Tác giả: Chien-peng Chung
Bài đã được xuất bản.: 19/12/2010 04:00 GMT+7
Các nguồn tin tình báo đã tiết lộ các giới chức Trung Quốc đã chi tiền để khuyến khích ngư dân đóng tại các bến cảng gần Việt Nam để vươn xa các hoạt động của mình tại Trường Sa, hành động này như một cách hỗ trợ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở các khu mà họ cho rằng thuộc quyền của họ.
Đáng chú ý, nỗ lực đầu tiên của chính phủ Trung Quốc nhằm tạo ra và duy trì sự có mặt cụ thể tại Biển Đông đã diễn ra từ tháng 11/1955 khi đó nhóm 90 người đã được "Công ty Phân Chim Hải Nam" đưa đến để thu thập phân chim và xây dựng các nơi trú ẩn tại đảo Yongxing (Phú Lâm) ở quần đảo Hoàng Sa. Đài Loan đã chiếm đóng đảo Taiping (đảo Ba Bình) tại quần đảo Trường Sa vào năm 1956 và không vấp phải khó khăn gì khi cho ngư dân của họ sinh sống ở các đảo trong vòng tranh chấp.
Dẫu vậy, cho đến giữa năm 2007, nhà chức trách Đài Loan đã phúc trình có 200 trường hợp hằng năm hải quân Trung Quốc quấy phá tàu đánh cá của họ đa phần trong khu vực Biển Đông. Các thủy thủ có vũ trang của Trung Quốc được báo là đã lên tàu, bắt giữ và xua đuổi ngư dân Đài Loan đang hoạt động tại nơi mà Trung Quốc cho rằng đó là vùng chủ quyền của họ.[1] Tiếp nữa, năm 1999 có ít nhất 7 va chạm liên quan ngư dân Trung Quốc và hải quân Philippines dẫn đến thiệt hại về người về của hoặc cả người và của; những con tàu đánh cá của Trung Quốc liên quan đến các sự việc đều đăng ký tại biển Hải Nam.[2]
Các nguồn tin tình báo đã tiết lộ các giới chức Trung Quốc đã chi tiền để khuyến khích ngư dân đóng tại các bến cảng gần Việt Nam để vươn xa các hoạt động của mình tại Trường Sa, hành động này như một cách hỗ trợ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở các khu mà họ cho rằng thuộc quyền của họ.[3] Dĩ nhiên bằng cách gửi ngư thuyền thay cho chiến thuyền, Trung Quốc có thể củng cố cho lập luận rằng ngư dân mình đã từng chài lưới tại Trường Sa và cùng lúc đó vẫn ra vẻ như không kích động bầu không khí hiện hữu.
Trên năm triệu tấn hải sản được đánh bắt từ Biển Đông hằng năm chiếm 10% tổng sản lượng hải sản toàn thế giới, cung cấp 25 % protein cho nhu cầu của 500 triệu người và là kế sinh sống cho 270 triệu người.[4]
Đáng tiếc, các tranh cãi về chủ quyền đã làm cho việc bảo quản nguồn hải sản tại Biển Đông trở nên bất khả. Đơn cử một ví dụ là phản ứng của Philippines về thời gian ngừng khai thác ngư nghiệp ở Biển Đông do Trung Quốc đưa ra tại vĩ tuyến 12 từ 1/06 đến 31/08/1999.[5]
Cuộc tạm dừng khai thác năm 1999 từ chính quyền Trung ương Trung Quốc là cuộc đầu tiên bao trùm cả Biển Đông. Người Philippines đã xác định về quan điểm về chủ quyền 1 lần nữa bằng cách ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm phạm khi cho hải quân đánh chìm 1 trong ba tàu gỗ đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động tại vùng lân cận Scarborough vào 18/07/1999, giữa khoảng thời gian mà Trung Quốc đề nghị ngưng đánh bắt ngư nghiệp.[6]
Trong khi Philippines phủ nhận quyền của Trung Quốc áp đặt một lệnh ngưng khai thác cá tại vùng nước mà quốc gia này tuyên bố chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên, có vẻ như ngay cả ngư dân Trung Quốc cũng đã chuẩn bị và được phép làm ngơ các lệnh này.
Do vậy bảo vệ các chủng loại cá cũng là nhằm để lấy điểm, việc chuyển trọng tâm từ ngư nghiệp sang bảo tồn nguồn cá có thể tranh thủ thiện cảm trong nước và cộng đồng thế giới.
Sự việc này có thể được dùng để gây áp lực lên các chính phủ nhằm đề ra một hành động tập thể ngăn chặn việc làm suy giảm nguồn cá Biển Đông, nhờ đó có thể tách vấn đề nóng của các tranh cãi chủ quyền ra một cách hiệu quả, khi mà giải pháp cho các tranh cãi đó sẽ có thể nhiều năm hay nhiều thập kỷ nữa mới may ra khả dĩ.
Những tiến triển có thể xảy ra trong tương lai
Khi các áp lực về việc cải tổ chính trị trong khu vực ngày càng lớn, thông tin ngày càng được lưu chuyển tự do hơn, chính sách ngoại giao sẽ chịu ảnh hưởng của công luận nhiều hơn và các quan điểm dân tộc chủ nghĩa có thể sẽ cứng rắn hơn, làm tăng các quan ngại và khiến các thỏa thuận trở nên khó đạt được hơn.
Một ví dụ cụ thể khi Đài Loan duy trì sự có mặt ở Biển Đông dù là tối thiểu thì cũng làm gia tăng tình cảm công chúng. Trong suốt sự kiện Mischief Reef, khi ba tàu tuần tiễu của Đài Loan buộc phải quay về mà không đến được các doanh trại tại đảo Taiping vì e ngại bị vướng đạn của hai bên giao tranh, sứ mạng bảo vệ chủ quyền bất thành của Đài Loan đã bị chỉ trích kịch liệt từ phía báo chí cũng như giới lập pháp.[7]
Khi các ích lợi chính của việc đóng dần Biển Đông lại sẽ làm lợi thêm cho các công ty dầu khí quốc tế và các nước chủ quản- những bên kiếm tiền từ các hoạt động khai thác dầu mỏ, lúc ấy cái giá phải trả sẽ nặng đè lên vai các ngư dân ở khu vực.
Những năm gần đây, số lượng các vụ việc liên quan ngư dân khu vực bị bắt, bị phạt tiền, bị cầm tù và bị tịch thu tàu bè do các láng giềng gây ra vì cố ý đi vào các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia đó (EEZ) đã gia tăng. Những ngư dân có quyền lập thành những nhóm lobby và gây sức ép lên chính quyền nước họ để yêu cầu chính phủ họ bắt đền càng nhiều càng tốt hoặc nhân nhượng càng ít càng tốt đối với các vùng nước thuộc quốc gia họ, nên sẽ có thể làm cho thương thảo càng thêm phức tạp.
Có những nguy hiểm do kinh tế khó khăn dẫn đến, khi tình cảm dân tộc gia tăng ở các nước Đông Á, Đông Nam Á, giới lãnh đạo hay chính quyền suy yếu sẽ mong muốn tìm các lối thoát bên ngoài để hạ nhiệt các chỉ trích hay các thất bại của họ.
Khi giới cầm quyền tìm cách tái khẳng định tính chính danh chính trị của mình, đặc biệt khi đối mặt với với những cuộc khủng hoảng có tiềm năng đe dọa chế độ như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á thập kỷ 1990, họ sẽ tìm ra lối thoát bằng cách đi theo đường lối cứng rắn đối với các vấn đề tranh cãi về chủ quyền, do vậy sẽ gia tăng trọng lượng trong các vấn đề lãnh thổ.
Chúng ta đã thấy việc không thỏa thuận được với nhau sẽ trả giá cao về kinh tế ở chỗ các nền kinh tế mở sẽ có nhiều cơ hội làm ăn phát triển hơn các nền kinh tế đóng, tự cấp, tự túc.
Có một niềm hi vọng rằng các sự tương thuộc về kinh tế và các mối quan hệ song phương ngày càng gia tăng sẽ làm cho các lãnh đạo chính trị quan tâm hơn đến hợp tác và tạo ra nhiều nhóm trong nước ủng hộ hợp tác, trong khi vẫn còn đó khả năng đối đầu. Khía cạnh tích cực của bức tranh thương mại này, ít nhất từ 1975, là khi các dữ liệu thương mại Trung Quốc-ASEAN đã lần đầu tiên được thu nhập, phân tích một cách có hệ thống[9] thì đến 1992, quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN đã gia tăng 15 lần về giá trị.[10]
Đáng tiếc cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đều có những lợi thế so sánh về sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau chứ không phải bổ sung cho nhau. Hơn nữa, cả Trung Quốc và ASEAN trong thập kỷ 1990 đều chịu lệ thuộc nặng nề vào Mỹ, Nhật và EU là những thị trường nhập khẩu chính và cả ba thực thể này cùng đứng Top 3 trong các mặt hàng mà Trung Quốc và ASEAN nhập vào thị trường của mình.[11]
Là một nước có nền kinh tế đa dạng, Trung Quốc đã đang cạnh tranh với Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Brunei bằng cách chuyên môn hóa các sản phẩm thâm dụng lao động hay sử dụng nhiều nguyên liệu thô như may mặc, dệt may, đồ điện tử, đồ chơi; còn đối với các nước thâm dụng tư bản như Singapore, Malaysia, Trung Quốc đang cạnh tranh bằng các sản phẩm xuất khẩu cao cấp tương tự.[12]
Tỷ lệ tiền lương thấp và tỷ suất ngoại hối xuống từ 1979 được các nhà phân tính gia thương mại đánh giá đây là những nhân tố chính yếu đóng góp cho sức cạnh tranh của nền xuất khẩu Trung Quốc và ASEAN đối với các thị trường phát triển. Trung Quốc, một thị trưòng lớn đang lên cũng đã hấp dẫn nhiều đầu tư ngoại quốc lý ra đã có thể đến các nước khác trong vùng. Dẫu vậy, vẫn còn có khả năng để phát triển hơn nữa về thương mại, đầu tư và du lịch giữa Trung Quốc và ASEAN, khi mà Trung Quốc tuân theo việc giảm thuế suất và đơn giản hóa các quy trình đầu tư ngay khi Trung Quốc tham gia WTO vào năm 2001 và tiếp theo đề suất thành lập khu vực Tự Do Thương Mại Trung Quốc-ASEAN trong 10 năm nữa.
Thương mại Trung Quốc và ASEAN đã tăng lên 168% từ 20,4 tỷ đô la Mỹ lên 54,8 tỷ USD từ 1996 đến 2002, chiếm 7% và 8,8% trong tổng giá trị thương mại của Trung Quốc trong hai năm đã nêu.[13] Nếu mức độ gia tăng này được giữ vững, có thể điều này sẽ dẫn đến sự tương thuộc lớn hơn về kinh tế, hy vọng rằng sẽ có thể làm gia tăng hơn nữa những thiện chí, hợp tác trên các vấn đề phi kinh tế đang ảnh hưởng khu vực Biển Đông.
Mặc dù thỉnh thoảng vẫn có những áp lực từ các nhóm đa dạng như các nhóm dân tộc chủ nghĩa, các nhóm quân phiệt và phiêu lưu tại Trung Quốc và ASEAN, vẫn có hy vọng rằng sự tương thuộc ngày càng tăng về kinh tế, các mối quan hệ chính trị ngày càng sâu hơn, sẽ làm cho các lãnh đạo quan tâm hơn đến hợp tác và tạo ra được những nhóm trong nước ủng hộ hòa bình và hợp tác.
Trung Quốc vẫn cam kết mạnh mẽ sẽ phát triển kinh tế, đó là một phần của nỗ lực chính phủ Trung Quốc để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế song song với việc tích lũy sức mạnh quân sự.
Những nước ASEAN cũng có mối quan tâm làm sao duy trì được thế đứng đồng đẳng với Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế về các đề tài nhân quyền, bảo vệ môi trường và dân chủ hóa nhằm chống lại "sự can thiệp" từ các nước Phương Tây. ASEAN cũng đã có một ít thành công dù là hạn chế trong việc tác động để Trung Quốc từ bỏ thái độ kiên quyết nhằm đàm phán song phương với từng bên tuyên bố chủ quyền mà thôi[14], và đã chấp nhận ở một mức độ nào đó việc đa phương hóa các vấn đề Biển Đông. Kể từ 1995, Trung Quốc đã tuyên bố họ sẽ sử dụng luật quốc tế và Luật Biển để xem xét các tuyên bố chủ quyền và họ đã chỉ ra rằng bất cứ hành xử nào của họ tại Biển Đông họ sẽ không đe dọa an ninh của các tuyến đường hàng hải.[15]
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đã cho biết họ sẽ để yên chuyện tuyên bố chủ quyền và ưu tiên cho phát triển kinh tế cùng nhau tại quần đảo Trường Sa, trong báo cáo Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 15 vào tháng 10/1997. Sau ba năm thảo luận giữa Trung Quốc và ASEAN để soạn thảo một bộ luật ứng xử cho khu vực, "Tuyên bố ứng xử cho các bên tại Biển Đông" không ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN đã được ký kết vào tháng 11/2002. Dù rằng bản tuyên bố đã không đề cập gì đến các khu vực địa lí cụ thể, chủ yếu bởi vì Trung Quốc chống lại bất cứ đề cập nào đến quần đảo Hoàng Sa vốn là một chủ đề do Việt Nam nêu ra nhiều lần, tuyên bố đã bày tỏ cam kết tự nguyện của các bên liên quan nhằm kiềm chế không di dân thêm nữa về các khu vực mới và tập trung vào đối thoại và duy trì ổn định khu vực.[16]
Sự kiện này cho thấy các hội thảo tại Indonesia và ARF vốn được đặt căn bản trên "cách tiếp cận ASEAN" - xử lý vấn đề bằng cách tham vấn riêng cho các lãnh đạo, gác lại các vấn đề khó khăn và triển khai dần dần trên các lĩnh vực có chung mối quan tâm- đã có một số kết quả dù là hạn chế.
Hoàn toàn có thể hy vọng rằng, trong tương lai, các nước tranh chấp sẽ đồng ý trung gian tài phán các tranh cãi thông qua Cao ủy ASEAN, một cơ quan hòa giải cấp bộ trưởng đã được thành lập sau Hiệp Định Hữu Nghị và Hợp Tác Bali 1976.[17] Theo đó, các nước này có thể đồng ý đệ trình tranh cãi ra cho trọng tài theo nghị trình UNCLOS III, liên quan các phần như hòa giải, phân định, phân định đặc biệt bởi các chuyên gia kỹ thuật, Tòa Án Quốc Tế về luật Biển (PTLS) Văn Phòng Xử Lý Tranh Chấp Đáy Biển (SBDO) hoặc ngay cả đưa ra Tòa Công Lý Quốc Tế (ECJ) tùy theo tính chất của tranh chấp và mong muốn của các bên tranh chấp.[18] Tiếc rằng theo chỗ người viết được biết những hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp ấy đến nay vẫn chưa được các bên liên quan nghiên cứu một cách đúng mức.
Tham gia nghiêm túc vào phát triển các nguồn tài nguyên gồm nhiều bên tại quần đảo Trường Sa và hiện thực hóa một bộ luật hành xử cho tất cả các bên trong vòng tranh chấp Biển Đông sẽ làm cho Trung Quốc, ASEAN và ngay cả Đài Loan có cơ hội vàng để chứng tỏ mình là các đối tác làm ăn yêu hòa bình, có trách nhiệm có uy tín và là các thành viên của cộng đồng quốc tế..... Điều này sẽ là tối ưu cho các chính phủ khu vực đến với nhau và thành lập những tập đoàn dầu khí có sự tham gia của quốc gia và quốc tế nhằm tìm kiếm dầu khí tại quần đảo Truờng Sa.
Cũng phải nói rõ rằng bất kỳ mô thức nào nhằm tìm kiếm và khai thác dầu khí cũng như chi phí và cái giá phải trả liên quan sẽ phải được thống nhất và thay đổi thông qua sự đồng thuận. Làm được như vậy sẽ bảo đảm sự tưởng thưởng công bằng để bắt đầu khai thác chung, và đồng thời cũng sẽ làm nản lòng tham vọng độc chiếm lãnh thổ đang tranh chấp.
Công việc sẽ được trông coi bởi một ủy ban gồm các chuyên gia về kỹ thuật và tài chính lập ra dưới sự bảo trợ cuả các hội thảo Indonesia hoặc của ARF, có thể với một nhân vật do Trung Quốc chọn làm chủ tịch, có cân nhắc và nhân nhượng đối với vị trí vượt trội của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.
Các quốc gia sẽ phải đồng ý rằng các bãi đá chìm và bãi cát hiện tại đang còn chìm dưới nước sẽ không phải là đối tượng tranh chủ quyền, trừ Maclesfield Bank. Bởi các cấu trúc này lân cận nhau, các nước cần phải đồng ý với nhau rằng tuyên bố chủ quyền đối với đảo hay bãi đá, có người cư trú hay không, sẽ được hưởng quy chế ½ hải lý là vùng lãnh hải. Việc đi lại bằng đường biển hay đường hàng không của tàu bay, tàu thủy quân sự, dân sự, theo yêu cầu của Mỹ[19], cần phải được bảo đảm chung cho tất cả các nước, song cần phải chấm dứt việc xây dựng các căn cứ hay đồn bốt quân sự tại các khu tranh chấp.
Trong tinh thần này, việc Đài Loan phi quân sự hóa đảo Pratas hay Itu Aba (thuộc Trường Sa) vào năm 2000, bằng cách rút các đơn vị thủy quân lục chiến đi và đặt các đảo này dưới sự cai quản của lực lượng tuần duyên, rõ ràng là một bước đúng đắn.
Đối với việc khai thác ngư nghiệp vì thương mại, cả Biển Đông cần phải được xem như một vùng biển nữa đóng nữa mở được bao quanh bởi Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN trong đó các chính phủ có quyền và nghĩa vụ, theo UNCLOS III, là cùng nhau định vị và cân đối việc đánh bắt và xử lý nguồn hải sản.
Thực hiện được các giải pháp trên sẽ gieo hy vọng tổng hợp và tích cực hóa tất cả các nhân tố xuyên quốc gia thuộc chính phủ và dưới tầm quốc gia đang tranh cãi, đến mức tốt nhất và khả thi nhất trong tình thế hiện tại. Chỉ khi các lợi ích an ninh và kinh tế của toàn bộ các nước trong khu vực trở nên tương thích nhau đúng mức và đúng lúc thì các tranh cãi nghiêm túc về chủ quyền lãnh thổ mới có thể bắt đầu hoặc bảo lưu mãi về sau.
[1] Scott Snyder and Ralph A. Cossa, "Measures to Manage Potential Disputes in the South China Sea ," Pacific Forum CSIS, PacNet 22, 1 June 2001, 1.
[3] Clive Schofield and Shelagh Furness, "Boundary and Security Bulletin," International Boundaries Research Unit, spring 2001, vol. 9, no. 1, 60, quoting Jane's Foreign Report, 2627, 2 August 2001.
[4] Brad Glosserman, "Cooling South China Sea Competition," Pacific Forum CSIS, PacNet 22A, 1 June 2001, 2.
[8] Selig S. Harrison, China , Oil and Asia : Conflict Ahead (New York: Columbia University Press, 1977), 206-207.
[9] Fred Herschede, "Trade between China and ASEAN: The Impact of the Pacific Rim Era," Pacific Affairs, summer 1991, vol. 64, no. 2, 179-193.
[10] Zhan Shiliang, "Yatai diqu xingshi he Zhongguo mulin youhao zhengce," Guoji wenti yanjiu, 1993, no. 4, 3.
[11] Noor Aini Khalifah and Mohammad Haflah Piei, "ASEAN-China Economic Relations: Complementing or Competing," in Joseph C. H. Chai, Y. Y. Kueh and Clement A. Tisdell (eds) China and the Asia-Pacific Economy (Commack NY: Nova Science Publishers, 1997), 226-227.
[12] Thomas Voon and Xiangdong Wei, "Export Competition Among China and ASEAN in the US Market: Application of Market Share Models," in Joseph C. H. Chai, Y. Y. Kueh and Clement A. Tisdell (eds) China and the Asia-Pacific Economy (Commack NY: Nova Science Publishers, 1997), 245-253.
[13] China Business Review, "China Data," May-June 1997, 41; and People's Daily, 10 January 2003; 25 February 2003.
[14] That seems to have been the position of the Chinese government as late as 1997, when then Assistant Foreign Minister of China, Chen Jian, stated "on the problems concerning territory, sovereignty, and marine rights, only China and the countries starting the controversies should and can be allowed to solve their disputes through
bilateral negotiations." See Lee Lai To, China and the South China Sea Dialogues (Westport CT: Praeger, 1999), 94.
[16] Aileen San Pablo-Baviera, "Transforming the South China Sea Conflict," The SEACSN Bulletin, October-December 2002, 1; and Ralf Emmers, "ASEAN, China and the South China Sea: An Opportunity Missed," IDSS Commentaries, 19 November 2002, 2.
[17] For the proposed creation and envisaged role of the High Council, see Ramses Amer,"Expanding ASEAN's Conflict Management Framework in Southeast Asia : The Border Dispute Dimension," Asian Journal of Political Science, December 1998, vol. 6,no. 2, 36-39.
[18] For dispute settlement mechanisms available under the 1982 Law of the Sea Convention, see J. R. Merrills, International Dispute Settlement (Cambridge: Cambridge University Press, 1998), chapter 8, "The Law of the Sea Convention," 170-196.
[19] United States Department of State , United States Policy on the Spratlys and South China Sea , (Washington DC: Government Printing Office, 11 May 1995).
-------------------------------
Cùng tác giả :
.
.
.
No comments:
Post a Comment