Nguyễn Hoàng
06-09-2010
Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống
(Bài viết nhân vụ Vinashin thất thoát trên 80 nghìn tỷ)
Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá hoại mà thôi. Hiện tại chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được loại quốc gia đại nạn này.
Công luận xã hội VN vừa qua đã tập trung bàn nhiều về nạn tham nhũng, hối lộ gọi chúng là quốc nạn.
Nhưng còn có một loại có thể gọi là quốc gia đại nạn. Một cơ chế phá hoại làm thất thoát kinh khủng các nguồn lực quốc gia ngay từ đầu đã nằm cơ hữu trong lòng kinh tế xã hội VN.
Đó chính là sự vô trách nhiệm, lãng phí mang tính hệ thống.
Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống này thường có sức phá hoại giá trị hàng trăm triệu đến nhiều tỷ dollar. So về quy mô tàn phá, tham nhũng chỉ như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá hoại mà thôi.
Kết quả từ loại quốc nạn này thường là sự tàn phá nền kinh tế mang tầm cỡ quốc gia mà đến nay còn ít được bàn thảo. Chỉ riêng một Vinashin đã có tới trên 4 tỷ dollar nợ nần. Nó góp phần gia tăng gánh nặng cho nền kinh tế nghèo VN vốn không ổn định. Nợ quốc gia đã tới gần 50%, điểm phải dừng vì bên kia sẽ là vực thẳm.
Mặc dù đã bắt điều tra 5 vị lãnh đạo trực tiếp của Vinashin, sẽ xác định được các tội cố ý làm trái hay hối lộ, tham nhũng nhưng chắc chắn số tiền tham nhũng chỉ đến hàng chục, ghê gớm lắm mới đến hàng trăm triệu dollar. Vậy hàng tỷ dollar kia vì sao thất thoát, nguyên nhân nào dẫn đến sự lãng phí phá hoại rất kinh khủng này?
1.Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống:
Ở ta có một nền kinh tế xã hội luôn được vận hành theo cách thức đặc biệt: một nơi ra quyết định, nghị quyết, một nơi thứ hai thực hiện nghị quyết, một nơi khác thứ ba vận hành và nơi cuối cùng là con cháu chưa ra đời sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả của nó về sau này.
Hiện thời chẳng ai phải chịu trách nhiệm về các hậu quả của hành động của họ trong một hệ thống ra quyết định liên hoàn như vậy!
Cả một hệ thống đồ sộ tốn kém với hàng triệu quan chức lớn nhỏ nhưng lại tỏ ra trì trệ và vô cảm.
Một bộ máy lập pháp hướng tới thỏa mãn các quyết sách chính trị nhất thời và nhu cầu tự thân của ngành hành pháp hơn là xây dựng một nền pháp trị lâu bền trên nền tảng do dân, vì dân.
Một bộ máy hành pháp, tư pháp đều mang tính tự thân đề cao lợi ích, sự an toàn dựa vao sự vô can của bộ phận mình lên trên toàn cục hơn là can dự một cách khách quan nhằm thực thi và bảo vệ pháp luật; lại còn cơ chế vùa đá bóng, vừa thổi còi nên không sao phân định được trách nhiệm của cầu thủ với trọng tài.
Hệ thống ấy cho phép không có nơi nào phải chịu trách nhiệm về những sai hạm tày trời xảy ra ở Vinashin. Mặc dù tất cả đều có quy trình luật định, có nhiều vòng giám sát nhưng con voi vẫn đi qua được mọi lỗ kim. Họ vẫn mua được những con tàu, nhà máy điện ở dạng những đống sắt vụn với giá cắt cổ nền kinh tế mà không ai trong hệ thống trên bị liên đới trách nhiệm.
Cũng từ sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống này mà các quyết định thành lập các cơ cấu xài tiền như Vinashin, các dự án tổn hại tiền dân như chương trinh mía đường v.v.. đều đã và có thể thông qua mà không một ai phải tự vấn lương tâm mình!
Điều khôi hài đau xót nhất ở đây lại là tất cả chúng ta đều vô can trong mọi sự đổ vỡ của nền kinh tế, trong sự đổ vỡ nồi cơm của chính nhà mình!
2.Sự lãng phí mang tính hệ thống hay cơ chế “ Muốn ăn thì phải phá”:
Một nhóm nguyên nhân sâu xa khác gây nên hiện tượng lãng phí mang tính hệ thống là sự không hài hòa, không nhất thể hóa các quyền và lợi giữa các bộ phận trong một xã hội. Khi một nhóm thủ lợi, không bị các cơ chế và luật pháp minh bạch của một xã hội công dân điều tiết, họ sẵn sàng hy sinh đại cục, lợi ích của xã hội vì lợi ích riêng.
Không phải ngẫu nhiên trong ngôn từ xã hội có từ “Buôn cơ chế” thuộc loại siêu của siêu lợi nhuận. Những lãng phí, thất thoát và tham nhũng trong đầu tư cơ bản trỏ thành câu chuyện quen thuộc đến mức người dân nơi quán xá đều thông thạo khi nói về chúng.
“Chạy dự án” đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt để chỉ về một hoạt động có sức hút rất lớn về lợi ích. Khi vài chục phần trăm đến non một nửa giá trị dự án rơi vào túi tư nhân thì đây cũng chính động lực không cưỡng lại được cho sự ra đời các loại dự án và siêu dự án mà kết quả chung sẽ là tăng quy mô và tầm cỡ của sự lãng phí có tính hệ thống và gánh nặng nợ nần trong xã hội hiện nay.
“Chạy dự án” đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt để chỉ về một hoạt động có sức hút rất lớn về lợi ích. Khi vài chục phần trăm đến non một nửa giá trị dự án rơi vào túi tư nhân thì đây cũng chính động lực không cưỡng lại được cho sự ra đời các loại dự án và siêu dự án mà kết quả chung sẽ là tăng quy mô và tầm cỡ của sự lãng phí có tính hệ thống và gánh nặng nợ nần trong xã hội hiện nay.
Ở các nước khác, cơ chế win-win cho phép mọi thành phần xã hội nỗ lực làm ăn, tạo ra của cải làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Ở ta, cơ chế làm ra để chia nhau không biết vì lẽ gì đã không được thực thi.
Từ các phân tích ở phần trên, ta sẽ thấy như một lẽ tự nhiên của luật nhân quả, trong thực tiễn đã hình thành một cơ chế đáng sợ “Phá để ăn” hay “Muốn ăn thì phải phá” và phá càng nhiều thì kiếm chác cũng càng nhiều.
Những điều này có thể tìm thấy ở hầu hết các dự án của Vinashin mà gần đây Phạm Viết Đào đã tổng kết trên trang Blog đầy tính chiến đấu của ông, từ vụ ký HĐ đóng 15 con tàu 53 nghìn tấn đến các vụ đầu tư cho những đống sắt phế thải, gây ô nhiễm môi trường như các vụ mua tàu, nhà máy điện sắp hoặc hết niên hạn sử dụng, Vinashin gây thất thoát cho chính mình hàng trăm triệu dollar mà hậu quả nhìn thấy trước là cả một chặng đường thua lỗ. Phá hoại cả một ngành đóng tàu khi trứng nước bằng phương cách “muốn ăn một hãy phá mười, một trăm hoặc nhiều hơn thế. Không biết những người ký các HĐ này kiếm chác được bao nhiêu từ khoản hoa hồng nhỏ nhoi trong công cuộc phá hoại của họ???
Gần đây có một dự án mang tính thời sự tốn hàng trăm tỷ của VTV đang được đắp chiếu nằm đó.
Tin rằng bạn đọc có thể tiếp tục nêu ra rất nhiều ví dụ đau xót về hiện tượng phá để mà ăn, mà chia nhau này!
3.Sự thiệt hại ở quy mô quốc gia
Trên nền tảng của sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống, quy mô của sự thiệt hại, quy mô phá hoại của nó đã vượt ra khỏi sức tưởng tượng của nhiều người, lên đến nhiều tỷ dollar năm.
Có thể nêu ra vài ví dụ:
Thời kỳ HTX nền nông nghiệp VN chỉ sản xuất được 12-14 triệu tấn lương thực quy thóc mỗi năm. Khi thực hiện chỉ thị 100 và nghị quyết khoán 10 đi đúng quy luật khách quan, sức sản xuất trong nông nghiệp được giải thoát, Việt Nam từ nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Riêng sản lượng lương thực mỗi năm đã đạt 38 triêu tấn thóc, gấp khoảng ba lần tổng sản lượng lương thực thời kỳ HTX. Theo thời giá, nếu tạm tính bình quân 400 USD//tấn gạo như hiện nay thì riêng ngành sản xuất lúa gạo của nông nghiệp Việt Nam thu về thêm so với thời kỳ HTX khoảng trên 6 ,4tỷ ÚSD mỗi năm.
Nói cách khác, hệ thống sản xuất cũ tạo ra một sự lãng phí mang tính hệ thống trị giá 6,4 tỷ USD/năm chỉ riêng trong một ngành sản xuất lúa gạo.
Có thể nêu lên một ví dụ khác là phong trào đầu tư của các địa phương cho chương trình một triệu tấn đường, đã tiêu của ngân sach và các nguộn vốn khác trên 10.050 tỷ (trên nửa tỷ dollar), nay càng sản xuât càng bị lỗ, không nhìn thây khả năng hoàn vốn.
Năm 2010, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỷ đồng (khoảng 263 triệu dollar) và đa số mất khả năng chi trả.
Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống còn gây ra rất nhiều thiệt hại trên các lĩnh vực khác như làm suy yếu các nguồn lực kinh tế xã hội. Phá hoại năng lực cạnh tranh của nền kinh tê, không nâng cao được chất lượng tăng trưởng, Gần đây VN liên tục bị đánh tụt hạng ở chỉ số tin cậy quốc gia, chỉ số tín dung các ngân hàng.
4. Thay cho lời kết
Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí mang tính hệ thống. Đó là sựu lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề và hiện chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự nó.
Thế hệ con cháu sẽ biết lấy gì trả nợ khi chỉ số ICOR đã lên đến 7, 8 cảnh báo về một nền kinh tế kém hiệu quả, có chất lượng tăng trưởng rất thấp, tính cạnh tranh và độ tin cậy quốc gia và một số ngân hàng VN hàng đầu về tín dụng thuộc tốp dưới của các bảng xếp hạng quốc tế!
Nhân vụ thất thoát trên 80 nghìn tỷ của Vinashin,xin được bàn thêm về một dạng quốc gia đại nạn trong bài viết ngắn này với đôi suy tư thiển cận và hạn hẹp, với tấm lòng thành mạnh dạn tỏ bày.
Mong các sỹ phu, chư vị chỉ giáo nhằm sáng tỏ sự đúng sai nhiều chiều của một vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự giàu nghèo của đất nước, đến bát cơm manh áo của mỗi người dân!
N.H
4.9.2010
*Bài viết do tác giả Nguyễn Hoàng (TS) gửi riêng Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cám ơn tác giả
Xin chân thành cám ơn tác giả
----------------------
Nhận xét:
TS Nguyễn Hoàng đã đặt đúng vấn đề, đã đi ngay vào cốt lõi của vấn nạn cơ đồ VN:
Phá hoại và vô trách nhiệm là hệ thống!
1. Phá hoại kinh tế quốc gia tài nguyên đất nước!
2. Phá hoại môi truờg thiên nhiên và văn hóa ngàn đời!
3. Lãng phí chất xám, bạc đãi nhân tài, coi thường mạng sống đồng bào.
4. Bỏ lỡ các cơ hội phát triển.
5. Giáo điều ngu ngơ, du nhập tà thuyết vớ vẫn sai lầm tác hại...
Cần nghiên cứu và phát triển thêm, cần tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật...
Lịch sử sẽ phân định rạch ròi công tôi !
Anh linh của tiền nhân, của hàng triệu người đã nằm xuống vì tổ quốc này sẽ phù hộ cho chúng ta...
Phá hoại và vô trách nhiệm là hệ thống!
1. Phá hoại kinh tế quốc gia tài nguyên đất nước!
2. Phá hoại môi truờg thiên nhiên và văn hóa ngàn đời!
3. Lãng phí chất xám, bạc đãi nhân tài, coi thường mạng sống đồng bào.
4. Bỏ lỡ các cơ hội phát triển.
5. Giáo điều ngu ngơ, du nhập tà thuyết vớ vẫn sai lầm tác hại...
Cần nghiên cứu và phát triển thêm, cần tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật...
Lịch sử sẽ phân định rạch ròi công tôi !
Anh linh của tiền nhân, của hàng triệu người đã nằm xuống vì tổ quốc này sẽ phù hộ cho chúng ta...
Nguyễn Xuân Diện nói...
Một độc giả Nặc Danh comment:
"Đó là kết quả của cơ chế XIN & CHO. Một thứ bệnh dịch có tính hệ thống. Hôm nay có cải tổ ra hàng trăm Vinashin khác thì vẫn thất thoát, vẫn thua lỗ. Tại sao? Tại họ không biết chọn ngừi tài. Tại vì họ không đủ trình độ nhận ra nhân tài. Tại vì không phải cánh hẩu, không thân quen, không chịu lót tay...Chỉ có bà bán chè đỗ đen góc phô bỏ vốn ra 100 ngàn đồng, bà ngồi tính chi ly : 1Kg đỗ đen, 1Kg đường, 300g thạch đen, một trát dừa nước, rồi củi lửa, vani, nước đá... chia khéo được 40 cốc chè, mỗi cốc giá 5000 đồng, thu về 200 ngàn. Ngày hôm đó tiền chợ nuôi gia đình chỉ hết 90 ngàn thôi. Ngày hôm đó tiền vốn còn nguyên 100 ngàn, bà cất đi 10 ngàn tiền lãi để mở rộng kinh doanh, hoặc phòng khi trái nắng trở trời... Tất cả lũ Vinashin không bao giờ biết tính toán như bà chè đỗ đen, thậm chí còn gọi bà là lèm nhèm? Chúng tiêu tiền chục tỷ , lãng phí tiền trăm tỷ và nợ tiền ngàn tỷ. Chúng là con đẻ của nề kinh tế tội phạm
"Đó là kết quả của cơ chế XIN & CHO. Một thứ bệnh dịch có tính hệ thống. Hôm nay có cải tổ ra hàng trăm Vinashin khác thì vẫn thất thoát, vẫn thua lỗ. Tại sao? Tại họ không biết chọn ngừi tài. Tại vì họ không đủ trình độ nhận ra nhân tài. Tại vì không phải cánh hẩu, không thân quen, không chịu lót tay...Chỉ có bà bán chè đỗ đen góc phô bỏ vốn ra 100 ngàn đồng, bà ngồi tính chi ly : 1Kg đỗ đen, 1Kg đường, 300g thạch đen, một trát dừa nước, rồi củi lửa, vani, nước đá... chia khéo được 40 cốc chè, mỗi cốc giá 5000 đồng, thu về 200 ngàn. Ngày hôm đó tiền chợ nuôi gia đình chỉ hết 90 ngàn thôi. Ngày hôm đó tiền vốn còn nguyên 100 ngàn, bà cất đi 10 ngàn tiền lãi để mở rộng kinh doanh, hoặc phòng khi trái nắng trở trời... Tất cả lũ Vinashin không bao giờ biết tính toán như bà chè đỗ đen, thậm chí còn gọi bà là lèm nhèm? Chúng tiêu tiền chục tỷ , lãng phí tiền trăm tỷ và nợ tiền ngàn tỷ. Chúng là con đẻ của nề kinh tế tội phạm
Nặc danh nói...
Đọc bài của tác giả Nguyễn Hoàng và các Comment ở trên, tôi cũng muốn đóng góp thêm một lời buộc tôi những người đẻ ra Vinashin và những người được giao quản lý Vinashin là vô trách nhiệm, là dốt nát ... cho bõ tức. Nhưng làm vậy, chỉ hả dạ chốc lát, lại càng thấy xót xa thêm, vì tôi coi 8 nghìn tỷ bị thất thoát trên là máu thịt là tài sản của nhân dân, trong đó có phần của bản thân tôi và gia đình tôi. Tôi nhớ đến vụ việc khác xẩy ra cách đây trên 10 năm, vụ Lã Thị Kim Oanh và bộ máy nhân sự công ty dốt nát, thiếu nghiệp vụ thiếu trách nhiệm của chị ta đã làm thất thoát trên 70 tỷ đồng và Lã Thị Kim Oanh nhận cái án tử hình. Sau này được biết Lã Thị Kim Oanh không bị xử tử, nhưng kéo lê cuộc đời buồn thảm trong nhà tù và có lẽ đến lúc được trở về sống với gia đình, người phụ nữ nguyên là một cô giáo, nhưng đã bị cuộc đời nhào nặn để trở thành kẻ tội phạm đó không thể không thấm thía và căm hận những kẻ đã chủ mưu đẩy mình vào con đường tội lỗi để chúng hưởng lợi. ( tôi biết chúng đã và vẫn hưởng lợi ) Nghĩ đến Lã Thị Kim Oanh tôi bỗng thấy thương chị ta và thấy căm hận bọn Vinashin này quá, đáng lý ra chúng đi sau chúng phải biết tránh vết xe đổ của kẻ đi trước chứ. Theo tôi, bài học cho hậu thế là phải xử tử tất tật bọn Vinashin . So với 70 tỷ đồng thì 8 ngàn tỷ phải có hơn một trăm cái án xử tử.
Bửu Châu nói...
"Quốc nạn", đúng rồi!
Nhưng "Sự vô trách nhiệm và lãng phí", chưa chính xác mà phải là "sự băng hoại"!
mang tính hệ thống, quá đúng!
Nhưng "Sự vô trách nhiệm và lãng phí", chưa chính xác mà phải là "sự băng hoại"!
mang tính hệ thống, quá đúng!
Người Sài Gòn nói...
Cốt lõi của vấn đề nằm trong hệ thống chính trị. Chế độ 1 đảng lãnh đạo cầm quyền trong 1 thời gian dài sẽ không tránh khỏi vấn nạn này. đặt vấn đề : nếu những nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước cử tri về những gì họ đã, đang và sẽ làm thì sẽ hạn chế được vấn nạn này rất nhiều ( hạn chế không có nghĩa là sẽ không có nhưng tỷ lệ rất thấp ). Tam quyền phân lập đã được thử thách qua mấy trăm năm ở các nước phát triển cũng có ít sạn nhưng hiện nay vẫn là cấu trúc tốt nhất nếu so với những cấu trúc chính trị khác. ở Việt Nam hiện nay thì không thể thực hiện tam quyền phân lập nhưng ít ra nếu trong Bộ Chính trị có 3 vị đứng đầu phụ trách 3 lĩnh vực khác nhau về lập pháp, hành pháp và tư pháp kềm chế và bổ sung cho nhau vẫn có thể thực hiện được, vẫn là cơ chế 1 đảng cầm quyền nhưng thật ra trong đó đã có 3 chi khắc chế và bổ sung cho nhau. Xã hội Việt Nam hiện nay nhìn đâu cũng thấy sự thối nát, ai cũng hiểu nhưng chỉ có mỗi đảng CS là không hiểu. Trong vài ngày gần đây trên báo QDNDVN đã đăng các bài viết bảo vệ sự vững mạnh tiếp tục sinh sống của Vinashin và các Tập đoàn kinh tế nhà nước quả đấm thép anh cả đỏ. Người chịu trách nhiệm lớn nhất về vụ Vinashin chắc chắn phải là ông PTT Nguyễn Sinh Hùng phụ trách về kinh tế. ông Hùng cũng chính là người đã mạnh dạn hùng hồn tuyên bố vào 2007 là chỉ sổ chứng khoán VN Index sẽ đạt đến ngưỡng 1000 nhanh chóng. Tôi thật không thể nào tin ông Hùng là 1 tiến sỹ kinh tế vì với cung cách quản lý và phát ngôn bừa bãi, cộng thêm việc làm dự án đường sắt cao tốc 57-60 tỷ USD lùng nhùng thì càng có cơ sở hơn.
Thế Công nói...
Luôn có một giải pháp cho tất cả các vấn đề!
Thế Công nói...
Bác Nguyễn Hoàng luôn có những cái nhìn rất sâu sắc về các vấn đề phức tạp của Xã hội. Những bài viết của bác đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng để hoàn thiện hệ thống lý luận, cũng như biến các kế hoạch của tôi trở nên khả thi hơn.
Hiện nay tôi đang tập tễnh những bước đi đầu tiên để thực hiện một trong số những dự án này, dự án mang tên "Xây dựng Thế hệ tinh hoa" với mục tiêu cao nhất là định hình một biểu tượng mới về con người Việt Nam hiện đại. Ý tưởng này trở nên hoàn thiện hơn sau khi tôi đọc bài viết "Môi trường sống và bạo lực học đường" của bác.
Nhân đây xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bác. Xin chúc bác luôn mạnh khỏe để tiếp tục sứ mệnh âm thầm nhưng hết sức ý nghĩa này!
Hiện nay tôi đang tập tễnh những bước đi đầu tiên để thực hiện một trong số những dự án này, dự án mang tên "Xây dựng Thế hệ tinh hoa" với mục tiêu cao nhất là định hình một biểu tượng mới về con người Việt Nam hiện đại. Ý tưởng này trở nên hoàn thiện hơn sau khi tôi đọc bài viết "Môi trường sống và bạo lực học đường" của bác.
Nhân đây xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bác. Xin chúc bác luôn mạnh khỏe để tiếp tục sứ mệnh âm thầm nhưng hết sức ý nghĩa này!
Tho nói...
Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả rằng gốc rễ của mọi vấn đề nằm ở cơ chế ra quyết định, tức nằm ở tổ chức bộ máy nhà nước và phương thức "đảng lãnh đạo và ra quyết định nhưng không phải chịu trách nhiệm". Tiếc rằng phần lớn người dân VN vẫn chưa thực sự hiểu được vấn đề và vẫn nặng "ơn đảng" quá. Khi càng có nhiều người nhận thức rõ vấn đề, áp lực xã hội lên những quyết sách càng mạnh để làm sáng tỏ những quyết sách mơ hồ và băng hoại kia, đồng thời rủi ro cho những người nêu vấn đề cũng giảm bớt (lý thuyết của một học giả Đông Âu, tôi cũng không nhớ tên ông này).
Nặc danh nói...
Đúng là :muốn ăn thì phải phá.Điều này mới giải thích được vì sao mua tàu Hoa sen, mua một loạt tàu cũ...biết chắc chắn là sẽ thua lỗ mà vẫn làm.
Hay chúng là những tên gián điệp của nước ngoài hay "nước lạ", chui sâu luồn cao rồi phá hoại, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình.
Hay chúng là những tên gián điệp của nước ngoài hay "nước lạ", chui sâu luồn cao rồi phá hoại, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình.
.
.
.
No comments:
Post a Comment