(12/10/2010)
WSETMINSTER, California: Theo tin từ Viện Việt Học, vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, 12 Tháng 12, 2010, tại trụ sở Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683, sẽ có buổi thuyết trình về đề tài “Phương Pháp Dạy Nhạc Truyền Thống Việt Nam” của Giáo Sư Âm Nhạc Nguyễn Châu với phần trình diễn âm nhạc dân tộc của các thanh thiếu niên trong Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng.
Đây là cơ hội cho những người yêu thích và muốn tìm hiểu về vấn đề gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống Việt Nam .
GS Nguyễn Châu cho biết, buổi thuyết trình trên nhằm giới thiệu phương pháp dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. So sánh sự khác biệt giữa hai nền âm nhạc Việt Nam và Tây Phương; ưu, khuyết điểm của hai phương pháp này. Điều quan trọng mà ông muốn nhấn mạnh, đó là áp dụng phương pháp vào việc dạy âm nhạc truyền thống dân tộc tại hải ngoại.
Buổi thuyết trình còn có phần phụ diễn minh họa của các học viên thanh thiếu niên Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng với các nhạc cụ truyền thống dân tộc.
Được biết, giáo sư Nguyễn Châu tốt nghiệp ngành nhạc dân tộc tại trường Quốc Gia Âm Và Kịch Nghệ Sài Gòn, và được mời ở lại trường dạy môn nhạc cụ truyền thống. Ông đã sử dụng, biên soạn và giảng dạy rất nhiều về bộ môn nhạc cụ Việt Nam .
Sau khi được định cư tại Hoa Kỳ năm 1987, ông thành lập Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng với mục đích duy trì và phát triển bộ môn nhạc cụ dân tộc tại hải ngoại. Hơn 20 năm qua, Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng đã không ngừng phát triển và đào tạo nhiều tài năng âm nhạc truyền thống cho cộng đồng người Việt tại Nam California. Đoàn cũng tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng, chương trình văn nghệ do các trung tâm nghệ thuật tổ chức và tạo một chỗ đứng quan trọng trong giới mộ điệu.
Đề tài thuyết trình: Phương pháp dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc
Diễn giả: Giáo sư Nguyễn Châu và các thầy cô giáo Khối Giảng Huấn Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng.
Thời gian : Chủ nhật 12 tháng 12 năm 2010 từ 2:00 PM – 4:30 PM
Chương trình:
2:00 PM: Khai mạc - Giới thiệu - Thuyết trình đề tài Phương pháp dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc:
1.Nói về lịch sử dạy và học nhạc Việt Nam qua các thời đại:
- Truyền khẩu, không ghi chép;
- Ghi chép: dùng chữ Nho, chữ Nôm;
- Ghi chép: Dùng chữ Việt a b c (quốc ngữ);
- Ghi chép và kí xướng âm theo Tây phương.
2. So sánh các ưu và khuyết điểm cuả các phương pháp dạy - So sách cách dạy của Việt nam và cuả Tây phương.
3. Sự cần thiết trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy để ghi chép, biên soạn, sáng tác các tác phẩm mới về âm nhạc truyền thống Việt Nam .
4. Áp dụng vào việc dạy và học nhạc tuyền thống dân tộc tại hải ngoại.
5. Phụ diễn cuả các học viên thanh thiếu niên Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng với các nhạc cụ truyền thống dân tộc để minh hoạ cho buổi thuyết trình.
Thảo luận
4:30 PM: Bế mạc
Liên lạc: Viện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Suite 222 , Westminster , CA 92683
Web-site: viethoc.com
E-mail: info@viethoc.com
Tel: (714) 775-2050
.
.
.
HẠNH DƯƠNG
Việt Báo Thứ Bảy, 12/11/2010, 12:00:00 AM
Bên trái: Nhà thiết kế thời trang Debbie Nghiêm. Bên phải: Hoa Hậu China USR 2010 Selena Yue Due trong áo dài Việt Nam do Debbie Nghiêm thiết kế (ảnh c ủa GG Connections).
Trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ và hải ngoại thật sự chưa biết nhiều về Debbie Nghiêm; nhưng trong sinh hoạt thời trang và người mẫu giòng chính tại Hoa Kỳ, Diebbie Nghiêm ngày nay đã trở thành một hiện tượng, sáng giá và được nhiều lời ca ngợi là nhà thiết kế thời trang trẻ trung; đầy sáng tạo và mang tính chất độc đáo là đưa thời trang áo dài Việt Nam cách điệu hòa trộn vào thời trang quốc tế của các nước Á Châu và Âu Mỹ, Phi Châu và vùng Trung Đông.
Trước hết Debbie Nghiêm là một nhà thiết kế thời trang kiêm Giám Đốc sáng lập viên của Công ty Người Mẫu và Trình Diễn Thời Trang mang tên GG Connections (http://ggconnections.com). Hầu hết người mẫu của GG Connections là từ khắp các sắc dân tại Hoa Kỳ được tuyển mộ và tập luyện khá công phu. Debbie cũng là nhà đạo diễn và trực tiếp huấn luyện từng bước đi “Cat-Walks” cho những người mẫu khi bước lên sàn diễn.
Gần đây, trong vài sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng người Việt tại San Jose hay tại các thành phố khác, Debbie Nghiêm đã có những chương trình biễu diễn thời trang đầy trang nhã, sinh động và lôi cuốn.
Khi các nhà sản xuất và đạo diễn Mỹ gốc Việt cho trình chiếu lần đầu cuốn phim “Để Mai Tính” tại rạp Camera 12 ở San Jose và tháng 9/2010 vừa qua, Debbie Nghiêm đã đưa các người mẫu chân dài GG Connections đến trình diễn thời trang và được mọi người nhiệt liệt hoan nghênh.
Trong thế giới thiết kế và trình diễn thời trang của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ hiện nay, dẫn đầu phải kể đến cô Nhã Khanh ở Dallas hiện đang chiếm lĩnh các sàn diễn thời trang tại New York và tại những thành phố khác ở Hoa Kỳ. Thời trang của Nhã Khanh đang là đề tài bàn tán của các siêu người mẫu và các nữ diễn viên điện ảnh Hollywood (Link: http://nhakhanh.com). Sau Nhã Khanh là Debbie Nghiêm của
Mới đây, Debbie Nghiêm đã mời được cô Hoa Hậu Hong Kong và là Miss China USA 2010 là Selene Yue Du gia nhập nhóm người mẫu của GG Connections sau khi cô nầy vừa được định cư tại San Francisco. Trong sưu tập về áo dài Việt Nam, hoa hậu Selena Yue Du được Debbie Nghiêm thiết kế chiếc áo dài trắng và một áo dài đỏ làm tăng vẻ đẹp và duyên dáng của người đẹp Trung Hoa khiến cô Selena Yue Du tuyên bố rằng cô mê áo dài Việt Nam và mong có ngày thăm Việt Nam hay được kết thân và đóng góp vào các sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Hôm nay Thứ Sáu 10-12-2010, Debbie Nghiêm sẽ tổ chức “Winter Wonderland Fashion Show” tại Dallas để gây quỹ cho Bệnh viện Nhi Đồng Scottish Rite Hospital. Show nầy cũng đặc biệt giới thiệu Hoa Hậu Vivian Ngô là “Miss
Vào ngày 19-12-2010, Debbie Nghiêm và GG Connections sẽ tổ chức Fashion Show dành cho trẻ em. Hiện Debbie Nghiêm đang ráo riết huấn luyện cho các em sẵn sàng bước lên sàn diễn.
VietPress USA xin giới thiệu Debbie Nghiêm và GG Connections đến bà con trong cộng đồng người Việt khắp nơi tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Chúc Debbie Nghiêm thành công hơn nữa trong năm mới 2011 để làm rạng danh người Việt tại Hoa Kỳ và trên thế giới. (Hạnh Dương).
.
.
.
No comments:
Post a Comment