Wednesday, December 1, 2010

NAM HÀN THỀ SẼ TRẢ ĐŨA BẮC HÀN TRONG CÁC TẤN CÔNG TỚI

Moon Jeong Mi - Epoch Times Staff   
Thứ sáu, 26 Tháng 11 2010 02:56

HÁN THÀNH, Nam Hàn—Để đáp trả sự tấn công của Bắc Hàn trên hòn đảo Yeonpyeong của Nam Hàn ngày thứ Ba—cuộc tấn công quân sự đầu tiên đối với thường dân kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953—Nam Hàn đã hứa “trả đũa bất cứ hành động khiêu khích kế tiếp nào bằng cách đáp ứng cứng rắn.”
Theo lời tuyên bố của Tổng Tham-Mưu Trưởng Quân đội Nam Hàn (JCS), quân Bắc Hàn đã khởi sự một cuộc bắn chặn bằng đạn pháo lúc 2:34 giờ chiều, giờ địa phương, vào đảo Yeonpyeong và các hải phận xung quanh nó. Có ít nhất hai người thuộc Thuỷ quân Lục chiến bị thiệt mạng và 13 binh sĩ bị thương, khi pháo đại bác rơi xuống hòn đảo gồm 1.600 thường dân cư ngụ. Bốn người dân được báo cáo bị thương. Trận bom trên đảo này chấm dứt lúc 4:42 giờ chiều.
Quân đội Nam Hàn phản ứng lại lúc 2 giờ 47 chiều, bắn 80 quả đạn đại bác vào căn cứ pháo binh của Bắc Hàn ở bờ biển hướng Tây và đem phi cơ chiến đấu đến biển Tây. Tất cả quân đội được đặt trong tình trạng báo động tối đa.



Ông Lee Hong-ki, Chỉ huy trưởng Ban Hành-quân của Bộ Tổng Tham Mưu nói trong một buổi họp báo ngay sau cuộc tấn công, “Khi chúng tôi bắn trả đũa bằng cách tập trung vào nguồn tấn công, chúng tôi nghĩ rằng Bắc Hàn đã bị thiệt hại nặng nề.”
Ông Lee cũng nói, “Hành động khiêu khích này tượng trưng cho sự tàn bạo vô nhân đạo, bắn đạn pháo bừa bãi vào khu vực dân cư không có vũ khí tự vệ,” Nhưng, ông nói tiếp “quân đội [Nam Hàn] sẽ cố gắng hết sức để ngăn ngừa tình trạng không bị trầm trọng thêm, trong lúc kiềm chế các hành động khiêu khích thêm [từ phe Bắc Hàn].”
Phát ngôn viên của Tổng Thống Nam Hàn Lee Myung-Bak lên án cuộc tấn công bằng những lời mạnh mẽ nhất của ông. “Việc Bắc Hàn bắn đại pháo vào đảo Yeonpyeong đã tạo nên một sự khiêu khích với vũ khí không thể tranh cãi đối với nước Cộng Hòa Nam Hàn. Còn tệ hơn nữa, họ thậm chí còn bắn bừa bãi vào thường dân. Hành động như vậy sẽ không bao giờ được tha thứ.”
“Quân đội Nam Hàn sẽ cương quyết trả đũa bất cứ hành động khiêu khích nào bằng biện pháp cứng rắn,” lời tuyên bố tiếp tục.
Tuy nhiên, Chỉ huy quân đội cao cấp của phía Bắc cáo buộc phía Nam đã bắn trước. Theo tin của hãng Thông tấn Trung ương Bắc Hàn, Chỉ huy quân đội cao cấp đã phát hành một bản tin rằng, “Nhóm múa rối Nam Hàn đã dám khiêu khích bằng quân sự, bắn đạn pháo vào hải phận của chúng tôi ở gần đảo Yeonpyeong không kể các cảnh cáo liên tiếp của chúng tôi. Vì vậy lực lượng cách mạng của chúng tôi đã dùng các biện pháp quân sự cứng rắn, đáp lại sự khiêu khích quân sự của miền Nam bằng những những đòn đánh có tính cách vật chất mạnh và ngay lập tức".
Nó cũng cảnh cáo thêm, “Từ giờ phút này, tại vùng biển Tây của Hàn Quốc chỉ có hiện hữu đường giới tuyến hải phận quân sự do chúng tôi [Bắc Hàn] chỉ định.”
Đảo Yeonpyeong nằm khoảng 3km (1.9 dặm Anh) về hướng Nam của biên giới biển giữa hai miền Đại Hàn, được gọi là Đường Giới Tuyến phía Bắc (Northern Limit Line, hoặc NLL), Bắc Hàn không công nhận, cho rằng nó được chỉ định một chiều bởi Hoa Kỳ sau khi chiến tranh Triều Tiên (1950~53) chấm dứt trong một cuộc ngưng bắn. Biển Tây gần giới tuyến NLL có năm hòn đảo với dân cư ngụ trong đó có đảo Yeonpyeong, là một khu vực với nhiều tranh cãi căng thẳng khiến cho nó trở thành một điạ điểm có tiềm năng châm ngòi tranh chấp giữa 2 phía Đại Hàn (Triều Tiên).
Đã có 3 cuộc giao tranh đẫm máu của hải quân trong khu vực này, vào năm 1999, năm 2002, và năm 2009. Trong mỗi vụ, tàu hải quân của Bắc Hàn vượt qua biên giới, bắn súng hoặc khiêu khích tàu hải quân Nam Hàn.
Tuy nhiên, Chỉ huy quân đội cao cấp của phía Bắc cáo buộc phía Nam đã bắn trước. Theo tin của hãng Thông tấn Trung ương Bắc Hàn, Chỉ huy quân đội cao cấp đã phát hành một bản tin rằng, “Nhóm múa rối Nam Hàn đã dám khiêu khích bằng quân sự, bắn đạn pháo vào hải phận của chúng tôi ở gần đảo Yeonpyeong không kể các cảnh cáo liên tiếp của chúng tôi. Vì vậy lực lượng cách mạng của chúng tôi đã dùng các biện pháp quân sự cứng rắn, đáp lại sự khiêu khích quân sự của miền Nam bằng những cú đánh thực chất mạnh mẽ và ngay lập tức.”
Nó cũng cảnh cáo thêm, “Từ giờ phút này, tại vùng biển Tây của Hàn Quốc chỉ có hiện hữu đường giới tuyến biển quân sự do chúng tôi [Bắc Hàn] chỉ định.”

Đảo Yeonpyeong nằm khoảng 3km (1.9 dặm Anh) về hướng Nam của biên giới biển giữa hai miền Đại Hàn, được gọi là Đường Giới Tuyến phía Bắc (Northern Limit Line, hoặc NLL), Bắc Hàn không công nhận, cho rằng nó được chỉ định một chiều bởi Hoa Kỳ sau khi chiến tranh Triều Tiên (1950~53) chấm dứt trong một cuộc ngưng bắn. Biển Tây gần giới tuyến NLL có năm hòn đảo với dân cư ngụ trong đó có đảo Yeonpyeong, là một khu vực với nhiều tranh cãi căng thẳng khiến cho nó trở thành một điạ điểm có tiềm năng châm ngòi tranh chấp giữa 2 phía Đại Hàn.
Đã có 3 cuộc giao tranh đẫm máu của hải quân trong khu vực này, vào năm 1999, năm 2002, và năm 2009. Trong mỗi vụ, các tàu tuần tra của Bắc Hàn vượt qua biên giới, bắn súng hoặc khiêu khích tàu hải quân Nam Hàn. Tháng 5 vừa qua, tàu hải quân Nam Hàn, Cheonan, đã bị tấn công bằng đại bác thủy lôi của Bắc Hàn, các điều tra viên đã xác định như vậy. Bắc Hàn đã chối bỏ sự kiện này.
Vụ đánh bom hôm thứ Ba xảy ra khi hải quân Nam Hàn đang thao dượt một cuộc tập trận thường lệ ở gần hòn đảo. Nam Hàn đã bắt đầu cuộc thao dượt bảo vệ hàng năm, gồm 9 ngày, của họ từ hôm thứ Hai, theo lời miền Bắc tố cáo, và đã gửi tín hiệu cảnh cáo tới Hán Thành.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần Nam Hàn hoặc quân đội của Mỹ-Nam Hàn thực tập đánh trận tại biển Tây, miền Bắc đều gởi tín hiệu cảnh cáo có thể tấn công. Bình thường, miền Bắc chỉ tấn công bằng lời nói, vì vậy dân địa phương không ngờ cuộc pháo kích sẽ xảy ra, mặc dù cuộc thao dượt quân sự đang xảy ra gần đảo của họ.
Thiệt hại chính xác vẫn chưa được báo cáo, nhưng có hàng chục ngôi nhà bị đốt cháy, và một ngọn núi trên đảo cũng bị cháy. Tất cả dân chúng được tản cư đến nơi trú ẩn máy bay đột kích và có 4 thường dân được báo cáo bị thương, theo lời của phát ngôn viên của thành phố Incheon Metropolitan, mà hòn đảo này thuộc về.

Các lối trả đũa
Dân chúng Nam Hàn tức giận và càng quan tâm đến Bắc Hàn. Một số còn muốn chính quyền của họ trả đũa cuộc tấn công lên đảo Yeonpyeong.
Kim Hwang-ho, một người cư ngụ tại Hán Thành và cũng là bác sĩ y khoa nói, “Tôi rất tức giận vì những binh sĩ vô tội lại bị giết chết và chính quyền Nam Hàn bị lôi kéo theo đường này bởi chế độ Bắc Hàn. Tôi không nghĩ rằng cuộc tấn công này sẽ leo thang thành chiến tranh bởi vì miền Bắc làm như vậy để lấy gì đó của miền Nam, nhưng miền Nam cũng phải cho họ vài bài học lần này.”
Tổng thống Lee của Nam Hàn đã cho thấy rằng một bài học như vậy có thể sắp đến. Theo tuyên bố từ phát ngôn viên của ông, Tổng Thống Lee đã nói trong chuyến viếng thăm với Tổng Tham Mưu Trưởng rằng , “đối với cuộc tấn công thường dân như vậy, một đối ứng vượt trên luật lệ bình thường là cần thiết. Quân đội của chúng ta nên chứng tỏ điều này bằng hành động hơn là bằng văn thư hành chính.”
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ trước đến nay chứng tỏ rằng, tầm mức Hán Thành muốn làm là có giới hạn.
Tháng Năm vừa qua, sau vụ tàu Cheonan bị bắn chìm với 46 binh sĩ bị chết, Tổng Thống Lee đã nói rằng Nam Hàn sẽ áp dụng “quyền tự vệ” của họ trong sự kiện miền Bắc xâm chiếm miền Nam. Tuy nhiên “quyền” này, từ trước đến giờ đã được diễn giải như là tung ra cuộc phản công ngay lập tức, như đã xảy ra hôm thứ Ba 23 tháng 11.
Hiện nay, sự trả đũa bằng quân sự nghiêm trọng có vẻ như một lựa chọn xa vời bởi vì nó có thể dẫn tới chiến tranh toàn thể. Trong một trận chiến như vậy, Bình Nhưỡng mất mát rất ít bởi vì nền kinh tế yếu đuối của nó với cơ sở hạ tầng nghèo nàn, trong khi đó Nam Hàn, đứng hạng 13 về nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, sẽ chịu nhiều thiệt hại. Mỗi lần có tin tức về cuộc xung đột quân sự giữa 2 miền của Đại Hàn, Nam Hàn phải trấn an các nhà đầu tư để ngăn chặn thị trường chứng khoán của nó khỏi rơi xuống.
Trả đũa kinh tế cũng không phải là một lựa chọn bởi vì sự cấm vận mạnh mẽ đã được áp dụng đối với Bắc Hàn. Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc đã áp dụng cấm vận chặt chẽ sau khi Bắc Hàn thử bom hạt nhân. Hán Thành đã ngưng hầu như tất cả các giao dịch kinh tế và hợp tác với miền Bắc, dành cho khu kỹ nghệ chung tại thành phố Gaesung, sau vụ tàu Cheonan bị đánh chìm.

Chú thích:
*JCS =Joint Chief of Staff, viết tắt là JCS
*NLL=Northern Limit Line


.
.
.

No comments: