Việt Báo
Thứ Sáu, 12/24/2010, 12:00:00 AM
San Jose (Việt Báo - Hà Như Nguyệt) -- Nhà thơ Viên Linh từng viết: “Bảy thập niên cùng vần điệu, Hà Thượng Nhân bảy bước thành thơ”. Ứng khẩu một bài thơ vịnh “Trăng thu”, Hà Thượng Nhân được cụ Ưng Bình chấm là hay nhất và khen: “Trăm mặt thẹn thua chàng tuổi trẻ, Một bài cũng đủ gọi Thi ông”. Thế mà, Thi sĩ Hà Thượng Nhân chưa từng cho xuất bản một tập thơ nào của chính mình.
Hà Thương Nhân là bút hiệu của nhà thơ Phạm Xuân Ninh sinh năm 1920, nguyên danh là Hoàng sĩ Trinh, quê ở Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cựu Trung Tá Quân lực VNCH. Ông từng là Giám đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia, chủ bút rồi chủ nhiệm nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực VNCH.Ông cũng cộng tác với nhật báo Tư Do dưới bút hiệu Tiểu Nhã và phụ trách mục thơ châm biếm “Đàn ngang cung”. Bút hiệu khác của ông là Nam Phương Sóc trên báo Ngôn Luận.
Nay tuổi đời 91, ngồi trên xe lăn, thi sĩ mân mê tập thơ do con gái Phạm Hoàng Minh Phi “lén lút” gom góp và cùng các thân hữu Phạm Bá Cát, Hồng Dương,Trần Phong Vũ ấn hành. Thi sĩ Hà Thượng Nhân đã nói:
-"Thơ là cái nghiệp dĩ. Thi sĩ không phải hay ho. Cái tài năng đó Trời bắt phải chịu thôi!"
Chính Thi sĩ Hà Thượng Nhân khi kể chuyện nữ thi sĩ Mộng Tuyết đã từng tự ví mình là “ăn quỵt” vì ông đã chẳng chịu để lại cho đời, cho người yêu thơ của ông, hiện tại và mai sau, những bài thơ của một người mà từ khi còn trẻ, cụ Ưng Bình đã ca ngợi là “Thi ông” .
Nhưng hôm nay vào chiều cuối thu, ngày 19 tháng 12 năm 2010 tại thành phố Hoa Vàng Jan Jose, mặc dầu trời mưa dầm, nặng hạt nhưng vẫn không ngăn được bước chân của trên 150 khách yêu thơ và quý trọng nhân cách, tài năng của Thi sĩ Hà Thượng Nhân, đã đến chen kín khán phòng Trung Tâm Vivo. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái điều khiển chương trình môt cách duyên dáng, giơi thiệu súc tích, gãy gọn.
Nhiều phát biểu cảm động thể hiên sự quý trọng và kính phục nhà thơ Hà Thượng Nhân. Điểm đặc biệt là danh xưng “Hà Chưởng Môn” luôn được nhắc đến. Một sư măc nhiên công nhận không phải ở chỉ trong khán phòng chật hẹp nầy với sự hiện diện của trên 150 khách yêu thơ đủ mọi lứa tuổi; mà còn trên văn đàn Việt Nam của nền văn hóa VNCH trước 1975 và hiện nay tại khắp hải ngoại.
Khi nói về "nhân cách của Hà Chưởng Môn", anh em báo chí truyền thông còn nhớ chuyện phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu kể rằng mỗi lần Nguyễn Cầu đi làm phóng sự chiến trường trở về trong bộ đồ nhà binh “te tua” thì đích thân Trung Tá Phạm Xuân Ninh tức Thi sĩ Hà Thượng Nhân đã ân cần trao tận tay một bộ binh phục mới với những lời cám ơn. Nhân cách chỉ huy của Thi sĩ Hà Thượng Nhân trong chức vụ đã làm anh em khâm phục và nhớ mãi.
Buổi ra mắt thi phẩm của "Hà Chưởng Môn" thật lạ lùng! Tác giả không hề biết tác phẩm của mình được xuất bản và chào đời ! Thi sĩ Trần Dạ Từ là sáng lập viên của Nhật Báo Việt Báo khi đến thăm "Hà Chưởng Môn" đã nói rằng, trong khoảng 20 năm liên tiếp, mỗi ngày Thi sĩ Hà Thượng Nhân sáng tác một bài thơ và đăng lên báo.. Trong lịch sử về làm thơ trên thế giới, chưa hề có một thi nhân nào làm được như thế.. Và điều ngạc nhiên là với cả một kho tàng hằng chục nghìn bài thơ được yêu chuộng như vậy, nhưng Thi sĩ Hà Thượng Nhân chưa hề xuất bản một tập thơ nào của ông.
Thế nhưng lần nầy tại
Quả thật đây là một buổi ra mắt Thơ thật lạ lùng. Tác giả là đại Thi sĩ từng có hằng chục nghìn bài thơ xuất chúng nhưng chưa hề xuất bản thơ của mình. Nay lần đầu tiên thơ của tác giả được xuất bản mà tác giả lại không hề hay biết. Tác giả được đưa đến dự buổi ra mắt thơ của mình mà không hề biết đi đâu cho đến khi được giới thiệu tên và được tặng thơ thì mới biết là mình. Tập thơ được in rất đẹp, trang nhã và giá trị nhưng lại không bán, mà chỉ tặng cho những người yêu thơ Hà Chưởng Môn và yêu "nhân cách của Hà Thượng Nhân". (Bài và ảnh của Hà Như Nguyệt).
.
.
.
No comments:
Post a Comment