông cảm. Tuyển Tập I này là một ghi nhận

thành qủa của phong trào dân chủ mà cũng là một đóng góp nhỏ bé của các thành viên HMDC vào cuộc vận động chính trị chung hiện nay ở trong nước và hải ngọai. Mọi khiếm khuyết là trách nhiệm của ban chủ biên và chúng tôi mong được đón nhận những phê bình và góp ý để Tuyển Tập II được hoàn hảo hơn.

Việt Nam hải ngọai
Mùa đông 2010

Ban chủ biên:
Đoàn Viết Hoạt
Nguyễn Ngọc Bích
Trần Bình Nam
Trần Trung Việt
Vũ Thiện Hân

(*) Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tập họp những người Việt trên toàn thế giới hoạt ñộng trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau –văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị v.v…– nhằm cùng mục tiêu thúc ñẩy tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh Hội thường niên tại một ñịa ñiểm tĩnh mịch ñể những người Việt quan tâm ñến tình hình Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao ñổi hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt ñộng, trong tình thân ái, cởi mở giữa những con người tự do. Tĩnh hội HMDC ñầu tiên ñược tổ chức tại Moehnsee, Đức quốc, năm 2002. Những tỉnh hội sau đó đã lần lượt ñược tổ chức tại Normandie, Pháp (2003), Emmitsburg, MD, Hoa Kỳ (2004), Running Springs, CA, Hoa Kỳ (2005), Emmitsburg, MD, Hoa Kỳ (2006), Warsaw, Ba Lan (2007), Paris, Pháp (2008), San Jose, Hoa Kỳ (2009) và Hanover, Đức (2010).

Mọi liên lạc với Ban chủ biên TTDC I xin email về dv2010@gmail.com .
_______________________________________________________

Dưới đây là Bìa
và Mục Lục của TTDC I, 2010.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………… 1
ÂU DƯƠNG THỆ …………………………. 6
Sách Lược Đấu Tranh Nhân Quyền Trong Thời Đại Internet và
Toàn Cầu Hóa………………………………………………………………………….6
BÙI DIỄM…………………………………. 24
Việt Nam Được Bầu Làm Thành viên Không Thường trực Tại Hội
đồng Bảo an LHQ…………………………………………………………………24
BÙI TÍN…………………………………………………………………………… 29
Đảng Cộng Sản Việt Nam Sau Khi Hội Nhập Quốc Tế ……………………….29
Đổi mới ở Việt nam và ở Trung quốc So sánh và Nhận định Sự Lựa
chọn Tối ưu Cho VN …………………………………………………………….36
Đảng CS Đang Tự Xoá Bỏ Tính Chính Đáng Trước Nhân Dân……………….52
ĐOÀN VIỆT TRUNG …………………………………………………………….. 56
Ba lan tại Việt nam? …………………….. …………………………………….56
PHƯƠNG NAM – ĐỖ NAM HẢI …………………………………………………. 60
Phát biểu tại Họp mặt Dân chủ 2006 ………………………………………….60
HÀ SĨ PHU……………………………………………………………………….. 63
Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí tuệ……………………..63
H.T. THÍCH QUẢNG ĐỘ ………………………………………………………… 84
Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt nam……………………………………………..84
HOÀNG MINH CHÍNH …………………………………………………………… 90
BẢN TUYÊN BỐ Khôi phục Sinh hoạt Đảng Dân chủ Việt nam………………90
HOÀNG XUÂN ĐÀI ……………………………………………………………… 98
Dân chủ và Phát triển…………………………………………………………..98
JACKIE BONG WRIGHT ……………………………………………………….. 121
Phát triển Xã hội Dân sự Tại Việt nam ………………………………………121
KHỐI 8406 …………………………………………………………………….. 135
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt nam 2006 ……………………………135
Cương lĩnh Khối 8406 Khối 8406 Là Gì? ………………………………………142
LÊ CÔNG ĐỊNH ………………………………………………………………… 147
Tầm Vóc Thuyền Trưởng Tầm Vóc Dân Tộc………………………………..147
Chuẩn Mực Văn Minh Cần Tôn Trọng………………………………………..150
Tại Sao Không Nên Sợ ‘Đa Nguyên’ ………………………………………….153
‘Nhà nước Pháp quyền’ hay ‘Nhà nước Pháp trị’? ………………………….158
LÊ THỊ CÔNG NHÂN …………………………………………………………… 162
Khía cạnh Pháp lý Về Đình công Và Yêu cầu Cần Có Hệ thống
Công đoàn Độc lập Tại Việt nam ……………………………………………..162
LÊ QUỐC QUÂN………………………. 171
Việt nam Giữa Các Cường quốc……………………………………………171
Tam Sa và Tám Chữ Cho Việt nam…………………………………………175
Để Trở thành Một Nhà Chính trị cho Việt nam………………………..179
NGÔ NHÂN DỤNG …………………… 181
Dân chủ Với Nhiều Mô thức Xã hội………………………………………..181
NGUYỄN CAO QUYỀN …………….. 198
Việt nam Cơ hội và Hướng đi ………………………………………………..198
NGUYỄN CHÍNH KẾT ………………. 209
Đấu tranh Dân chủ: Nên Công khai Hay Âm thầm? ……………….209
NGUYỄN ĐAN QUẾ …………………. 218
Lời Kêu Gọi Của Cao Trào Nhân Bản ……………………………………218
Lộ trình 9 Điểm Để Dân chủ hoá Việt nam…………………………….220
Tuyên bố Thành lập Tập hợp vì Nền Dân chủ…………………………222
Làm Gì Để Có Thay đổi ở Việt nam? …………………………………….224
NGUYỄN GIA KIỂNG ………………..233
Cuộc Chiến đấu Thực sự ……………………………………………………….233
Chủ Nghĩa Cộng Sản Đến Việt Nam Như Thế Nào?…………………245
NGUYỄN HỘ …………………………….250
Quan Điểm và Cuộc Sống Mấy lời của tác giả ………………………..250
Quan điểm và cuộc sống Định Hướng Chiến Lược………………….258
NGUYỄN MINH CẦN…………………263
Ngọn Cờ Dân chủ …………………………………………………………………263
Một Số Vấn đề Của Phong trào Dân chủ ……………………………….271
Toàn Dân Nghe Chăng? Sơn Hà Nguy Biến… (Vài lời tâm sự với
các bạn trẻ) ………………………………………………………………………….285
NGUYỄN XUÂN PHƯỚC ……………288
Giá trị Pháp lý và Tính Chính thống Của Hiến pháp Việt nam Hiện
nay Từ Cơ sở Pháp lý Của Hiến pháp 1946 …………………………….288
Tản mạn Về Hai Chữ “Tư pháp” Phải Chăng Đã Đến Lúc Cần
Phải Thay đổi Một Thói quen Dùng Chữ…………………………………297
NGUYỄN TỰ CƯỜNG ………………..303
Vai trò Của Xã hội Dân sự Trong Tiến trình Dân chủ hóa Tại Việt
nam……………………………………………………………………………………..303
NGUYỄN THANH GIANG…………..313
Nhân quyền – Khát vọng Ngàn Đời ……………………………………….313
Có Nên Kiên định Con đường Xã hội chủ nghĩa? …………………….330
NGUYỄN VĂN ĐÀI ……………………345
Quyền Tự do Thành lập Đảng ở Việt nam……………………………….345
Tư tưởng, Đạo đức Hồ Chí Minh Có Gì Để Học? ……………………350
Dân trí và Chế độ Dân chủ ở Việt nam……………………………………353
NGUYỄN VĂN TRẦN ………………..356
Khuynh hướng và đặc tính của Phong trào Dân chủ và những
người Bất Đồng chánh kiến ở Việt nam ngày nay …………………….356
Lần dở lại hồ sơ cũ Có đôi điều cần đọc lại về Hồ Chí Minh ……367
NGUYỄN VŨ BÌNH ………………….. 373
Việt nam và Con đường Phục hưng Đất nước…………………………373
Đơn Xin Thành Lập Đảng Tự Do – Dân chủ…………………………..384
Về Vấn đề Biên giới Việt–Trung …………………………………………….385
Về Tình trạng Nhân quyền Tại Việt nam…………………………………388
PHAN THANH TÂM …………………. 393
Việt nam Sau Ba Mươi Năm Xa cách …………………………………….393
PHAN VĂN SONG ……………………. 401
Tình hình Mới Mặt trận Mới …………………………………………………401
Việt nam Trước Cơn lốc Toàn cầu hóa Hay Những Nỗi nhục Tháng
tư ………………………………………………………………………………………..407
TÔN THẤT LONG…………………….. 413
Tính Dân chủ Và Bốn Văn bản Hiến pháp Việt nam ………………..413
TRẦN ĐỘ………………………………… 424
Kịch bản Cho Thế kỷ 21 ………………………………………………………..424
Đảng Cộng sản và Dân chủ ở Việt nam …………………………………428
TRẦN NGỌC SƠN ……………………. 443
Đảng phái Là Phương tiện Tổ quốc Là Cứu cánh ……………………443
TRẦN THANH HIỆP …………………. 449
Chính Thống Dân Chủ ………………………………………………………….449
Tiến Tới Một Nhà Nước Pháp Trị………………………………………….458
VŨ THƯ HIÊN …………………………. 472
Vài Suy nghĩ Về Phong trào Dân chủ Việt nam ……………………….472
Hồ Chí Minh và Cái Chết Của Nông Thị Xuân………………………..482
Lời Nói Đầu Miền Thơ Ấu…………………………………………………….486
DANH MỤC (Index) …………………… 493

Bấm vào Tuyển Tập Dân Chủ Việt Nam 1 2010 để đọc toàn văn tuyển tập   

                  http://www.box.net/shared/jy0konkqui

                                Download (3.0MB)    
.
.
.

No comments: