Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-12-10
Nhân kỷ niệm năm thứ 62 Ngày Quốc tế Nhân Quyền, Đỗ Hiếu xin mời quý vị nghe phát biểu của một số người Việt nơi quê nhà và ở hải ngoại về quyền làm người
Chủ đề đặc biệt năm nay là “Hành động để chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, loại bỏ áp bức, bạo hành đối với những người thấp cổ, bé miệng trong xã hội.
Quyền người dân và cả quyền làm người cũng không có
Lên tiếng từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai là vợ thầy giáo Vũ Hùng bị ngồi tù vì đã mạnh dạn phản đối hành động của Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, trình bày những suy nghỉ của mình về nhân quyền:
“Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới.”
“Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới.”
Dịp này, bà cũng nói lên nguyện vọng tha thiết của mình là chồng bà cũng như những nhà dân chủ khác còn bị giam cầm, chỉ vì đấu tranh ôn hòa cho một lý tưởng chung, và sớm được trở về với người thân yêu:
“Em là vợ của một trong những người đang ngồi tù trong các trại giam của Việt Nam, rất mong muốn các anh ấy được cho đoàn tụ với gia đình. Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa. Các anh có nói điều gì sau đâu, rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhà nước Việt Nam cũng công nhận như vậy mà các anh ấy nói lên điều đó thì bị bắt ngồi tù, không lẽ người dân không có quyền nói như vậy. Hy vọng sau này sẽ không còn những người bị tù như các anh ấy nữa, về những tội mà mình phải gánh chịu.”
“Em là vợ của một trong những người đang ngồi tù trong các trại giam của Việt Nam, rất mong muốn các anh ấy được cho đoàn tụ với gia đình. Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa. Các anh có nói điều gì sau đâu, rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhà nước Việt Nam cũng công nhận như vậy mà các anh ấy nói lên điều đó thì bị bắt ngồi tù, không lẽ người dân không có quyền nói như vậy. Hy vọng sau này sẽ không còn những người bị tù như các anh ấy nữa, về những tội mà mình phải gánh chịu.”
Kế đó, luật sư Lê Trần Luật, tiếng nói bênh vực cho dân oan và các nhà dân chủ trong nước, đồng thời cũng là người cùng soạn thảo Bản Tuyên bố chung kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam, góp ý như sau:“Theo tôi với góc độ là một luật sư thì có hai vấn đề căn bản nhất, mà tôi xin nêu lên, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền. Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó.
Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà ViệtNam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành. Tôi xin được minh chứng là dù có ký kết nhưng hệ thống pháp luật lại không thực thi chuyện đó. Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, Việt Nam đã đưa ra một số điều của bộ luật hình sự, để hình sự hóa các quyền của con người, như điều 88 là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt
Về những điều khoản khác LS Lê Trần Luật cũng nhận thấy Việt Nam vẫn chưa thực hết việc bảo vệ quyền làm người của nhân dân Việt Nam, ông đưa ra vài thí dụ:
Có hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam vẫn không đến trường được, các em phải đi bán vé số, trong khi đó qua những điều nhà nước ký kết thì trẻ em được quyền đi học, được miễn học phí, không được bắt trẻ em làm lao động, nhưng những điều đó không có. Nói đúng hơn là hệ thống pháp luật Việt Nam đã che đậy, đã phủ nhận hết các quyền con người, mà pháp luật thế giới công nhận, ViệtNam đã ký kết. Họ ghi nhận trong pháp luật không có sự xung đột nhưng lại lơ là, lạnh cảm, đó là hai vấn đề căn bản nhất phản ảnh thực trạng quyền con người ở Việt Nam .”
Có hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam vẫn không đến trường được, các em phải đi bán vé số, trong khi đó qua những điều nhà nước ký kết thì trẻ em được quyền đi học, được miễn học phí, không được bắt trẻ em làm lao động, nhưng những điều đó không có. Nói đúng hơn là hệ thống pháp luật Việt Nam đã che đậy, đã phủ nhận hết các quyền con người, mà pháp luật thế giới công nhận, Việt
Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu
Một nữ luật gia hành nghề tại tòa Thượng Thẩm Saigon từ thập niên 60, nay định cư tại Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga đưa ra những suy nghỉ của bà về nhân quyền tại Việt Nam:
“Đến ngày nhân quyền hàng năm thì thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền.
“Đến ngày nhân quyền hàng năm thì thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền.
Ngay từ thuở còn trong chế độ quân chủ, xóm làng Việt Nam đã được hưởng chế độ thật sự dân chủ.
Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị độc tài, tham nhũng, nhưng người dân đã bắt đầu phản kháng càng ngày càng nhiều, nhất là về các vấn đề cắt đất, chia biển cho Trung Quốc, khai thác quặng mỏ bauxite, rừng thượng nguồn, nhất là thái độ hèn yếu, trước sự hà hiếp, giết chóc dân đánh cá Việt Nam, lại mạnh bạo đàn áp đồng bào khiếu kiện trước sự tham nhũng của các bộ chánh quyền.
Chúng tôi cũng vừa mới được tin, Việt Nam sẽ không tham dự buổi lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, vào ngày thứ sáu tới tạiOslo . Đây là sự biểu lộ thái độ hèn nhát trước Trung Quốc và lo sợ dân Việt Nam sẽ có hành động giống như ông Lưu Hiểu Ba.”
Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị độc tài, tham nhũng, nhưng người dân đã bắt đầu phản kháng càng ngày càng nhiều, nhất là về các vấn đề cắt đất, chia biển cho Trung Quốc, khai thác quặng mỏ bauxite, rừng thượng nguồn, nhất là thái độ hèn yếu, trước sự hà hiếp, giết chóc dân đánh cá Việt Nam, lại mạnh bạo đàn áp đồng bào khiếu kiện trước sự tham nhũng của các bộ chánh quyền.
Chúng tôi cũng vừa mới được tin, Việt Nam sẽ không tham dự buổi lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, vào ngày thứ sáu tới tại
Từ Paris, Pháp, Nhà văn Vũ Thư Hiên, có cha là Bí thư của ông Hồ Chí Minh, lúc ông mới lên cầm quyền vào tháng 8 năm 1945, nhấn mạnh qua câu chuyện với đài chúng tôi:
“Năm 1998, kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Nhân quyền, tôi được hân hạnh đến dự buổi lễ tại điện Chaillot, ở Paris là nơi mà người ta đã khởi xướng lên bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ấy. Phải nói rằng, từ đầu thế kỷ trước cho đến hôm nay, nhân loại đã tiến một bước rất dài, về việc quan tâm tới quyền con người, đặt biệt nổi lên sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, vấn đề thuộc địa, các nước còn bị phụ thuộc, đã khá lên, nhưng còn một việc mà nhân loại hết sức chú ý và càng có ý nghĩa hơn, là quyền làm người được ghi rõ trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền.
Đó là mục tiêu đấu tranh chung và tôi nghỉ rằng, việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.
Đó là mục tiêu đấu tranh chung và tôi nghỉ rằng, việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.
Nhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu, vì vậy việc nước này hay nước kia , nói chung tòan thể nhân loại quan tâm đến nhân quyền, tôi cho đó là một tiến bộ của nhân loại.
Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc.”
Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc.”
Được biết, giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền, trụ sở tạo California, thành lập năm 2002 và trao tặng hàng năm cho các nhà dân chủ trong nước, đã quyết định trao giải thưởng năm 2010 cho nhà báo Trương Minh Đức và nhân vật đấu tranh cho giới lao động Đoàn Huy Chương. Cả hai ông còn ngồi tù ở Việt Nam, giải thưởng sẽ được trao đến người đại diện trong buổi lễ tổ chức tại Houston, Texas, đúng vào ngày 10 tháng 12, 2010.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-12-09
Tình hình nhân quyền tại Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế theo dõi sát. Một trong những tổ chức đó là Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế tại Đức.
Gia Minh trao đổi với ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế về tình hình liên quan.
Rất tùy tiện
Trước hết ông Vũ Quốc Dụng có nhận định về việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam, khi đất nước này tham gia hội nhập quốc tế và cũng từng ký vào nhiều công ước quốc tế về nhân quyền. Ông nói:
Cần phải nhìn nhận rằng Việt Nam đang thực hiện rất tùy tiện các cam kết về nhân quyền với quốc tế. Tùy tiện có nghĩa là Việt Nam muốn làm gì thì làm chứ không tuân thủ đúng các chuẩn mực quốc tế. Là một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đáng lẽ phải làm gương thì Việt Nam lại thường xuyên vi phạm luật nhân quyền quốc tế.
Theo chúng tôi thì nguyên nhân của vấn đề này là thái độ thiếu chân chính. Tôi xin đơn cử một thí dụ: Việt Nam tham gia vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị là một trong 3 văn kiện nhân quyền quan trọng nhất của LHQ.
Thế nhưng Việt Nam không chịu nội luật hóa các điều cam kết, nghĩa là không chịu sửa đổi luật Việt Nam để cho nó phù hợp với điều đã cam kết. Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) vẫn đầy rẫy những điều khoản mâu thuẫn với công ước này, thí dụ như điều 88 BLHS về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCN” có mâu thuẫn xung khắc với quyền tự do ngôn luận của công ước.
Trong khi đó tòa án Việt Nam cũng không cần biết đến luật quốc tế khi xử án mặc dù Việt Nam đã có luật thực hiện các điều ước quốc tế từ năm 2005. Tôi có nêu vấn đề này với các viên chức Việt Nam thì họ nói bừa là Việt Nam bị ép ký kết hoặc Việt Nam chỉ ký cho có chứ không muốn thực hiện. Đây là thái độ thiếu chân chính. Chúng ta cứ thử tưởng tượng xem thế giới này sẽ ra sao khi hợp đồng không được tôn trọng, khi con người mất niềm tin vào điều đã được ký kết?
Một vấn đề không kém quan trọng khác là việc hiểu đúng các điều ước về nhân quyền. Luật nhân quyền quốc tế là cái mẫu số chung nhỏ bé mà cộng đồng nhân loại đã đạt được trong 62 năm qua, nếu chúng ta tính từ ngày 10.12.1948 là ngày ra đời của bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Chúng ta phải biết trân quý kết quả này vì nó là những đồng thuận rút ra được từ những cuộc thương lượng quốc tế gay go trong thời kỳ thế giới còn chiến tranh lạnh. Cho nên khi nói về quyền tự do ngôn luận thì LHQ có những định nghĩa rõ ràng và những giải thích nhất định để cho mọi người trên thế giới cùng có cách hiểu giống nhau.
Tôi thấy Việt Nam hay tự đưa ra lối giải thích của mình về nhân quyền. Đây là một thái độ tùy tiện. Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này để chống lại các ý định làm ruỗng mục nền móng pháp lý nhân quyền quốc tế. Tóm lại Việt Nam không được xem là một đối tác đáng tin cậy trong lãnh vực nhân quyền.
Gia Minh: Trong ấn phẩm Nhân quyền đầu tiên ra hồi tháng 7/2010, Việt Nam cho rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam vẫn tiến triển và những đánh giá từ bên ngoài là không đúng, thiếu khách quan, ông có những chứng minh ngược lại những ý kiến đó thế nào?
Ông Vũ Quốc Dụng: Thú thực, tôi chưa đọc Tạp chí Nhân quyền của chính phủ Việt Nam . Tôi mới chỉ đọc một bài viết của ông Bùi Thế Đức trong tạp chí này. Ông Đức là Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng cộng sản.
Ông Đức nói rằng “trên các diễn đàn đa phương và song phương, các nước phương Tây thường đưa ra những lập luận tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của vấn đề dân chủ, nhân quyền với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà không tính đến đặc thù văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực.”
Tôi xin phản bác rằng tính phổ cập của nhân quyền là vấn đề không thể đem ra thương lượng được nữa vì nó là một nguyên tắc cốt lõi của vấn đề nhân quyền, nghĩa là mọi con người dù sống ở đâu trên trái đất cũng đều có nhân quyền giống nhau mà không bị phân biệt về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm, quốc tịch, v.v… Nguyên tắc phổ cập được xác nhận trong tất cả các văn bản luật quốc tế về nhân quyền, trong đó có một số văn bản đã được Việt Nam ký kết tham gia.
Việt Nam không thể vừa muốn hội nhập quốc tế lại vừa không muốn chấp nhận luật chơi quốc tế. Vì có quan niệm khác đời như vậy nên các phái đoàn Việt Nam đã luôn gặp khó khăn trong các cuộc họp quốc tế về nhân quyền.
Tôi xin nói về một đặc điểm vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi có nhận xét rằng chính quyền Việt Nam đang cố tình chứng tỏ sự thô bạo để trấn áp tinh thần dân chúng, để chứng tỏ rằng họ không cần tuân theo luật pháp Việt Nam chứ chưa nói đến luật quốc tế. Thí dụ như vụ đả thương bà Trần Khải Thanh Thủy, vụ truy tố ông nhà báo Điếu Cày tội tuyên truyền mặc dù ông ta đang ở tù, vụ phá hoại tài sản và đời sống của vợ con ông, vụ làm nhục bà Tạ Phong Tần, vụ bắt giam tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì tội ngủ với gái điếm, vụ tra tấn và đánh chết giáo dân Cồn Dầu, …
Ông tiến sĩ Bùi Thế Đức không thể đem lý thuyết về đặc thù văn hóa để biện hộ cho sự dã man thú tính xảy ra trong các hành vi vi phạm nhân quyền này.
Phải thay đổi
Gia Minh: Theo ông thì Việt Nam cần phải thực hiện những gì để đáp ứng những chuẩn mực nhân quyền quốc tế, cũng như yêu cầu của nguoi dân?
Ông Vũ Quốc Dụng: Điều tôi mong muốn nhất là Việt Nam thay đổi cách nhìn về những lời góp ý về nhân quyền và xem những góp ý này là những góp ý có tính cách xây dựng dựa trên cơ sở của luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, chứ không nhằm đả phá Việt Nam. Việt Nam tuyệt đối không nên đồng hóa vấn đề nhân quyền với những âm mưu chính trị nhằm lật đổ chế độ, nhằm kích động các vấn đề tôn giáo, dân tộc, xâm phạm an ninh và chủ quyền, v.v …
Một cách cụ thể hơn, Việt Nam cần nghiêm chỉnh thi hành luật nhân quyền quốc tế. Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần công khai xác nhận các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, nội luật hóa các điều ước quốc tế, tránh những điểm vênh với luật quốc tế khi soạn luật Việt Nam, giáo dục viên chức nhà nước, nhân viên công an, nhân viên trại giam về nhân quyền và trừng phạt những nhân viên nhà nước vi phạm nhân quyền. Chính quyền Việt Nam nên thành lập một ủy ban khiếu nại về nhân quyền và cho phép các tổ chức nhân quyền quốc tế được phép mở trụ sở làm việc tại Việt Nam .
Gia Minh: Các tổ chức nhân quyền quốc tế như Hiệp hội Nhân quyền... tiếp tục có những đóng góp, hợp tác, thậm chí đấu tranh ra sao để giúp cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam theo hướng dân chủ, tự do?
Ông Vũ Quốc Dụng: Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế của chúng tôi hoạt động dựa sát trên cơ sở luật quốc tế. Nói nôm na là khi nói cái gì đó là nhân quyền thì chúng tôi cũng nói rằng điều đó tên là gì và thứ mấy ở trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và khi nói đến vi phạm nhân quyền thì chúng tôi nói luôn rằng vi phạm điều số bao nhiêu của công ước nhân quyền nào. Nhiệm vụ của tổ chức chúng tôi là bảo vệ người bị vi phạm nhân quyền - đặc biệt trong lãnh vực các quyền dân sự và chính trị.
Công việc đối với Việt Nam của chúng tôi là phổ biến các kiến thức về nhân quyền dựa trên chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi cho rằng số lượng vi phạm sẽ tỷ lệ nghịch với hiểu biết về nhân quyền của người dân. Khi biết mình có những nhân quyền bất khả xâm phạm thì người dân sẽ biết tự bảo vệ mình một cách hữu hiệu hơn. Một dự định thứ hai là giúp một số nạn nhân hoặc gia đình của họ trình bày trường hợp vi phạm ra trước dư luận.
Cho đến nay nhiều người Việt Nam vẫn ngại ngùng trình bày hoặc trình bày chưa đúng mức để dư luận - nhất là dư luận quốc tế - hiểu rõ về mức độ vi phạm nhân quyền. Một chương trình thứ ba của chúng tôi là thuyết phục các chính phủ đang có chương trình đối thoại về pháp trị với Việt Nam phải quan tâm bảo vệ các luật sư hoạt động bảo vệ nhân quyền hơn nữa. Thực trạng hiện nay là tất cả những luật sư này đang ở tù, bị quản chế, bị cô lập, hay đang mất bằng hành nghề.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment