Việt Nguyên
Monday, December 06, 2010
ĐỌC HỒI KÝ “DECISION POINTS”
NHÌN LẠI CHIẾN TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ, A PHÚ HÃN, IRAQ, VÀ NHỮNG HỆ QUẢ
LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.
***
Một tuần lễ trước ngày Thanksgiving, TT George W. Bush đến nhà sách Barnes & Noble thành phố Houston ký cuốn sách vừa xuất bản. Vắng mặt hai năm, hình ảnh ông Bush, Tổng thống Hoa Kỳ 43, vẫn không thay đổi dáng đi “cao bồi”, mái tóc bạc và nụ cười sau những câu nói khiến tôi nhớ lại ngày 27-11-2003, bẩy năm trước, vị Tổng tư lịnh Hoa Kỳ làm chuyến viếng thăm anh hùng ngoạn mục ở Iraq, tự tay hầu thức ăn cho quân lính Hoa Kỳ ở Bagdad. Chuyến viếng thăm bất ngờ vào mùa Thanksgiving và những chuyến ủy lạo chiến binh về từ Iraq đã khiến quân đội và gia đình binh sĩ yêu mến ông mặc dù con số người ủng hộ ông càng ngày càng xuống sau chiến tranh Iraq.
***
Một tuần lễ trước ngày Thanksgiving, TT George W. Bush đến nhà sách Barnes & Noble thành phố Houston ký cuốn sách vừa xuất bản. Vắng mặt hai năm, hình ảnh ông Bush, Tổng thống Hoa Kỳ 43, vẫn không thay đổi dáng đi “cao bồi”, mái tóc bạc và nụ cười sau những câu nói khiến tôi nhớ lại ngày 27-11-2003, bẩy năm trước, vị Tổng tư lịnh Hoa Kỳ làm chuyến viếng thăm anh hùng ngoạn mục ở Iraq, tự tay hầu thức ăn cho quân lính Hoa Kỳ ở Bagdad. Chuyến viếng thăm bất ngờ vào mùa Thanksgiving và những chuyến ủy lạo chiến binh về từ Iraq đã khiến quân đội và gia đình binh sĩ yêu mến ông mặc dù con số người ủng hộ ông càng ngày càng xuống sau chiến tranh Iraq.
Cựu Tổng thống George W. Bush ký tặng cuốn sách 'Decision Points' tại nhà sách Borders Books hôm 9 tháng 11, 2010. (Hình: Tom Pennington/Getty Images)
Sau hai năm yên lặng, ông Bush đã giữ được tư cách của một cựu Tổng thống, không hề chỉ trích tân tổng thống Obama trái lại ông đã nhắc đến Tổng thống Obama với những danh từ rất tử tế, lịch sự trong cuốn “Decision Points”, khác với những lời chỉ trích bơi móc đổ tội cho ông Bush từ TT Obama trong hai năm và khác hẳn tới TT Bill Clinton năm 2004 đã dùng chuyến đi ra mắt sách tại các thành phố lớn để tấn công Tổng thống Bush trong những ngày tháng tranh cử giúp đảng Dân Chủ. Cuốn sách ra đúng thời điểm khi con số ủng hộ TT Obama đã xuống và đảng Dân Chủ vừa thua lớn trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ. Mặc dù hồi ký được viết hơi sớm so với hồi ký của các cựu Tổng thống khác nhưng với lời văn giản dị, giọng nói kể chuyện hơn là giọng viết, người đọc có dịp tìm hiểu thêm về TT George W. Bush, với giọng thành thật người ta có thể tin được ông Bush mặc dù nhiều tài liệu chưa được giải mật.
Ông Bush (con) đã biết nhận những lỗi lầm đã xẩy ra trong cuốn sách viết chú trọng về phần quan trọng nhất của công việc của tổng thống: quyết định. Cuốn sách đạt được kết quả ông muốn độc giả chú tâm đến hai điều: nhận ra được hình ảnh của ông trong tám năm làm tổng thống và hiểu được khung cảnh môi trường chính trị phức tạp khi ông phải chọn lựa quyết định, cho rằng quyết định ấy đúng và nhận lãnh trách nhiệm và hậu quả từ các quyết định ấy.
Con người George W.Bush
Người đọc có thể đặt vấn đề: Cuốn “Decision Points” ra vào thời điểm này là một cuốn sách tuyên truyền cho “chủ thuyết Bush” và đặt áp lực lên TT Barack Obama. Nhưng tuyên truyền thì thời nào và chế độ nào cũng có, từ chế độ dân chủ đến chế độ độc tài, điểm khác biệt lớn là trong chế độ độc tài, chánh sách tuyên truyền cũng độc tài và độc quyền về sự thực, người dân không được đặt câu hỏi và thách đố với những điều đã được chế độ gọi là “sự thực”. Những sự thật trong cuốn sách của ông Bush đã viết ra, người đọc có thể chấp nhận được vì tinh thần “nhận lỗi “một cách rất lương thiện của ông, tinh thần ấy đã được phát triển trong gia đình từ thời thơ ấu. Ngưỡng mộ TT Reagan và Bố, ông Bush con đã có “viễn kiến” sau này thực hành trong tám năm làm tổng thống: “cắt thuế, tăng trình độ học sinh trường công, cải tổ An sinh Xã hội và Medicare, lập các hội từ thiện dựa trên tinh thần tôn giáo.”
Tinh thần chính trị ấy nằm ở vùng tây Texas, nơi ông được dậy dỗ tại thành phố Odessa.Ông nội của ông là Thượng nghị sĩ, nhưng đọc sách “Decision Points” người đọc mới hiểu được tinh thần tự lập của gia đình Bush, không phải là con nhà “vọng tộc” như người ta thường nghĩ. Ông bố, TT George H.Bush, 18 tuổi được nhận vào đại học Yale nhưng tình nguyện vào Hải quân chức vụ Đại úy phi công thời TCII. Máy bay bị bắn rơi nhưng vẫn hoàn tất phi vụ, sống sót trên biển, trở thành người hùng thế chiến thứ hai, về học lại Yale, sau khi tốt nghiệp ông Bush bố về làm việc ở Odessa cho một công ty dầu như một công nhân hạng bét, chùi nhà cửa, sống trong cư xá, phong nhỏ, chia xẻ phòng tắm với người hàng xóm bên cạnh đôi khi là một, hai cô điếm. Sau đó ông Bush (con) lớn lên ở Midland cách Odessa 20 dặm, thành phố trơ trọi, không cây cối, không khí khô nhưng dưới đất đầy dầu. Midland có được một môi trường “cộng đồng” sống hòa hợp, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau của những người Mỹ. Năm 1959, ông Bush bố dọn về Houston làm giám đốc một công ty dầu hỏa, ông con theo học trường Kincaid (nổi tiếng ở khu Memorial). Theo bố qua Trung Hoa năm 1974 khi ông George H Bush làm đại sứ ở Bắc Kinh, trong 14 tháng ông Bush con đã thấy thế nào là chế độ cộng sản thời kỳ trước khi Đặng Tiểu Bình làm cách mạng kinh tế và quan điểm “cải tổ kinh tế đưa đến tự do chính trị” từ đó đã ăn sâu vào đầu của ông.
Nhờ sự giáo dục của ông bà Bush và Barbara, ông Bush thay đổi thành một người thẳng thắn. Tôi có dịp gặp ông Bush bố hai lần, ông đã làm tôi thay đổi thành kiến xấu về con người Giám đốc CIA (năm 1973). Một lần ba năm trước, ông đưa một người bạn thân vào nhà thương St Joseph ở Houston, từ giã ông bạn, ra chờ ở phòng đợi ngoài phòng cấp cứu ông nói rất giản dị “nhờ các ông chăm sóc ông ấy, chúng tôi tin là ông ấy được bàn tay chăm sóc tốt” thái độ ấy khác hẳn với những anh nhà giàu mới đến phòng cấp cứu gặp bác sĩ lên giọng trịch thượng đòi phải làm tất cả thử nghiệm tối tân có thể được. Lần thứ hai, cách đây vài tháng cũng ở Houston nhân dịp ra mắt cuốn riêng phim “Up in the air” của tài tử George Clooney, tôi bắt tay ông, đứng cạnh bà Barbara, mặc dù chống gậy ông vẫn giữ được nhân dáng và giọng nói của một người quý phái, còn bà vợ luôn luôn có giọng khôi hài.
Ông con tốt nghiệp Yale và Harvard cứng ngắc hơn ông bố nhưng nhờ bà vợ Laura Pierce mà thành người tốt, bỏ rượu và thuốc lá. Nhìn con người cứng ngắc, đi đứng cao bồi, hai tay “khuỳnh khuỳnh” nói xong cười hịch hịch, nhiều người khó chịu, thiếu cảm tình nhưng đọc sách mới thấy ông cũng có tính hài hước. Khi ru hai cô con gái sanh đôi Barbara và Jenna, ông hát bài cổ võ cho đội banh trường Yale “Bull dog, Bull dog, Bow Bow Bow” hai cô nín khóc ngay, ông nghĩ “hai cô ngưng khóc vì sợ ông bố hát tiếp!” Lần khác ông diễu bố mẹ vào dịp ông Bush bố sinh nhật 50 tuổi “Bố có cảm giác thế nào khi làm tình ở tuổi 50!” Đến ngày sinh nhật 50 tuổi của ông con, bà Barbara được dịp gọi điện thoại hỏi lại ông con “năm nay 50 tuổi con có cảm giác như thế nào về Sex !”
Bỏ được thuốc và rượu, ông Bush trở thành người mộ đạo, tái sanh. Đạo Thiên chúa đã ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và chiến tranh của ông. Trong cuộc tranh cãi giữa các ứng cử viên đảng Cộng Hòa tháng 12 năm 1999 ở Des Moines, trả lời câu hỏi của Tom Brockaw của đài NBC, “chánh trị gia hay triết gia nào đã ảnh hưởng đến ông”. ƯCV Bush đã buột miệng “Chúa, vì chúa đã thay đổi trái tim tôi”.
Khi khởi sự chiến tranh chống khủng bố ở A Phú Hãn ông đã kết thúc bài diễn văn với giòng trong Phúc âm 23 “Tôi không sợ quỷ vì Chúa luôn ở cạnh tôi” – Con người lúc nào cũng phân biệt Thiện và Ác, xem đời giản dị “Trắng và Đen” đã dựa vào Kinh Thánh để bàn về tự do tôn giáo ngỡ ngàng bị Giang Trạch Dân con người Cộng sản vô thần trả lời thẳng vào mặt “tôi không tin các chuyện trong Thánh kinh”.
Đọc “Decision Points”, độc giả mới thấy George W.Bush là con người độc lập, những quyết định của ông độc lập cả với ông Bố, ông chỉ nhận những lời khuyên. Từ thất bại đầu tiên, ứng cử dân biểu liên bang ở Midland, đến tranh cử Thống đốc Texas rồi Tổng thống Hoa Kỳ cũng như lựa chọn Dick Cheney làm phó tổng thống ông đã nghe lời khuyên của bà Ann Richards “tự mình là mình” (be yourself). Cá tính cứng đầu, tự lập và ngoan đạo ấy đã ảnh hưởng nặng lên chiến tranh chống khủng bố tạo thành “chủ thuyết Bush” sau ngày 11/9/2001).
Chiến tranh chống khủng bố
Ngoài Chúa, TT George W.Bush còn chịu ảnh hưởng của TT. Abraham Lincoln: “cuộc đụng độ giữa Tự do và Độc tài là vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh, chiến thắng sẽ quyết định”.
Ngày thứ ba 11/9/2001, đang ở nơi nghỉ mát Saratosa, Florida, thức dậy đọc thánh kinh xong chạy bộ về khách sạn, ăn sáng, đọc báo, nghe tường trình tin tức hàng ngày từ Mike Morrell nhân viên CIA về Nga, TQ và Palestine, đến phòng học trường tiểu học Emma E.Booker thì được phụ tá Karl Rove đề cập đến một chiến máy bay đâm vào World Trade Center. Sau đó được bà Condoleezza Rice gọi và Chánh văn phòng Andy Card cho biế chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa nhà thứ hai, chiếc thứ ba đâm vào Ngũ Giác Đài. Cảm tưởng của TT Bush là: “Chiếc máy bay thứ nhất có thể là tai nạn, chiếc thứ hai chắc chắn là tấn công, chiếc thứ ba là một sự khai chiến”. Lần đầu tiên Hoa Kỳ bị tấn công bất ngờ kể từ thời Trân Châu Cảng và kẻ thù đã tấn công vào thủ đô từ khi chiến tranh 1812 (với Anh). Từ Florida, Air Force I bay qua Barsdale California, về Louisiana, TT Bush và nội các ở trong tình trạng hoang mang trong khi phó TT Dick Chenney ở dưới hầm trú ẩn Washington DC.
George Tenet giám đốc CIA tình báo cho biết tin chính xác Al Qaeda đứng sau lưng các vụ tấn công. Nội các Bush còn tin sẽ có “một cuộc tấn công thứ hai” sẽ xẩy ra. Quyết định của TT Bush khi trở về phòng bầu dục ở tòa Bạch Ốc là chủ thuyết Bush: “thay đổi cách đối phó của chính quyền Hoa Kỳ ngày trước xem các nhóm khủng bố riêng rẽ không dính giáng với các với các quốc gia đỡ đầu. Chính quyền Hoa Kỳ sẽ bắt buộc các quốc gia lựa chọn chống khủng bố hay hay phải chia xẻ số phận với bọn khủng bố”. Chánh sách giản dị “hoặc theo hoặc chống” được đọc trong bài diễn văn trước Quốc Hội. Trục quỹ Iran, Iraq và Bắc Hàn được chính quyền Bush vẻ ra trong trận chiến chống khủng bố – Tâm trạng phục thù của người Mỹ mạnh mẽ như những người lính cứu hỏa ở Ground Zero đã nói với TT Bush “George, hãy tìm những thằng khốn nạn gây ra sự đỗ vỡ này và giết nó”.
Ngày Chủ Nhật 7/10/2001 chiến tranh A Phú Hãn bắt đầu với những cuộc không kích đánh bom vào căn cứ huấn luyện khủng bố Al Qaeda và căn cứ quân sự của chánh quyền Taliban ở A Phú Hãn. Trước đó những biện pháp an ninh cho nước Mỹ đã được chính quyền Bush thiết lập như Bộ Nội An, chương trình theo dõi khủng bố (TSP) v.v... đã giữ gìn an ninh cho nước Mỹ mặc dù có nhiều xung độ ngay trong nội các. Giam giữ phiến quân ở căn cứ hải quân Guantanamo Bay, theo chính quyền Bush Al Qaeda không hội đủ điều kiện tù binh của Hội nghị Geneva nên chính quyền Bush đã thành lập các tòa án quân sự để xét xử quân khủng bố.
Nhóm tân bảo thủ trong đó thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfourtz đã đề nghị tấn công Iraq cùng với Taliban ở A Phú Hãn. Chiến tranh A Phú Hãn đã được sự ủng hộ của các quốc gia láng giềng. Điều lầm lẫn lớn nhất mà TT Bush phải nhìn nhận là ông đã đặt lòng tin vào Putin, TT Nga. Trong lần họp ở Slovenia, TT Bush đã làm TT Putin choáng váng khi hỏi, “có thật là cây thánh giá ông đang đeo là cây thánh giá đã được ban phép ở Jerusalem”. Sau buổi họp ký giả đã hỏi TT Bush phải chăng Putin “là người mà Mỹ có thể tin được”, TT Bush nhớ lại nỗi xúc động của Putin khi được hỏi về cây thánh giá, đã trả lời một câu nổi tiếng: “Tôi nhìn vào mắt ông ta... và tôi có thể nhìn thấu được linh hồn” nhiều năm sau TT Bush đã phải xét lại quan niệm của ông về Putin.
Tổng thống George W. Bush hãnh diện về thành quả ở A Phú Hãn “không hoàn toàn nhưng trong sáu tháng, chúng ta đã loại bỏ Taliban ra khỏi chánh quyền, phá hủy căn cứ huấn luyện A Qaeda, giải phóng 26 triệu người khỏi sự đàn áp dã man, các bé gái được trở lại trường học và đặt nền tảng cho xã hội dân chủ. Không có nạn đói, nội chiến, sụp đổ chánh quyền Pakistan, không có sự nổi dậy của Hồi giáo và không có sự trả thù trên đất Mỹ”. TT Bush hy vọng “Dân chủ sẽ là phương pháp đầy hy vọng để thay thế viễn kiến Hồi giáo quá khích”. Chánh phủ Karzai lên cầm quyền, TT Bush hứa với TT Karzai sẽ không bỏ rơi A Phú Hãn như thập niên 1980. Cuộc bầu cử tổng thống tự do hơn tám triệu người tham dự là một thành công (9/10/2004) tổng thống Bush tin tưởng “làm người ai cũng muốn tự do, lịch sử đã chứng tỏ khi có được một cơ hội, dân chủng không kể sắc tộc, tôn giáo sẽ sẵn sàng chịu những rủi ro để dành tự do”.
Cho đến hết nhiệm kỳ tám năm TT Bush đã giữ được lời hứa với TT Karzai nhưng thú nhận “Rõ ràng là chúng ta phải sửa đổi chiến thuật. Phương cách xây dựng lại A Phú Hãn bởi nhiều quốc gia đang thất bại, thiếu sự điều hợp giữa các quốc gia”. Mặc dù mùa thu 2006 Hoa Kỳ tăng quân, tăng viện trợ cho A Phú Hãn và cố quân bình quyền lực giữa Pakistan và Ấn Độ cũng như chương trình nguyên tử cho Ấn Độ năm 2008, A Phú Hãn vẫn chưa ổn định.
Ngày thứ tư, 19/3/2003, chưa bình định xong A Phú Hãn, Tổng thống George W.Bush khởi chiến tranh Iraq. Cuộc chiến gây nhiều mâu thuẫn cho Hoa Kỳ và vì vậy số người ủng hộ Tt Bush xuống dưới 34%.
Lý do cuộc chiến là “dân chủ hóa Trung Đông”. Bẩy năm sau, TT George W.Bush nhận những lỗi hậu chiến như thiếu nhân lực tại Bagdad, không dùng đảng viên đảng Baath, quân đội Iraq tan hàng quá nhanh và như Hoa Kỳ đa cho những người Hồi giáo Sunni có cảm tưởng là họ không có chỗ đứng trong tương lai của Iraq. TT Bush nhận định lỗi lầm của Bộ Quốc Phòng Donald Ramfeld trong việc bình định Iraq với quân số không đủ nhưng trái với những chỉ trích, TT Bush đã binh vực ông Paul Bremer thực hiện chương trình hậu chiến xuất sắc (super job).
TTBush đã nhìn nhận Hoa Kỳ đã phải đối phó với phiến quân ở Iraq như thời chiến tranh VN, Hoa Kỳ đã phải đối phó chiến thuật du kích của Việt Cộng nhằm thay đổi quan điểm của dân chúng Hoa Kỳ về chiến tranh Iraq và họ đã thành công ở một mức độ nào đó.
Điều khác biệt giữa quân đội Hoa Kỳ và quân khủng bố là 25 triệu người Iraq đã được giải phóng và thấy được tự do. Nếu phải làm lại, TT Bush vẫn sẽ giải phóng Iraq bằng giải pháp quân sự để nhìn thấy những ngón tay trỏ nhúng mực tím trong những ngày bầu cử.
Cuộc chiến ở Iraq năm 2003 của TT George W.Bush khác với nhưng trận chiến khác như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam hay trận bão Sa Mạc của TT Bush bố. Ở Triều Tiên, quân của tướng McArthur đã phải dừng lại ở biên giới không được tấn công qua Trung Hoa, khi tướng McArthur đề nghị tấn công bằng vũ khí nguyên tử ông bị cách chức. Ở VN, quân Hoa Kỳ và VNCH không bao giờ được tấn công qua vĩ tuyến 17 và trận bão Sa Mạc đuổi quân Saddam Hussein từ Kuwait về Iraq. Với TT Bush lần đầu tiên quân Hoa Kỳ vào thủ đô của địch, có “vào hang hùm mới bắt được cọp con”.
Ngày thứ ba 11/9/2001, đang ở nơi nghỉ mát Saratosa, Florida, thức dậy đọc thánh kinh xong chạy bộ về khách sạn, ăn sáng, đọc báo, nghe tường trình tin tức hàng ngày từ Mike Morrell nhân viên CIA về Nga, TQ và Palestine, đến phòng học trường tiểu học Emma E.Booker thì được phụ tá Karl Rove đề cập đến một chiến máy bay đâm vào World Trade Center. Sau đó được bà Condoleezza Rice gọi và Chánh văn phòng Andy Card cho biế chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa nhà thứ hai, chiếc thứ ba đâm vào Ngũ Giác Đài. Cảm tưởng của TT Bush là: “Chiếc máy bay thứ nhất có thể là tai nạn, chiếc thứ hai chắc chắn là tấn công, chiếc thứ ba là một sự khai chiến”. Lần đầu tiên Hoa Kỳ bị tấn công bất ngờ kể từ thời Trân Châu Cảng và kẻ thù đã tấn công vào thủ đô từ khi chiến tranh 1812 (với Anh). Từ Florida, Air Force I bay qua Barsdale California, về Louisiana, TT Bush và nội các ở trong tình trạng hoang mang trong khi phó TT Dick Chenney ở dưới hầm trú ẩn Washington DC.
George Tenet giám đốc CIA tình báo cho biết tin chính xác Al Qaeda đứng sau lưng các vụ tấn công. Nội các Bush còn tin sẽ có “một cuộc tấn công thứ hai” sẽ xẩy ra. Quyết định của TT Bush khi trở về phòng bầu dục ở tòa Bạch Ốc là chủ thuyết Bush: “thay đổi cách đối phó của chính quyền Hoa Kỳ ngày trước xem các nhóm khủng bố riêng rẽ không dính giáng với các với các quốc gia đỡ đầu. Chính quyền Hoa Kỳ sẽ bắt buộc các quốc gia lựa chọn chống khủng bố hay hay phải chia xẻ số phận với bọn khủng bố”. Chánh sách giản dị “hoặc theo hoặc chống” được đọc trong bài diễn văn trước Quốc Hội. Trục quỹ Iran, Iraq và Bắc Hàn được chính quyền Bush vẻ ra trong trận chiến chống khủng bố – Tâm trạng phục thù của người Mỹ mạnh mẽ như những người lính cứu hỏa ở Ground Zero đã nói với TT Bush “George, hãy tìm những thằng khốn nạn gây ra sự đỗ vỡ này và giết nó”.
Ngày Chủ Nhật 7/10/2001 chiến tranh A Phú Hãn bắt đầu với những cuộc không kích đánh bom vào căn cứ huấn luyện khủng bố Al Qaeda và căn cứ quân sự của chánh quyền Taliban ở A Phú Hãn. Trước đó những biện pháp an ninh cho nước Mỹ đã được chính quyền Bush thiết lập như Bộ Nội An, chương trình theo dõi khủng bố (TSP) v.v... đã giữ gìn an ninh cho nước Mỹ mặc dù có nhiều xung độ ngay trong nội các. Giam giữ phiến quân ở căn cứ hải quân Guantanamo Bay, theo chính quyền Bush Al Qaeda không hội đủ điều kiện tù binh của Hội nghị Geneva nên chính quyền Bush đã thành lập các tòa án quân sự để xét xử quân khủng bố.
Nhóm tân bảo thủ trong đó thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfourtz đã đề nghị tấn công Iraq cùng với Taliban ở A Phú Hãn. Chiến tranh A Phú Hãn đã được sự ủng hộ của các quốc gia láng giềng. Điều lầm lẫn lớn nhất mà TT Bush phải nhìn nhận là ông đã đặt lòng tin vào Putin, TT Nga. Trong lần họp ở Slovenia, TT Bush đã làm TT Putin choáng váng khi hỏi, “có thật là cây thánh giá ông đang đeo là cây thánh giá đã được ban phép ở Jerusalem”. Sau buổi họp ký giả đã hỏi TT Bush phải chăng Putin “là người mà Mỹ có thể tin được”, TT Bush nhớ lại nỗi xúc động của Putin khi được hỏi về cây thánh giá, đã trả lời một câu nổi tiếng: “Tôi nhìn vào mắt ông ta... và tôi có thể nhìn thấu được linh hồn” nhiều năm sau TT Bush đã phải xét lại quan niệm của ông về Putin.
Tổng thống George W. Bush hãnh diện về thành quả ở A Phú Hãn “không hoàn toàn nhưng trong sáu tháng, chúng ta đã loại bỏ Taliban ra khỏi chánh quyền, phá hủy căn cứ huấn luyện A Qaeda, giải phóng 26 triệu người khỏi sự đàn áp dã man, các bé gái được trở lại trường học và đặt nền tảng cho xã hội dân chủ. Không có nạn đói, nội chiến, sụp đổ chánh quyền Pakistan, không có sự nổi dậy của Hồi giáo và không có sự trả thù trên đất Mỹ”. TT Bush hy vọng “Dân chủ sẽ là phương pháp đầy hy vọng để thay thế viễn kiến Hồi giáo quá khích”. Chánh phủ Karzai lên cầm quyền, TT Bush hứa với TT Karzai sẽ không bỏ rơi A Phú Hãn như thập niên 1980. Cuộc bầu cử tổng thống tự do hơn tám triệu người tham dự là một thành công (9/10/2004) tổng thống Bush tin tưởng “làm người ai cũng muốn tự do, lịch sử đã chứng tỏ khi có được một cơ hội, dân chủng không kể sắc tộc, tôn giáo sẽ sẵn sàng chịu những rủi ro để dành tự do”.
Cho đến hết nhiệm kỳ tám năm TT Bush đã giữ được lời hứa với TT Karzai nhưng thú nhận “Rõ ràng là chúng ta phải sửa đổi chiến thuật. Phương cách xây dựng lại A Phú Hãn bởi nhiều quốc gia đang thất bại, thiếu sự điều hợp giữa các quốc gia”. Mặc dù mùa thu 2006 Hoa Kỳ tăng quân, tăng viện trợ cho A Phú Hãn và cố quân bình quyền lực giữa Pakistan và Ấn Độ cũng như chương trình nguyên tử cho Ấn Độ năm 2008, A Phú Hãn vẫn chưa ổn định.
Ngày thứ tư, 19/3/2003, chưa bình định xong A Phú Hãn, Tổng thống George W.Bush khởi chiến tranh Iraq. Cuộc chiến gây nhiều mâu thuẫn cho Hoa Kỳ và vì vậy số người ủng hộ Tt Bush xuống dưới 34%.
Lý do cuộc chiến là “dân chủ hóa Trung Đông”. Bẩy năm sau, TT George W.Bush nhận những lỗi hậu chiến như thiếu nhân lực tại Bagdad, không dùng đảng viên đảng Baath, quân đội Iraq tan hàng quá nhanh và như Hoa Kỳ đa cho những người Hồi giáo Sunni có cảm tưởng là họ không có chỗ đứng trong tương lai của Iraq. TT Bush nhận định lỗi lầm của Bộ Quốc Phòng Donald Ramfeld trong việc bình định Iraq với quân số không đủ nhưng trái với những chỉ trích, TT Bush đã binh vực ông Paul Bremer thực hiện chương trình hậu chiến xuất sắc (super job).
TTBush đã nhìn nhận Hoa Kỳ đã phải đối phó với phiến quân ở Iraq như thời chiến tranh VN, Hoa Kỳ đã phải đối phó chiến thuật du kích của Việt Cộng nhằm thay đổi quan điểm của dân chúng Hoa Kỳ về chiến tranh Iraq và họ đã thành công ở một mức độ nào đó.
Điều khác biệt giữa quân đội Hoa Kỳ và quân khủng bố là 25 triệu người Iraq đã được giải phóng và thấy được tự do. Nếu phải làm lại, TT Bush vẫn sẽ giải phóng Iraq bằng giải pháp quân sự để nhìn thấy những ngón tay trỏ nhúng mực tím trong những ngày bầu cử.
Cuộc chiến ở Iraq năm 2003 của TT George W.Bush khác với nhưng trận chiến khác như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam hay trận bão Sa Mạc của TT Bush bố. Ở Triều Tiên, quân của tướng McArthur đã phải dừng lại ở biên giới không được tấn công qua Trung Hoa, khi tướng McArthur đề nghị tấn công bằng vũ khí nguyên tử ông bị cách chức. Ở VN, quân Hoa Kỳ và VNCH không bao giờ được tấn công qua vĩ tuyến 17 và trận bão Sa Mạc đuổi quân Saddam Hussein từ Kuwait về Iraq. Với TT Bush lần đầu tiên quân Hoa Kỳ vào thủ đô của địch, có “vào hang hùm mới bắt được cọp con”.
TT Bush đã làm thay đổi lịch sử mặc dù mười tháng sau khi lật đổ chính quyền Saddam Hussein Hoa Kỳ không tìm thấy vũ khí nguyên tử.
TT Bush đã viết “ông cố gắng tránh chiến tranh bằng mọi cách từ giải pháp của Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc cho tới giải pháp trung gian qua các nước Á Rập dàn xếp cho Saddam Hussein đi tị nạn. Ông đã cho TT Saddam Hussein và các con trai 48 giờ để tránh chiến tranh. Nhà độc tài từ chối tất cả các cơ hội do Hoa Kỳ đưa ra.
Sách của ông Bush cho thấy TT Saddam Hussein đã đóng kịch như là Iraq đã có vũ khí nguyên tử và cố tình tháu cáy về vũ khí WMD từ thời TT Bill Clinton năm 1998. Dưới thời TT Clinton Hoa Kỳ đã chủ trương “ủng hộ tất cả các cố gắng để loại trừ Hussein ra khỏi chánh quyền và cổ võ cho một chánh quyền dân chủ”, TT Hussein tiếp tục gây hấn và âm mưu ám sát TT Bush bố cũng là một yếu tố trong quyết định của TT Bush con. Điểm đặc biệt là theo lời khai của TT Saddam Hussein sau khi bị bắt thì chính nhà độc tài Saddam cố tình cho thế giới thấy Iraq có vũ khí WMD “là để cho Iran thấy Iraq không yếu hơn Iran”.
Chiến tranh Iraq đã được Quốc Hội chấp thuận, Quốc Hội với đa số đảng viên Dân Chủ và được LHQ thông qua. TT Bush nhìn nhận “chúng ta nên xem lại các bằng chứng tình báo rõ hơn nhưng vào thời điểm ấy các bằng chứng và lý luận đều đưa đến hướng vũ khí WMD. “Nếu Saddam không có WMD, tôi tự hỏi, tại sao ông ta lại muốn chiến tranh mà ông ta chắc chắn sẽ thua?”
Một điểm lý thú mà các nhà báo khuynh tả chỉ trích ông Bush khi ông lái phi cơ đáp xuống chiến hạm Lincoln ngày 1/5/2003 đọc diễn văn với thủy thủ và TQLC hứa hẹn ở lại Iraq cho đến khi thành công để lại một Iraq tự do sau lưng ông là tấm biển “Mission Accomplished”, ông đã giải thích trong sách là “các thủy thủ trên chiến hạm Lincoln giăng biểu ngữ cho thấy là chính họ hoàn tất nhiệm vụ của HKMH” chứ không có nghĩa sự bình định Iraq hoàn tất.
TT Bush đã viết “ông cố gắng tránh chiến tranh bằng mọi cách từ giải pháp của Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc cho tới giải pháp trung gian qua các nước Á Rập dàn xếp cho Saddam Hussein đi tị nạn. Ông đã cho TT Saddam Hussein và các con trai 48 giờ để tránh chiến tranh. Nhà độc tài từ chối tất cả các cơ hội do Hoa Kỳ đưa ra.
Sách của ông Bush cho thấy TT Saddam Hussein đã đóng kịch như là Iraq đã có vũ khí nguyên tử và cố tình tháu cáy về vũ khí WMD từ thời TT Bill Clinton năm 1998. Dưới thời TT Clinton Hoa Kỳ đã chủ trương “ủng hộ tất cả các cố gắng để loại trừ Hussein ra khỏi chánh quyền và cổ võ cho một chánh quyền dân chủ”, TT Hussein tiếp tục gây hấn và âm mưu ám sát TT Bush bố cũng là một yếu tố trong quyết định của TT Bush con. Điểm đặc biệt là theo lời khai của TT Saddam Hussein sau khi bị bắt thì chính nhà độc tài Saddam cố tình cho thế giới thấy Iraq có vũ khí WMD “là để cho Iran thấy Iraq không yếu hơn Iran”.
Chiến tranh Iraq đã được Quốc Hội chấp thuận, Quốc Hội với đa số đảng viên Dân Chủ và được LHQ thông qua. TT Bush nhìn nhận “chúng ta nên xem lại các bằng chứng tình báo rõ hơn nhưng vào thời điểm ấy các bằng chứng và lý luận đều đưa đến hướng vũ khí WMD. “Nếu Saddam không có WMD, tôi tự hỏi, tại sao ông ta lại muốn chiến tranh mà ông ta chắc chắn sẽ thua?”
Một điểm lý thú mà các nhà báo khuynh tả chỉ trích ông Bush khi ông lái phi cơ đáp xuống chiến hạm Lincoln ngày 1/5/2003 đọc diễn văn với thủy thủ và TQLC hứa hẹn ở lại Iraq cho đến khi thành công để lại một Iraq tự do sau lưng ông là tấm biển “Mission Accomplished”, ông đã giải thích trong sách là “các thủy thủ trên chiến hạm Lincoln giăng biểu ngữ cho thấy là chính họ hoàn tất nhiệm vụ của HKMH” chứ không có nghĩa sự bình định Iraq hoàn tất.
Hậu quả của chiến tranh chống khủng bố
Cuộc chiến chống khủng bố của TT George W Bush có nhiều thành công và thất bại. Vụ tra tấn ở nhà tù Abu Ghaib là một ngạc nhiên cho TT Bush khi ông thú nhận chỉ biết khi nhìn thấy trên đài truyền hình, ông “cảm thấy thật bịnh, rất bịnh” khi nhìn thấy các hình ảnh ấy và nhìn nhận đây là thời điểm thấp nhất của thời kỳ làm Tổng thống và các hình ảnh đó đã làm Hoa Kỳ mất uy tín với thế giới. Nhưng chiến tranh chống khủng bố của TT George W Bush đã cho địch thủ thấy TT Bush thực hiện những gì ông đã nói, dám nói dám làm. “Tổng thống Bush nghĩ rằng kẻ thù của Hoa Kỳ là những kẻ ghét “nền dân chủ của chúng ta” và cách đáp lễ đúng nhất là xuất cảng cái chết và bạo lực đến bốn góc quả đất để phòng thủ cho quốc gia vĩ đại của chúng ta”.
Từ 1945, Hoa Kỳ không kết thúc chiến tranh một cách hoàn toàn trừ hai trận chiến ở Grenada và Panama. Trên 2.5 triệu người tị nạn Iraq vẫn còn ở Syria và Jordan. Hoa Kỳ muốn rút khỏi Iraq nửa chừng như theo lời khuyên của TNS George Aiken trong thời chiến tranh Việt Nam: tuyên bố chiến thắng và rút quân về nước.
Tháng 8 vừa rồi, TT Obama cho rằng chiến tranh Iraq sắp chấm dứt và sẽ rút hết quân vào tháng 11 năm 2014. Từ sau trận chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã dùng vũ lực mà như tướng người Anh, Sir Rupert Smith nhận xét “không đạt được kết quả mong muốn”. Cuộc chiến tranh chống khủng bố với Al Qaeda là kẻ thù không ra mặt, không phải là một quốc gia, chánh sách “hoặc theo hoặc chống” của TT George W.Bush đã gieo được mầm dân chủ ở Trung Đông nhưng giúp các chế độ độc tài khác vững mạnh. Chánh sách xem các quốc gia “thối” Bắc Hàn, Iran và Iraq đã giúp Nga và Trung Cộng mạnh thêm. Thay vì chánh sách chiến tranh chống khủng bố là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và kẻ thù Al Qaeda thì Nga và Trung Cộng đã áp dụng thành chánh sách toàn thế giới – Nga đàn áp dân Cheynia và Trung Cộng đàn áp dân Tây Tạng đòi quyền tự trị. CSVN nhận quỹ chống khủng bố của Hoa Kỳ để đàn áp đối lập vì họ xem đối lập là khủng bố.
Sau trận chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ hô hào dân chủ, ngưng ủng hộ các nước độc tài. TT Barack Obama trong diễn văn ngày nhậm chức cũng nói giống như TT George W.Bush cổ võ dân chủ nhưng trên thực tế các chánh quyền Tây Phương và Hoa Kỳ cùng các cơ quan viện trợ Liên Hiệp Quốc không chú ý lắm đến Dân chủ, họ vẫn tiếp tục ủng bộ các chế độ độc tài và các nhà độc tài. Ngân hàng Thế giới với kinh tế gia trưởng người Trung Quốc, Justin Lin chủ trương: “Viện trợ không hiệu quả nếu chánh quyền yếu”. Cơ quan USAID tuyên bố: “Viện trợ nhằm tiến tới Dân chủ, tạo một cộng đồng dân chủ trên thế giớI” nhưng Liên Hiệp Quốc ở Hội nghị Dân chủ MDG (Millenium Democratic Goal) ngày 9/10/10 hoàn toàn không đề cập gì đến Dân Chủ.
Sở dĩ các cơ quan quốc tế viện trợ cho các nước có chế độ độc tài, không tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận là vì một bí mật dơ dáy: chiến tranh chống khủng bố thay cho chiến tranh lạnh. Viện trợ đổ vào giúp các nhà độc tài ở Trung Á, ở Phi Châu để đổi lại sự ủng hộ chống khủng bố. Hàng tỷ Mỹ kim đổ vào các chánh quyền nổi tiếng đàn áp ở Uganda, Ethiopia, Chad v.v... tiền đổ vào hàng tỷ Mỹ kim, 1/3 số tiền vào tay các nhà độc tài và chế độ độc tài. Ở Kampuchia, nhà độc tài Hunsen bị thế giới lên án nhưng đã nhận viện trợ 10 tỷ Mỹ kim trong vòng 25 năm qua dù Kampuchia thường xuyên bị lên án vì trình trạng nhân quyền tồi tệ, mua bán phụ nữ v.v... Tương tự, bà Hilary Clinton yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng viện trợ vẫn đổ vào dù CSVN độc đảng, không bầu cử tự do, không có tự do ngôn luận và đàn áp báo chí nổi tiếng sau Trung Cộng.
Đọc Decision Points, độc giả nhận thấy cách thức đương đầu sau trận bão Katrina là một lỗi mà TT George W.Bush đã nhận, nhưng ông cảm thấy đau lòng vì dư luận cho rằng ông không đến New Orleans ngay như TT Lyndon B. Johnson đã đến New Orleans sau cơn bão Betsy ngày 9/9/1964, là vì ông ghét người da đen.
Dư luận khắc khe và bất công đối với ông Bush. Nội các của ông với hai Bộ trưởng da đen Colin Powell và bà Condoleezza Rice cùng với chương trình y tế bịnh AIDS thành công ở Phi Châu và Việt Nam cũng như chương trình giáo dục ở Phi Châu là điểm son không chối cãi trong tám năm cầm quyền của TT George W.Bush.
Tổng thống George W. Bush một người yêu nước với chủ thuyết chống khủng bố “hoặc theo hoặc chống” có cá tính làm cho dân Mỹ “hoặc yêu hoặc ghét” không có điểm trung dung, sẽ phải chờ sự phán xét của lịch sử như ông đã lương thiện chấp nhận trong tập Hồi ký.
Từ 1945, Hoa Kỳ không kết thúc chiến tranh một cách hoàn toàn trừ hai trận chiến ở Grenada và Panama. Trên 2.5 triệu người tị nạn Iraq vẫn còn ở Syria và Jordan. Hoa Kỳ muốn rút khỏi Iraq nửa chừng như theo lời khuyên của TNS George Aiken trong thời chiến tranh Việt Nam: tuyên bố chiến thắng và rút quân về nước.
Tháng 8 vừa rồi, TT Obama cho rằng chiến tranh Iraq sắp chấm dứt và sẽ rút hết quân vào tháng 11 năm 2014. Từ sau trận chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã dùng vũ lực mà như tướng người Anh, Sir Rupert Smith nhận xét “không đạt được kết quả mong muốn”. Cuộc chiến tranh chống khủng bố với Al Qaeda là kẻ thù không ra mặt, không phải là một quốc gia, chánh sách “hoặc theo hoặc chống” của TT George W.Bush đã gieo được mầm dân chủ ở Trung Đông nhưng giúp các chế độ độc tài khác vững mạnh. Chánh sách xem các quốc gia “thối” Bắc Hàn, Iran và Iraq đã giúp Nga và Trung Cộng mạnh thêm. Thay vì chánh sách chiến tranh chống khủng bố là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và kẻ thù Al Qaeda thì Nga và Trung Cộng đã áp dụng thành chánh sách toàn thế giới – Nga đàn áp dân Cheynia và Trung Cộng đàn áp dân Tây Tạng đòi quyền tự trị. CSVN nhận quỹ chống khủng bố của Hoa Kỳ để đàn áp đối lập vì họ xem đối lập là khủng bố.
Sau trận chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ hô hào dân chủ, ngưng ủng hộ các nước độc tài. TT Barack Obama trong diễn văn ngày nhậm chức cũng nói giống như TT George W.Bush cổ võ dân chủ nhưng trên thực tế các chánh quyền Tây Phương và Hoa Kỳ cùng các cơ quan viện trợ Liên Hiệp Quốc không chú ý lắm đến Dân chủ, họ vẫn tiếp tục ủng bộ các chế độ độc tài và các nhà độc tài. Ngân hàng Thế giới với kinh tế gia trưởng người Trung Quốc, Justin Lin chủ trương: “Viện trợ không hiệu quả nếu chánh quyền yếu”. Cơ quan USAID tuyên bố: “Viện trợ nhằm tiến tới Dân chủ, tạo một cộng đồng dân chủ trên thế giớI” nhưng Liên Hiệp Quốc ở Hội nghị Dân chủ MDG (Millenium Democratic Goal) ngày 9/10/10 hoàn toàn không đề cập gì đến Dân Chủ.
Sở dĩ các cơ quan quốc tế viện trợ cho các nước có chế độ độc tài, không tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận là vì một bí mật dơ dáy: chiến tranh chống khủng bố thay cho chiến tranh lạnh. Viện trợ đổ vào giúp các nhà độc tài ở Trung Á, ở Phi Châu để đổi lại sự ủng hộ chống khủng bố. Hàng tỷ Mỹ kim đổ vào các chánh quyền nổi tiếng đàn áp ở Uganda, Ethiopia, Chad v.v... tiền đổ vào hàng tỷ Mỹ kim, 1/3 số tiền vào tay các nhà độc tài và chế độ độc tài. Ở Kampuchia, nhà độc tài Hunsen bị thế giới lên án nhưng đã nhận viện trợ 10 tỷ Mỹ kim trong vòng 25 năm qua dù Kampuchia thường xuyên bị lên án vì trình trạng nhân quyền tồi tệ, mua bán phụ nữ v.v... Tương tự, bà Hilary Clinton yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng viện trợ vẫn đổ vào dù CSVN độc đảng, không bầu cử tự do, không có tự do ngôn luận và đàn áp báo chí nổi tiếng sau Trung Cộng.
Đọc Decision Points, độc giả nhận thấy cách thức đương đầu sau trận bão Katrina là một lỗi mà TT George W.Bush đã nhận, nhưng ông cảm thấy đau lòng vì dư luận cho rằng ông không đến New Orleans ngay như TT Lyndon B. Johnson đã đến New Orleans sau cơn bão Betsy ngày 9/9/1964, là vì ông ghét người da đen.
Dư luận khắc khe và bất công đối với ông Bush. Nội các của ông với hai Bộ trưởng da đen Colin Powell và bà Condoleezza Rice cùng với chương trình y tế bịnh AIDS thành công ở Phi Châu và Việt Nam cũng như chương trình giáo dục ở Phi Châu là điểm son không chối cãi trong tám năm cầm quyền của TT George W.Bush.
Tổng thống George W. Bush một người yêu nước với chủ thuyết chống khủng bố “hoặc theo hoặc chống” có cá tính làm cho dân Mỹ “hoặc yêu hoặc ghét” không có điểm trung dung, sẽ phải chờ sự phán xét của lịch sử như ông đã lương thiện chấp nhận trong tập Hồi ký.
Việt Nguyên
.
.
.
Tác giả: Helena Zhu - Epoch Times
Thứ bảy, 25 Tháng 12 2010 17:35
Hồi ký của George W. Bush, Decision Points, đã bán được hơn hai triệu bản kể từ khi được phát hành trong tháng 11, theo Crown Publishing Group.
Vị Cựu Tổng thống được trả 7.000.000 USD cho cuốn sách của mình, một trong những cuốn hồi ký chính trị quan trọng được phát hành trong năm 2010, cùng với America by Heart của Sarah Palin , A Journey của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, và Conversation with Myself của Nelson Mandela.
Decision Points đã chạy một ấn bản đầu tiên,1.5 triệu bản. Hiện nay có 2.600.000 bản với bìa cứng để bán, nhằm đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu doanh số dự tính bán trong mùa lễ, Crown cho biết, theo tin CBC News.
Trong cuốn tự sự (tự truyện) chính trị của ông, vị Tổng thống hai nhiệm kỳ mang đến cho độc giả qua những giây phút quyết định ông ta phải đi qua, đánh dấu những sự kiện quan trọng bao gồm cuộc bầu cử 2000, cuộc tấn công 9 / 11, cuộc khởi động chiến tranh Iraq, và phản ứng với cơn bão Katrina.
Chú thích:
Bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/48023/
.
.
.
No comments:
Post a Comment