Người Việt Boston
Dec 1st, 2010
Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol theo lời yêu cầu của tòa án Thụy Điển đang điều tra tội trạng xâm phạm tình dục của xảy ra vào đầu năm nay, đã đặt Julian Assange chủ trang web WikiLeaks vào danh sách tìm bắt hàng đầu.
Cách đây 2 tuần lễ, Tòa Hình Sự Stockholm đã phát ra một trát bắt giam quốc tế dành cho Assange lý do nghi ngờ đương sự về tội hiếp dâm, xâm phạm tình dục và xử dụng bạo lực bất hợp pháp trong các biến cố xảy ra vào tháng Tám.
Thụy Điễn yêu cầu Interpol đặt một “Cảnh báo đỏ” sau khi chánh án chấp thuận mang nghi can Julian Assange ra tòa.
“Cảnh báo đỏ” không phải là trát quốc tế nhưng là một cảnh báo gởi đến 188 quốc gia hội viên để “giúp đở các lực lượng cảnh sát quốc gia địa phương trong việc tìm và xác định những người cần được bắt và trục xuất”. Tòa án Thụy Điển ra lệnh Assange, 39 tuổi phải được bắt trong vắng mặt. Lịnh này có nghĩa, các cơ quan thẩm quyền của Thụy Điển bất cứ nơi nào trên thế giới có trách nhiệm để bắt nghi can. Julian Assange bị tố về 5 tội liên hệ đến tình dục và có thể bị kết án 2 năm tù.
Trong một thông cáo báo chí vào tháng 11, luật sư của Assange cho biết quan hệ tình dục của Assange và hai phụ nữ là quan hệ tình dục được cả hai bên đồng ý. Julian Assange hiện đang trốn sau khi công bố loạt tài liệu mới đây.
Thanh Phương - RFI
Thứ tư 01 Tháng Mười Hai 2010
Cơ quan Cảnh sát Quốc tế Interpol hôm qua 30/11/2010 cho biết đã phát lệnh truy nã quốc tế nhắm vào ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks. Assange hiện cũng đang bị Thụy Điển phát lệnh truy nã về một tội hình sự.
Theo Interpol, họ đã ban hành "Thông tri màu đỏ", tức là lệnh truy nã quốc tế đối với Julian Assange, hiện đang bị Thụy Điển tìm bắt trong khuôn khổ một cuộc điều tra về tội danh « hiếp dâm và tấn công tình dục ». Tuy nhiên, ông Assange hôm qua đã kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Thụy Điển đòi hủy bỏ lệnh truy nã nói trên.
Từ một nơi không rõ là ở đâu, Assange đã trả lời tạp chí Time qua dịch vụ điện thoại Internet Skype, trong đó ông đã yêu cầu Ngoại trưởng Hillary Clinton phải từ chức, nếu đúng là bà đã ra lệnh cho các nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp bên trong Liên Hiệp Quốc.
Hoa Kỳ xét lại hệ thống liên lạc giữa các Bộ sau vụ WikiLeaks
Một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc hôm qua cho biết là chính quyền Mỹ sẽ xét lại hệ thống thông tin liên lạc giữa các bộ để tránh trái diễn việc hàng trăm ngàn tài liệu ngoại giao lọt ra bên ngoài. Về phần Bộ Ngoại giao thì cho biết đã tạm thời đình hoãn việc Lầu Năm góc tiếp cận một phần thư từ liên lạc của bộ này.
Trong khi đó, những tiết lộ của WikiLeaks tiếp tục khấy động các sứ quán trên toàn thế giới. Hôm qua, trang mạng này cho biết họ đã có được hơn 3000 tài liệu của Viện Mỹ ở Đài Loan, một cơ quan hoạt động như sứ quán ở đảo quốc này. Tuy nhiên, WikiLeaks không nói rõ là họ có sẽ công bố các tài liệu ấy hay không. Vai trò của Hoa Kỳ ở Đài Loan vẫn là một vấn đề nhạy cảm đối với Trung Quốc, vốn không công nhận đảo quốc này.
Theo một tài liệu do đại sứ Mỹ ở Séoul viết vào tháng giêng năm 2010, nhiều quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên đã đào thoát sang miền Nam, vào lúc mà miền Bắc rơi vào tình trạng nội bộ « ngày càng hỗn loạn ». Tài liệu trích thông tin từ Ngoại trưởng Hàn Quốc.
Những tài liệu do WikiLeaks phổ biến cũng cho thấy là nhiều nước Ảrập đề nghị Hoa Kỳ nên thẳng tay đối với các tù nhân Guantanamo, hoặc tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak ủng hộ việc một nhà độc tài lên cầm quyền ở Irak.
Về phần tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì được các nhà ngoại giao Mỹ mô tả như là tổng thống thân Mỹ nhất từ sau Đệ nhị Thế chiến đến nay ở Pháp, nhưng cũng là một nhân vật « rất khó đoán định », thậm chí « buồn cười ».
Hôm nay, tân Ngoại trưởng Pháp Michèle Alliot-Mairie một lần nữa lên án việc WikiLeaks phổ biến các tài liệu ngoại giao, xem đây là một hành động « hoàn toàn vô trách nhiệm ». Hôm qua, tổng thống Sarkozy cũng đã xem hành động của WikiLeaks là « vô trách nhiệm hết mức ».
.
.
.
No comments:
Post a Comment