Việt Báo Thứ Năm, 12/9/2010, 12:00:00 AM
Một ngày sau vụ Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton họp với Ngoại trưởng Nhật Bản và Nam Hàn tại Washington từ đầu tuần này, Trung Quốc tỏ ý bực bội nói: "Việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông bắùc Á châu là trách nhiệm của mọi nước trong vùng chớ không riêng một nhóm nước nào". Để chứng tỏ sự đoàn kết giữa 3 nước Mỹ, Nhật và Nam Hàn, bà Clinton tuyên bố cả ba nước đã đồng ý không mở cuộc đàm phán trực tiếp với Bắc Hàn, trừ phi Bắc Hàn thay đổi thái độ gây hấn, hung hãn. Cố nhiên Trung Quốc không được mời dự họp nên mới có phản ứng bực tức như vậy. Nhưng sự thật có một vấn đề sâu sắc hơn hết là Bắc Hàn hiện đã trở thành một nan đề cho Bắc Kinh.
Truớc đó Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã điện đàm với TT Obama, cảnh giác Mỹ tình trạng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên có thể vọt ra ngoài tầm kiểm soát của Mỹ và Trung Quốc. Tòa Bạch Ốc Mỹ cho biết trong cuộc điện đàm với họ Hồ, Obama đã thôi thúc Bắc Kinh làm việc với Mỹ và các nước khác để đem đến cho Bắc Hàn "một sự cảnh cáo rõ ràng là sự gây hấn của họ không thể chấp nhận được". Tuần này trong khi Đô đốc Mike Mullen, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, lên đuờng qua Nam Hàn, một phát ngôn nhân của Mullen nói: "Thông điệp chính mà chúng tôi muốn đem đến cho dân chúng Nam Hàn là chúng tôi tiếp tục đứng bên họ để bảo vệ lãnh thổ của họ cũng như sự ổn định của bán đảo này". Những lời lẽ trên vẫn có ẩn ý nhắc nhở Trung Quốc phải can thiệp ngay với Bắc Hàn trước khi quá muộn.
Trung Quốc cũng đã xác nhận cuộc điện đàm Barack-Hồ và nhắc lại lời họ Hồ nói: "Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, nếu không giải quyết thích đáng, sự căng thẳng sẽ vọt ra ngoài tầm kiểm soát, điều mà không bên nào muốn như vậy". Nhưng thái độ của Trung Quốc có vẻ ngại làm áp lực với Bắc Hàn, vì trong lúc này đang có sự tranh chấp quyền hành trong chế độ Cộng sản Bắc Hàn, có thể gây ra một vụ nội nổ lớn trong nội bộ đảng Cộng sản và chính quyền, sau vụ chuyển giao quyền hành giữa ông bố Kim Chánh Nhật và ông con còn non ớt là Kim Chánh Vân làm Chủ tịch đảng, thống trị cả nước. Kim Chánh Nhật đang bị ung thư nặng, chỉ còn sống đến 2 năm nữa là cùng. Trong khi đó các phe phái bên trong đảng và nhà nước đã bắt đầu lục đục, vì có những phe chống lại Kim Chánh Vân.
Về điểm này, chúng tôi nghĩ Trung Quốc không thiết tha gì với chế độ Bắc Hàn vì đã biết đảng Cộng sản Bắc Hàn non kém và thiếu đoàn kết như thế nào. Cho đến nay Bắc Kinh vẫn phải tiếp tế thực phẩm cho Bình Nhưỡng. Điều Bắc Kinh sợ nhất là nếu Bắc Hàn có loạn, dân chúng Bắc Hàn sẽ ùa nhau hàng trăm ngàn người hay hơn vượt qua đất Trung Quốc tị nạn. Làm sao Trung Quốc có thể ngăn chặn được những đợt sóng người khổng lồ như vậy. Cản không cản được mà bắn chết cũng không bắn được. Rút cuộc Trung Quốc sẽ phải è cổ nuôi báo cô dân tị nạn Bắc Hàn, không biết đến thuở nào mới hết. Nên nhớ Trung Quốc không thiếu dân cư. Hiện nay dân số Trung Quốc đã vượt lên hàng đầu của thế giới: 1.3 tỷ người.
Mặt khác Biện lý Tòa án Tội phạm quốc tế cho biết Tòa đã mở cuộc điều tra sơ khởi để xét xem quân đội Bắc Hàn có phạm tội để trở thành "tội nhân chiến tranh" và đưa ra Tòa quốc tế xử như xử các tội nhân chiến tranh sau Đệ nhị Thế chiến hay không. Cuộc điều tra về vấn đề này đã làm gia tăng áp lực quốc tế nhằm vào chế độ Cộng sản cô độc Bắc Hàn. Trung Quốc vốn đã là nước chủ nhà cho cuộc họp 6 bên gồm Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Nga, Bắc Hàn và Trung Quốc ở Bắc Kinh về vấn đề giải trừ vũ khí nguyên tử, nay hô hào họp lại để xét vụ Bắc Hàn có bom nguyên tử và đã cho nổ thử.
Trở lại tình thế hiện nay, nan đề Trung Quốc đang gặp phải là làm thế nào tạo ra một thế quân bình giữa việc duy trì mối quan hệ với Bắc Hàn, đồng thời vẫn duy trì được sự hợp tác với Mỹ. Các nhà quan sát cho rằng mối quan hệ của Trung Quốc với Bắc Hàn là một nhịp cầu thông tin quan trọng, nhưng xét ra cho đến nay thực tế cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc với Bắc Hàn chỉ có giới hạn vì những vấn đề phức tạp như chúng tôi đã ghi nhận như trên.
Bắc Hàn là mối họa cho Nam Hàn đã có từ thời chiến tranh lạnh. Sau cuộc đình chiến năm 1953, đến tháng 1 năm 1968, 31 biệt kích Bắc Hàn mặc đồ quân phục Nam Hàn, lén vuợt biên qua
Hiện nay, trong khi chờ đợi kết quả về mặt ngoại giao, Nam Hàn đã khởi sự một cuộc tập trận giả. Cuộc diễn tập này đã bắt đầu từ 13 ngày sau khi Bắc Hàn bắn đại bác vào đảo Yeongpyeong ở ngoài khơi biển Nam Hàn, gần sát lằn phân ranh biển đang bị tranh chấp giữa giữa đôi bên. Đại bác Bắc Hàn đã giết chết 2 thường dân và 2 quân nhân Nam Hàn ở trên đảo. Cuộc tập trận của Nam Hàn hiện nay được coi là rất tốn tiền và rất nguy hiểm, có thể gọi là liều lĩnh. Quân đội Nam Hàn cho biết cuộc tập trận giả này bắn đạn thật, súng lớn cũng như súng nhỏ.
Cuộc tập trận diễn ra ở gần đường ranh giới biển đang căng thẳng, nhưng không gần đảo Yeongpeong mà ở 29 điểm xung quanh bán đảo Triều Tiên. Bắc Hàn đã công bố lý do tấn công ngày 23 tháng 11 là trận đánh lần đầu tiên vào nơi trên lãnh thổ Nam Hàn có dân cư sinh sống. Bắc Hàn quy lỗi cho Nam Hàn đã bắn trước vào vùng biển của họ. Đây là cuộc tấn công của Bắc Hàn đánh Nam Hàn kể từ ngày kết thúc cuộc chiến Nam-Bắc Hàn trong các năm 1950-53.
Phía Nam Hàn cho biết cuộc tập trận giả chỉ là thao diễn quân sự bình thường ở khu vực mà họ coi là không gây thiệt hại ở phía
.
.
.
No comments:
Post a Comment