Sunday, December 19, 2010

THẬT LÃNG PHÍ THỜI GIAN KHI ĐI HỌC TIẾN SĨ (The Economist)

The Economist
Cập nhật lúc 19/12/2010 02:53:44 PM (GMT+7)

Nhiều tiến sĩ tương lai có điểm chung là sự không hài lòng. Một số mô tả công việc của họ là "lao động nô lệ". 7 ngày/tuần, 10 giờ/ngày, lương thấp và triển vọng không chắc chắn là điều phổ biến.

Quá nhiều tiến sĩ được "ra lò"
Ngày nay, luận án tiến sĩ vừa là một ý tưởng mới vừa là một chặng đường ban đầu của nghiên cứu khoa học. Viết một luận án là mục tiêu của hàng ngàn nghiên cứu sinh mỗi năm để đạt được học vị tiến sĩ.
Ở hầu hết các nước, luận án tiến sĩ là một yêu cầu cơ bản cho nghề nghiệp có liên quan đến nghiên cứu. Đó là một tác phẩm trí tuệ giới thiệu với thế giới của một nghiên cứu sinh phối hợp với một người giám sát.
Các yêu cầu để hoàn thành một luận án tiến sĩ rất khác nhau giữa các quốc gia, các trường đại học. Có người phải mất 2 năm làm luận án thạc sĩ trước. Một số sẽ nhận được tiền sinh hoạt phí; số khác phải tự trả tiền.
Một số nghiên cứu sinh chỉ liên quan đến nghiên cứu, số khác phải đến lớp học và kiểm tra, thậm chí có người phải tham gia giảng dạy đại học. Một luận án có thể  hàng chục trang đối với toán học, hoặc hàng trăm trang về lịch sử.
Người lấy được học vị tiến sĩ có thể 20  tuổi hoặc có thể ở tuổi 40. Một điều mà nhiều nghiên cứu sinh thấy có điểm chung là sự không hài lòng. Một số mô tả công việc của họ là "lao động nô lệ". 7 ngày/tuần, 10 giờ/ngày, lương thấp và triển vọng không chắc chắn là điều phổ biến.
Nghiên cứu sinh là vấn đề không mới, nhưng có vấn đề với hệ thống sản xuất tiến sĩ nghiên cứu (tiến sĩ trong các lĩnh vực pháp luật, kinh doanh và y học có giá trị rõ ràng hơn). Sự ra lò về tiến sĩ đã trở nên quá dồi dào. Mặc dù tiến sĩ được thiết kế cho nghề nghiên cứu nhưng một số công việc lại không liên quan đến bằng tiến sĩ. Trong khi đó nhiều nhà đứng đầu doanh nghiệp phàn nàn về việc thiếu hụt cao kỹ năng cho tiến sĩ, họ không được dạy những cái cần thiết.
Năm 1970, nước Mỹ đào tạo ra một phần ba sinh viên số sinh viên của toàn thế giới và một nửa số tiến sĩ về khoa học và công nghệ. Từ đó, số lượng tiến sĩ được đào tạo tăng gấp đôi, lên đến 64.000 tiến sĩ. Một loạt các nước OECD cũng đuổi theo về số lượng tiến sĩ: Mexico, Tây Ban Nha, Ý và  Slovakia. Kể cả Nhật cũng tăng về số lượng đào tạo. Điều đó cho thấy sự mở rộng của giáo dục ĐH ngoài nước Mỹ.

Tiến sĩ không kiếm được nhiều tiền, khó kiếm việc
Tuy nhiên, nhiều trường ĐH đã phát hiện ra nghiên cứu sinh là một lực lượng lao động rất rẻ, năng động lại nhanh chóng kết thúc hợp đồng. Với nhiều nghiên cứu sinh họ có thể làm được nhiều nghiên cứu hơn, và ở một số nước có thể giảng dạy nhưng phải trả ít tiền hơn giảng viên. Một trợ giảng ở ĐH Yale (Mỹ) có thể kiếm 20.000 đô la cho 9 tháng giảng dạy. Còn giáo sư ở Mỹ có mức thu nhập 109.000 đô la năm 2009.
Trên thực tế, việc đào tạo tiến sĩ đã vượt quá nhu cầu về giảng viên của trường ĐH. Nước Mỹ đã đào tạo ra 100.000 tiến sĩ trong giai đoạn 2005 - 2009. Sử dụng tiến sĩ để giảng dạy ĐH đã làm giảm số lượng tuyển dụng giảng viên hợp đồng dài hạn. Chẳng hạn như Canada, nơi có lượng tiến sĩ tốt nghiệp vào mức khiêm tốn, đã đào tạo ra 4.800 tiến sĩ năm 2007 nhưng chỉ cần khoảng 2.616 giảng viên đại học hợp đồng dài hạn. Chỉ có những nước đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Braxin mới thiếu tiến sĩ.
Khi tiến sĩ được ký hợp đồng làm sau tiến sĩ (postdoc), họ được trả khoảng 38.600 đô la/năm (ở Canada) hay ít hơn, bằng mức lương trung bình của một công nhân xây dựng.
Lực lượng tiến sĩ và sau tiến sĩ thúc đẩy nghiên cứu cho trường ĐH, nhưng đó không hẳn là một điều tốt. Những cái đầu thông minh và được đào tạo tốt như vậy có thể bị lãng phí.
Ở Mỹ, 57% nghiên cứu sinh lấy được bằng tiến sĩ sau 10 năm. Cũng bằng đó năm, nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn (thường phải tự trả tiền để học TS), mới lấy được bằng. Một nghiên cứu ở một trường ĐH ở Mỹ đã chỉ ra rằng, những người không lấy được bằng không phải là bởi họ kém thông minh mà bởi họ có ít tiền, tương lai công việc không tốt hay người hướng dẫn tồi.
Một báo cáo của OECD cho thấy sau khi có bằng tiến sĩ, hơn 60% tiến sĩ ở Slovakia và hơn 45% ở Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức và Tây Ban Nha vẫn chỉ có hợp đồng tạm thời. Khoảng 1/3 tiến sĩ ở Áo có công việc không liên quan đến bằng tiến sĩ của mình. Ở Hà Lan, tỉ lệ này là 21%.
Tại Anh, nam cử nhân kiếm nhiều hơn những người không đi học ĐH (dù đã đỗ) 14%. Bảo hiểm thu nhập cho một tiến sĩ là 26%, trong khi đó cho  . . Tiến sĩ toán học, điện toán, khoa học xã hội và các ngôn ngữ không kiếm được nhiều hơn những người có học vị thạc sĩ. Phí bảo hiểm cho một tiến sĩ ít hơn so với bằng thạc sĩ về kỹ thuật và công nghệ, kiến trúc và giáo dục. Chỉ trong y học, khoa học, và kinh doanh và nghiên cứu tài chính thì nó đủ cao để bằng TS có giá.

TS khó ứng dụng kiến thức ra thị trường việc làm
Tiến sĩ Schwartz - Nhà vật lý học ở New York (Hoa Kỳ) - cho biết các kỹ năng học được trong quá trình tiến sĩ có thể dễ dàng thu được thông qua các khóa học ngắn hơn nhiều. Ba mươi năm trước các công ty phố Wall tuyển một số nhà vật lý để làm các công việc tính toán, phân tích. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều khóa học dạy toán nâng cao cho lĩnh vực tài chính.
Một phần ba số tiến sĩ ở Anh thú nhận rằng họ làm tiến sĩ vì muốn trở thành người đi học và trốn tránh việc đi làm. Các nhà khoa học có thể dễ dàng có học bổng hơn. Tất nhiên mục đích cuối cùng của họ vẫn là được ở lại trường ĐH.
Một nghiên cứu cho thấy rất nhiều TS gặp khó khăn khi ứng dụng kỹ năng của họ ra ngoài thị trường việc làm. Viết các báo cáo thí nghiệm, thuyết trình về một vấn đề, tiến hành nghiên cứu về văn học trong 6 tháng thật là một điều vô bổ trong một thế giới nơi kiến thức được trình bày một cách đơn giản đối với số đông độc giả.
Nhiều trường ĐH đã phải đào tạo nghiên cứu sinh những kỹ năng mềm như truyền thông và cách làm việc theo nhóm, điều có thể có ích trong thị trường lao động.
Tuy nhiên có thể thấy rằng những ai đã tốt nghiệp tiến sĩ là thuộc hàng thông minh nhất trong tầng lớp của họ và họ đã làm tốt nhất mọi việc họ đã làm.
Tú Uyên (Theo The Economist)

.
.
.

No comments: