Việt Báo Thứ Hai, 12/20/2010, 12:00:00 AM
Từ tháng Bảy năm 2010 này, Mỹ trở lại Đông Nam Á với nhiều hội nghị an ninh, quốc phòng ở Hà nội và thượng đỉnh ở Nữu Ước và nhiều chiến hạm Mỹ xuất hiện diễn tập trên Biển Đông của VN. Vấn đề đặt ra là sự trở lại dồn dập của Mỹ có làm Trung Cộng buông tha Việt Nam không. Nhiều triệu chứng cho thấy là - không.
Một, vì Mỹ tạo một vòng đai kềm chế TC nhưng kềm nhẹ thôi. Vòng đai đó của Mỹ gồm nhiều nước lớn mạnh, với chế độ chánh trị tự do, dân chủ gần gũi với Mỹ hơn, như
Đi sâu hơn nhận thấy Mỹ dồn dập trở lại Đông Nam Á qua con đường Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là Asean, chớ không phải trực tiếp với VNCS. Vấn đề Biển Đông chỉ là lý cớ để Mỹ trở lại Đông Nam Á. Tự do hải hành là lý do tuyên xưng của Mỹ trở lại Đông Nam Á. Mỹ đề nghị quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, giải quyết mọi xung đột theo nguyên tắc đa phương là để Mỹ được dự vào việc giải quyết các tranh chấp trong vùng Đông Nam Á. Trong nhiều cuộc họp của Asean, không một viên chức Mỹ nào nhắc đến vấn đề cốt lõi mà VN cần thiết nhứt. Đó là vấn đề TC đã lấy đảo Hoàng sa và Trường sa của VN làm huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam thuộc lãnh thổ và lãnh hải của TC mà VNCS đang tranh chấp.
Và còn nữa, người ta thấy từ sau những hội nghị dồn dập của Asean ở Hà nội và Nữu Ước, mọi vấn đề Biển Đông Mỹ dậm chân một chỗ. Trái lại TC cứ đi sâu vào Biển Đông. Tại Hội nghị về Biển Đông lần thứ hai vừa kết thúc ở thành phố CS gọi là Hồ Chí Minh, sau các biến chuyển Mỹ trở lại Đông Nam Á, một số học giả Trung Quốc cũng vẫn lặp lại những luận điệu cũ là thuộc TQ. TC tiếp tục thực hiện kế hoạch làm chủ, kiểm soát Biển Đông. TC đưa vào sử dụng 30 chiếc tàu trong số 80 chiếc để kiểm soát 80,000 km vuông Biển Đông của VN mà họ đã chiếm.
Tóm lại TC không buông tha VN đâu. Và cũng đâu có nước Đông Nam Á nào dám có ý kiến gì thêm trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo với TC, kể cả Mỹ.
Trái lại TC dùng tiền bạc thọc mũi dùi sau lưng VN qua việc đánh bật ảnh hưởng của Hà nội và Mỹ ra khỏi Miên và Lào, trên đất liền nữa.
Hai, TC vẫn âm thầm nhưng thực tế nắm vững thế hải thượng trên Biển Đông. Chẳng những vì TC ở gần, mà còn vì tình hình nguyên trạng có lợi cho TC và thời gian cũng đứng về phía TC. TC đã chiếm hai đảo và sáp nhập Hoàng sa và Trường sa rồi. Bản đồ hình lưỡi bò của TC dù Mỹ lên tiếng bất bình nói trong buổi họp nhưng không có những biện pháp, hành động gì dù là pháp lý, ngoại giao.
Trung Cộng chỉ đưa ra hư chiêu để làm chệch hướng nhìn của các nước, tỏ vẻ TC không bá quyền nước lớn nữa. Sở dĩ TC uyển chuyển nói trớ, đính chánh rằng lời tuyên bố coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi, tức ai đụng đến là có thể xảy ra chiến tranh - không do TC nói. Vì TC thấy lời tuyên bố này làm cho Mỹ và một số nước thấy TC quá hung hăng, gây hấn và bá quyền nên đoàn kết lại, hại cho TC mà lợi cho Mỹ. Chớ thực sự việc chiếm Biển Đông là chiến luợc không thay đổi của TC. Đó là ý hướng lịch sử, giấc mộng lớn của TQ lúc nào thống nhứt được sơn hà, mạnh lên là ra sức biến giấc mộng lớn ấy thành hiện thực. Đó là bành trướng chiếm các nước lân bang mà TC gọi là man di. Bây giờ TC đã chiếm được 80% biển của VN và 2 hải đảo của VN, nguyên trạng, im lặng và thời gian là có lợi cho TC.
Ba vì CS Hà nội. Dù Mỹ không tham vọng đất đai và còn là đệ nhứt siêu cường, nhưng CS Hà nội với tư cách là đồng chí CS vẫn gắn bó với CS Bắc Kinh hơn trên mọi mặt. Nhứt định trong đại hội đảng 11, TC sẽ tiếp tục cài người thân TC vào Bộ Chánh trị của Đảng CSVN. Có tin Nguyễn phú Trọng thân TC đã được Ban Chấp Hành TƯ đề cử làm Tổng Bí Thư thay Nông đức Mạnh cũng thân TC nghỉ hưu vì tuổi tác. Về đất, đảo và biển CS Hà nội với tư cách CS ngoài mặt nói này nói kia để giảm bất mãn của dân chớ trong lòng đã chấp nhận sự mất mát đã rồi.
Dù Mỹ không có tham vọng đất đai như TC, nhưng CS Hà nội dè dặt Mỹ hơn vì khác chủ nghĩa và chế độ chánh trị và vì đường lối chánh trị “cực kỳ” thực dụng của Mỹ - vì quyền lợi Mỹ có thể phản bội đồng minh một cách dễ dàng như đối với Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam trong thời Chiến Tranh Lạnh khi Mỹ bắt tay được với TC.
Nên nhiều dấu chỉ cho thấy CS Hà nội sẽ “ầu ơ ví dầu” với Mỹ, ”đi đu dây với Mỹ qua tổ chức ASEAN, lánh mặt chớ không trường mặt ra dám làm đồng minh quân sự với Mỹ. Hà nội biết TC và Mỹ phải nương nhau mà sống. Hà nội không dám bỏ người láng giềng gần là TC đã có một bề dày lịch sử gắn bó nhau với tình đồng chí để chạy theo một cựu thù mới trở thành đối tác kinh tế nhưng khác chánh tri. Kinh nghiêm đau thương của Việt Nam Cộng Hoà ở Miền
Bốn kết luận, với sự trở lại ĐôngNam Á của Mỹ, ít nhứt VN, nhà cầm quyền CS có một thời gian hoà bình võ trang (paix armée). VN có thì giờ hiện đại hoá, tăng cường quân lưc và nhứt là tạo nội lực dân tộc là vũ khí vô địch trong việc bảo vệ giang sơn gấm vóc và chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Suốt dòng lịch sử VN, đánh Nguyên Mông khét tiếng hoàn cầu, nằm gai nếm mật đánh đuổi quân Tàu sau ba lần Bắc thuộc, có ngoại bang nào giúp quân dân Việt
.
.
.
Vi Anh
No comments:
Post a Comment