Tuesday, December 28, 2010

HỘI THẢO GÓP Ý CHO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI 11 (3)

Tài liệu tham khảo:


(1h05’40″) Vũ Khoan (cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng):
Tôi xin phép ngồi thì nói vào micro nó to hơn, hơi vô lễ một tí, xin tha lỗi.
Trước hết tôi xin rất cám ơn các anh cho tôi là người ngoại đạo, ngoại hội mà được đến nghe như thế này thì cũng được hiểu biết rất là nhiều điều. Tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ, chủ yếu là về chiến lược thôi, cũng giống như anh Mại. Chứ còn cái chuyện cương lĩnh nó mênh mông năm bảy mươi năm nữa, không biết nó thế nào, nó ra làm sao. Thì thôi, chuyện đó mênh mông thảo luận mãi, các đồng chí cũng đã góp nhiều rồi, loanh quanh nó cũng thế thôi. Thành ra tôi tập trung vấn đề chiến lược. Thì tôi xin có mấy ý kiến thế này.
Ý kiến thứ nhất là chúng ta đã bắt đầu công nghiệp hóa từ hồi ông Trần Phương, ông đã thảo ra, tham gia từ cái Đại hội III cơ. Cho đến bây giờ như thế là 50 năm, có lẽ là một trong những nước kỷ lục về quá trình công nghiệp hóa. Tất nhiên nó phải có cái hoàn cảnh chiến tranh này khác. Thế thì bây giờ có thể hiểu là 2011-2020 là ta đến đoạn nước rút không? Như thế sẽ là 60 năm. Vậy 60 năm thế giới thay đổi rất nhiều, nước ta đã thay đổi rất nhiều.
Do đó khái niệm về công nghiệp hóa đã thay đổi hoàn toàn qua 60 năm đó. Vậy chúng ta tiếp cận cái quá trình công nghiệp hóa của chúng ta đến 2020 này đó là theo cái tiêu chí mới chứ đâu phải theo tiêu chí cũ. Nếu mà chiểu theo cái tiêu chí mới thì các anh hiểu biết hơn tôi nhưng mà qua những cái tôi đọc được thì đây là câu chuyện nó không chỉ vấn đề công nghiệp hóa, mà câu chuyện của chúng ta là hiện đại hóa đất nước trong đó công nghiệp là một cái mũi nhọn, hay là một cái nòng cốt.
Vì sao tôi nói công nghiệp hóa, … à, hiện đại hóa … là chính chứ không phải là công nghiệp hóa. Vấn đề của ta và của cả thế giới bây giờ là không chỉ vấn đề công nghiệp mà ngay như nước ta hiện nay cũng phải hiện đại hóa nông nghiệp đấy chứ vì cái nông nghiệp của ta chiếm tỷ trọng rất là cao mà hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ là vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp mà nó còn bao gồm cả những cái lĩnh vực khác như là công nghệ sinh học hay dịch vụ trong nông nghiệp. Biết bao nhiêu cái để biến cái nền nông nghiệp của chúng ta thành một cái nền nông nghiệp hiện đại. Tức là bên cạnh cái nông nghiệp đó còn có một cái lĩnh vực hiện nay nó thể hiện tính hiện đại của thế giới, là dịch vụ.
Mà dịch vụ của chúng ta rất coi thường mấy năm nay, bao nhiêu năm nay nó cứ đì đẹt như thế, mà không có chuyển biến gì cả. Đại khái vẫn 38% với chất lượng rất xấu, rất là kém. Mà thế giới đã đi rất là nhanh rồi. Hay là cái lĩnh vực nó không sản xuất như là cuộc sống hiện đại, thành phố hiện đại.
Chúng ta đi vào một cái nước gọi là có thể khoe là đã trở thành nước công nghiệp ấy. Thế nhưng mà cuộc sống cực kỳ xô bồ, thành phố thì lộn xộn. Cuộc sống chẳng hiện đại gì cả. Có những người cũng lại không hiện đại thì làm sao được. Tôi cho là quá trình sắp tới của chúng ta là quá trình hiện đại hóa đất nước, trong đó công nghiệp hóa cũng là một cái khâu nếu thích dùng cái từ đột phá thì cũng có thể dùng một cái câu như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta không có học theo Trung Quốc một cách máy móc nhưng mà người ta đưa ra bốn cái hiện đại khi bắt đầu cải cách mở cửa năm 78. Các đồng chí nhớ đấy, nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại cái gì đấy, khoa học hiện đại. Chứ Trung Quốc không dùng khái niệm “công nghiệp hóa”, hầu như không dùng. Cái này góp thì cũng góp thế thôi chứ chắc chả ai nghe đâu, chả ai thay đổi đâu. Nhưng mà tôi cũng muốn góp thử, khiêu khích các đồng chí vấn đề này. Là vì nếu sắp tới chúng ta là cả một quá trình hiện đại hóa đất nước chứ đâu phải chỉ là chúi vào công nghiệp. Đấy là một cái ý kiến.
Cái ý kiến thứ hai là mười năm tới cái nhiệm vụ,…à ờ ý kiến thứ hai là chúng ta đưa ra khái niệm rất là tù lù mù là: “cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Thế nào là cơ bản, không đâu định nghĩa được, không biết làm sao mà có thể lấy cái gì làm thước đo, mà mục tiêu nào để phấn đấu. Chúng ta cái gì không làm được thì biến thành cái chuyện “về cơ bản” hay là “một bước”. Đó là cái thủ thuật của chúng ta thường hay làm. Nhưng đây là câu chuyện mà phải rõ nó ra chứ không thể nào khác được. Đó là ý kiến thứ hai.
Ý kiến thứ ba là, 2011-2020 thì cái gì là chính đây? Tại sao tôi nói thế? Là vì chúng ta phải xử lý mấy vấn đề. Một là, xử lý cái hậu quả của cuộc khủng hoảng, mà vừa rồi chúng ta tụt xuống, năm nay là sáu phẩy bao nhiêu đấy.. năm bảy gì đấy. Thì so với tám phẩy mấy phần trăm chúng ta mới đạt được. 5,7 là chúng ta tụt xuống rồi. Lấy lại được phong độ đó chắc cũng phải vài ba năm. Như vậy là một nhiệm vụ trong 10 năm tới là lấy lại phong độ.
Cái việc thứ hai cực kỳ quan trọng mà cực kỳ phức tạp là xử lý những bất ổn vĩ mô hiện nay cực kỳ nghiêm trọng. Có thể nói trong nhiều năm tôi, không dám nói cả thời kỳ đổi mới (nhưng mà tôi cũng chưa kiểm tra lại), nhưng trong rất nhiều năm chưa bao giờ cái bất ổn vĩ mô nó nặng như bây giờ. Cái thâm hụt ngân sách là cũng… chúng ta lai rai mãi khoảng 5%, bây giờ là 6%, 7%. Bây giờ lấy lại được cái 5% cũng phải mất mấy năm chứ tôi chưa nói cái việc cân bằng ngân sách.
Thế rồi cái nhập siêu ngày càng nghiệm trọng v.v… Như thế, nhiệm vụ thứ hai là xử lý những bất ổn vĩ mô. Tôi không biết là nếu xử lý đúng cũng phải mất nhiều năm chứ không phải là một năm đâu.
Cái vấn đề thứ ba mà chúng ta phải xử lý đây, mà đại sự hơn nữa, là trong văn kiện có nói “nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ”. Vậy, 10 năm tới hoàn thành đầy đủ cái nền tảng này hay là mặc kệ cái nền đang xây mà cứ xây cái tường. Vì vậy nhiệm vụ 10 năm là củng cố cái nền tảng này để nó hoàn thiện hay là cái công nghiệp. Cái này tôi chả hiểu thế nào cả. Đấy là cái vấn đề thứ ba.
Vấn đề thứ tư, tôi cho rằng là 10 năm tới tình hình quốc tế khó khăn hơn trước rất nhiều. Khó khăn hơn trước là có mấy cái, tôi đơn cử ra thôi. Cái thứ nhất, sau khủng hoảng người ta cơ cấu lại hết cả, nó thay đổi hết cả. Tôi đồng ý với anh Lược thôi, người ta cứ đi, mình cứ bình chân như vại, thì cái thay đổi ấy nó sẽ dội vào mình rất nhiều. Mình phải ứng phó với nó thế nào? Mình chỉnh sửa thế nào? Mình thích nghi thế nào? Đấy là một cái rất là khó. Cái thứ hai khó là do cái hậu quả khủng hoảng, cái cạnh tranh tăng lên rất nhiều. Cái xu hướng bảo vệ mậu dịch thì nó tăng lên rất lớn. Trong khi đó thì ta lại phải hội nhập sâu hơn với những cái thể chế thị trường tự do ngày càng nhiều. Cái này rất là trái ngược. Hôm qua ở ASEM chúng ta đã đồng ý đàm phán cả về … BTA với EU. Thế rồi chúng ta phải thực hiện cái thị trường tự do với Trung Quốc, với Ấn Độ, với ASEAN như thế là 2015 phải tự do hoàn toàn v.v… Chúng ta đang đàm phán … (không nghe rõ) thì cái quá trình tự do hóa chúng ta chui đầu vào cái tự do hóa này thách thức rất là lớn. Đấy là cái khó thứ ba.
Cái khó thứ tư là cái nguồn vốn, nguồn vốn cũng sẽ là không phải dễ dàng như trước nữa đâu với cái giám sát tài chính như thế này. Cái thứ năm cực kỳ tôi băn khoăn rất nhiều vì tôi cũng là cái thằng làm nước ngoài cũng nhiều là một cái thay đổi thế giới là Trung Quốc …nhân tố Trung Quốc, mà chúng ta tính chưa hết, chưa đúng mức. Ngay cái chuyện dùng nhân dân tệ để thanh toán nhiều người nhìn nó một cách rất đơn giản. Biết bao nhiêu cái phức tạp. Tôi cho cái ý thứ ba của tôi là chúng ta sẽ phải thực hiện cái quá trình này trong một bối cảnh quốc tế nghặt nghèo hơn rất nhiều, phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta phải tính đến.
Ý kiến thứ tư là mô hình phát triển, là chuyện đại sự. Những cái Đại hội III, Đại hội IV, có đưa ra cái mô hình công nghiệp hóa của đất nước. Mà cái này cũng là sản phẩm của anh Trần Phương với nhiều anh khác đây. Và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, rồi Đại hội IV lại chỉnh sửa lại. Thế thì cái mô hình hiện nay trong này trình bày tôi thấy … người dân thường chưa hiểu nó như thế nào? (có tiếng xen vào: “chưa có mùi”). Ừ thì tôi chưa dám nói thế, nói thế sợ xúc phạm. (có tiếng góp ý rất nhỏ).
Đấy, cái ý của tôi trùng với ý của anh Phương vừa mới nói là chưa hình thành được mô hình phát triển. Trong văn kiện là chưa có. Cái đó là cốt lõi, câu chuyện đó là cốt lõi. Trong cái mô hình ấy nó sẽ nảy sinh những mâu thuẫn thì trong cái chiến lược này chưa nêu ra được cái mâu thuẫn đấy và phương pháp xử lý cái mâu thuẫn đó.
Tôi nói ví dụ, như giữa tăng trưởng và hiệu quả là nó mâu thuẫn nhau, tôi nói ở phạm vi vi mô thôi. Một nhà máy anh muốn hiện đại hóa nó lên hay thay đổi đi thì anh phải ngừng sản xuất, anh dỡ ra, anh sửa, anh đổi mới thiết bị, anh cũng sẽ phải chậm lại vài ba năm. Thế thì cái vĩ mô cả nước nó lại càng như thế, thế thì trong trường hợp ấy anh phải chọn lựa cái nào? Anh lấy GDP làm trọng hay chất lượng làm trọng? Trong trường hợp phải xử lý thì anh lấy cái gì làm trọng?
Tất nhiên, chúng ta cũng đồng ý có lập luận là không có tăng trưởng lấy đâu ra thế nọ thế kia. Đúng rồi. Phải cố mà tăng trưởng thật cao nhưng trong trường hợp mà không chọn lựa được thì lấy cái gì làm trọng? Cái thứ hai là giữa cái tốc độ và cái bền vững cũng lại là mâu thuẫn nhau, có những cái …(không nghe rõ) mâu thuẫn … muốn nhanh thì phải xây dựng nhiều gây ra cái môi trường đang hứng chịu đấy, bao nhiêu cái chuyện. Thì tóm lại chung quanh cái mô hình chính là trọng tâm nên suy nghĩ sửa là sửa cái này, suy nghĩ làm sao sửa này?
Cái ý kiến cuối cùng của tôi là có câu đột phá bây giờ cũng trở thành mốt. Ở nước ta rất hay là cứ có cái gì là thành mốt hết. Từ trên xuống dưới xã cũng đột phá, rồi là cả nước đột phá, 3 cái tỉnh gì đó, 9 cái đột phá thế phá thủng hết cả thế này thì chả biết là còn cái gì nữa (có tiếng cười). …9 đột phá của một tỉnh thì không biết ông đột cái gì nữa. Hôm qua trên vô tuyến tôi không nhớ nói cái tỉnh gì (nói xen: Gia Lai). Tỉnh nào? Thì thôi, thì ba cái đột phá này, nghĩa là tôi … chung quanh cái đột phá này thì tôi có mấy ý kiến.
Thứ nhất, vấn đề trình tự của ba đột phá. Tôi cứ tạm lấy ba đột phá thôi. Mặt trận tổ quốc lấy cái đột phá chống tham nhũng nữa, như bà Hoàng Xuân Sính bà có đề nghị. Nhưng tôi thấy trình tự thì nên đưa cái nguồn nhân lực lên đầu. Chứ không nên đưa nó thành thứ hai. Mà trong cái chiến lược này nếu mà đi vào cái cụ thể hóa thành cái nhiệm vụ thì đặt ra thành nhiệm vụ thứ chín, thứ chín thì nó không phù hợp. Đấy là một ý chung quanh cái nguồn nhân lực.
Ý thứ hai quanh nguồn nhân lực là không phải chỉ là vấn đề giáo dục và chuyên môn nghề nghiệp. Mà vấn đề của chúng ta là tạo nên một con người của xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp mới là quan trọng. Nó mang tính toàn diện chứ không thể chỉ là vấn đề …(không nghe rõ) đâu. Cái ý thứ ba về vấn đề nguồn nhân lực, là cái nguồn nhân lực quyết định nhất, như anh Lược nói là nhân tài. Tôi thì cho cái quan trọng nhất là lãnh đạo. Nếu không có cái tầm lãnh đạo của một nước hiện đại thì nó … với một cái thế giới như thế này thì không đơn giản.
Cái thứ tư, là nguồn nhân lực muốn xây dựng được thì anh phải mười năm sau, chiến lược sau anh mới được hưởng chứ không phải được hưởng ở cái này đâu. Bây giờ khoá chặt rồi.
Cái thứ năm xung quanh vấn đề nhân lực ấy, thì nó mênh mông như thế, thì tôi nói luôn riêng về vấn đề giáo dục thôi thì …(không nghe rõ) thì nếu mà và ba năm nữa, 2 – 3 năm nữa mà anh tranh cãi nhau như thế nào đó, anh thành một cái hệ thống, hay là nói (thôi cũng) là cái chiến lược đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục cũng đã là khó lắm rồi. Ta cãi nhau tùm lum như thế này chưa biết đi theo hướng nào? Thế tôi hiểu đến ngày hôm nay chưa biết là cái ngành giáo dục chúng ta sẽ đi theo hướng nào? Nó ra sao? Thì cái đó là khâu đột phá của đột phá rồi. Chứ nếu không bắt đầu từ cái này thì là cái gì? Giáo dục cái gì? Bằng cái gì? Ra làm sao? Bây giờ sách giáo khoa đang thử. Đừng hi vọng cái sản phẩm của cái này chúng ta được hưởng trong 10 năm tới. Mà phải 10 năm sau nữa nếu làm tốt. Đấy, chung quanh cái đột phá về giáo dục.
Cái thứ hai là vấn đề thể chế, nếu đấy cho là đột phá thì tôi cũng tán thành thôi. Nhưng thể chế ở đây không chỉ là chung quanh cái thể chế thị trường mà nó là thể chế quản trị quốc gia. Hay là chúng ta cũng nói đơn giản ra là thể chế chính trị. Thì trong cái thể chế chính trị này thì nó cũng mênh mông lắm. Thì tôi chia sẻ ý kiến của anh Nguyễn Trung là làm sao thôi cố nói mãi rồi, mấy chục năm nay rồi, là làm sao cụ thể hóa ra, thể chế hóa nó ra, Đảng lãnh đạo được thế nào? Đến đâu? Như thế nào? Nhà nước quản lý thế nào? Và nhân dân làm chủ thế nào? Cái này đưa ra khái niệm tù lù mù thế thôi. Nhưng mà cũng chưa rõ. Thành ra thể chế đây không chỉ là vấn đề kinh tế.
Thế rồi cái vấn đề tranh cãi triền miên là kinh tế nhà nước là chủ đạo, cũng là thể chế chứ gì, cũng là phần nào đó là thể chế chứ gì. Nó vừa là kinh tế, vừa là chính trị, như ở ta có cái buồn cười. Có những câu chuyện cãi nhau 15, 20 năm, đây chỗ các đồng chí đây tham gia cả: đảng viên làm kinh tế hay không, rồi bóc lột hay không bóc lột? Cãi nhau 15, 20 năm. Loanh quanh như thế. Bây giờ lại loanh quanh cái chuyện kinh tế nhà nước làm chủ đạo, lại phải mất 15, 20 năm nữa. Loay hoay thế nào, mà cuộc sống thì nó cứ đi. Đổ vỡ thì cứ đổ vỡ, tiền dân mất thì cứ mất, tranh luận cứ tranh luận. Nếu đấy … thể chế thì tôi thấy nên mở rộng khái niệm thể chế này ra chứ không chỉ quanh quanh ở đây.
Còn cái kết cấu hạ tầng thì rõ quá rồi. Kết cấu hạ tầng này rõ ràng cá nhân tôi rất là băn khoăn từ khi còn làm việc cơ, cố có ý kiến mà cũng rất là khó là bị phân tán quá mà không có trọng tâm trọng điểm. Những khâu gút của ta quyết định sự phát triển kinh tế không tập trung vào, phân tán hết tất cả. Tôi xin lỗi chứ ngay chuyện xây đường Hồ Chí Minh là cái chuyện rất đúng nếu mà để xử lý cái chuyện ách tắc ở đường số 1 và cái đoạn miền Trung. Tức là khác đi thì chưa chắc đã phải, chưa phải thời gian làm, chưa phải lúc làm. Nhưng chúng ta làm từ Pắc Pó …(không nghe rõ) tất cả. Mà khi bàn từ xây Pắc Pó thì nặng về chính trị, những cái chính trị ý nghĩa lịch sử thôi. Chứ đâu có phải ý nghĩa kinh tế.
Vừa rồi cuộc tranh luận về đường sắt cũng mênh mông như thế trong khi cái đường sắt hiện nay đáng ra phải cải tạo rất nhiều, mà chiến lược lại vẫn ghi. Thành ra cái chỗ lấy trọng tâm làm là cái khâu đột phá này thì tôi cho là thỏa đáng thôi. Vấn đề là vấn đề làm sao biết chọn được trọng tâm .
Thôi cuối cùng tôi xin một ý kiến nhỏ nữa thôi. Đúng như anh nào đã nói thì cái góp ý kiến này là xôi chấm xôi thôi. Tôi nhìn quanh quanh, tôi dự không biết bao nhiêu hội thảo lại vẫn ngần ấy ông này thôi. Tức là chúng ta nói với nhau,  cứ loãnh quanh với nhau xôi chấm xôi thế thôi. Chứ người dân tôi không biết người ta tiếp cận cái này thế nào, chứ tôi tiếp cận rất nhiều người dân, thanh niên, có ai biết đâu. Dài ngoằng ngoằng này ai đọc, ai hiểu biết gì đâu. Chả ai hiểu biết gì? Cái người mà người ta bàn ấy, người ta không hiểu biết. Không biết làm thế nào đây? Người ta không đọc vì nó dài quá, mình đọc còn nhức đầu nữa là người dân bình thường. Thế nhưng ông giải thích lại còn dài hơn.
Trên báo nhân dân các đồng chí xem những bài giải thích của đồng chí ở Nguyễn Ái Quốc ý, một ý là các ông làm một trang. Trời ơi, thế làm sao người dân hiểu được. Và những hiệu quả của những câu chuyện ấy ra làm sao?
Đại hội Đảng bộ các cấp cũng thế, họ có góp cái này nữa đâu. Tức là cuối cùng tôi xin lỗi anh Phương một câu nữa thôi ạ.
Trong cái chiến lược này thì thể hiện cái mong muốn thì rất nhiều, nhưng cái lòng mong muốn, …  , tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao, rồi mở rộng v.v… rất nhiều. Nhưng biện pháp để thực hiện cái này hầu như là không có. Trong đó có biện pháp cơ bản của bất kỳ một cái sự phát triển nào là đồng vốn thì cái này không có một cái chương nào, mục nào nói về huy động vốn cả. Ở đâu? Như thế nào? Nguồn nào? Phân bổ như thế nào? Anh Mại cũng có nói chuyện phân bổ tôi cũng chia sẻ. Cái phân bổ ở đây, cáivấn đề gọi là tiền đầu tư công đấy, bây giờ nó khủng khiếp quá. Bây giờ đầu tư công như thế trong ngân sách đã thiếu rồi, bây giờ chơi cái kiểu là trái phiếu. Đi dự vòng qua trái phiếu, cái này mới là cái chết đây này. Dùng hết thì không biết là bội chi ngân sách khủng khiếp như thế nào nữa. Thành ra cái phần biện pháp trong này là quá yếu. Mà gắn bó biện pháp cốt tử là vấn đề bốn thì lại hầu như không có. Ấy xin mạnh bạo góp một số ý kiến, cái gì mà không nên không phải thì các anh chị bỏ qua.

GS Trần Phương: Vâng xin cám ơn anh Vũ Khoan!
Mời anh Vũ Quốc Tuấn. Nhưng mà này hình như bây giờ là 10 giờ, các anh có muốn nghỉ một tí không? Rồi anh Tuấn sẽ nói. Có lẽ ta nghỉ một tí rồi anh Tuấn nói nhé! Ta nghỉ 10 phút đến 10 giờ 15’ thì ta vào (sau đó hội thảo nói chuyện riêng ồn ào và nghỉ giải lao 23 phút…)
Ta tiếp tục thôi. Kể ra là nghỉ giải lao quá mười phút. Xin mời anh Vũ Quốc Tuấn. Bây giờ ông lại đóng cái vai không phải nhà lý luận nữa, không phải nhà chiến lược nữa mà là Chủ tịch hội doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không? (có tiếng nói xen: “làng nghề”) … à “hội làng nghề”. Hai cái hội đấy mình cứ hay lẫn với nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ với làng nghề …(có tiếng bàn tán xôn xao, không nghe rõ). A, rồi rồi rồi…(có tiếng nói nhỏ chen vào).

Vũ Quốc Tuấn:
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị, tôi xin phép ngồi nói…
Trần Phương:
Vâng đúng đúng, để cho nó vào máy.

(1h49’40″) Vũ Quốc Tuấn (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cựu trợ lý của cố Thủ tướng  từ 1985 đến 1994, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề VN):
Trước tiên tôi rất là hoan nghênh các anh đã phát biểu trước. Và như thế  tức là phải nói là trong giới kinh tế chúng ta  thì ý kiến gặp nhau nhiều lắm, rất là gặp nhau, rất là nhất trí… (tiếng rất nhỏ, không nghe rõ). Tôi hy vọng như anh Việt Phương nói đó, nếu như Đảng ta Đại hội XI này đưa ra một bản nghị quyết ngắn gọn mươi, mười lăm trang nói những vấn đề …(không nghe rõ) rất biến động. Tôi cho rằng không biết là có được không? Bởi vì tôi có nghe đồng chí Tô Huy Rứa hôm qua ở Mặt trận tổ quốc VN nói đó … thì các anh chuẩn bị cái này công phu lắm, nghiêm túc lắm nghe đầy đủ tất cả mọi ý kiến, mà tiếp thu rất nghiêm túc, thì tôi sợ rằng không biết các vị có mạnh dạn mà sửa lại những cái ý kiến đã đề ra như là ý kiến của đại đa số chúng ta không?… (không nghe rõ)

Trần Phương:
Chả ai sửa đâu. Ông nói ông cứ việc nói còn người ta không sửa đâu (tiếng cười rộn lên). Không phải! Nhiều Đại hội như thế rồi (có tiếng xen vào: “vâng, chỉ có Đại hội VI…”). Nhưng mà ta nói, ta có trách nhiệm nói, ta cứ nói (Vũ Quốc Tuấn: có tính chất xây dựng, đầy đủ trách nhiệm của cán bộ đảng viên). Vâng. Chứ ông nói mà ông hy vọng người ta sửa thì không nên đâu (nhiều tiếng cười).

Vũ Quốc Tuấn :
Điều thứ nhất tôi thấy rằng là có thể nhận xét chung như thế này. Cuộc sống của dân ta hiện nay á, nó không được phản ánh vào trong các dự thảo văn kiện. Mà các dự thảo văn kiện theo tôi nó vẫn nặng về … từ cái lý thuyết, mà phần nào đó cũ kỹ, giáo điều, mà viết dài. Tức là cuộc sống của dân ta bây giờ đó, nó muôn hình muôn vẻ, rất là phong phú sôi nổi. Ta có điều kiện/(nhiều chuyện?) hết sức bức xúc thì không được phản ánh đầy đủ trong … (nghe không rõ).
Chính vì thế cho nên tôi nghĩ rằng là phải làm thế nào đưa cuộc sống vào nghị quyết. Có đưa cuộc sống vào nghị quyết như thế thì nghị quyết mới có… (không nghe rõ) mà nó phải (…) được tâm tư nguyện vọng của dân ta hiện nay. Tôi xin nói hai vấn đề thế này, nói ngắn thôi ạ.
Một là vấn đề bây giờ phải đổi mới chính trị bởi vì rằng qua một thời gian chúng ta lấy đổi mới kinh tế là chủ yếu. Có đổi mới chính trị nhưng thật ra đổi mới chính trị chưa theo kịp yêu cầu.
Mà giờ đây có chừng nào đó nó cản trở sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của dân nữa. Chính vì vậy cho nên tôi xin nhấn mạnh rằng phải nói tốt hơn, rất kỹ hơn nữa về vấn đề đổi mới chính trị. Anh Vũ Khoan có nói về đổi mới thể chế ý mà, chính là thế, nó là thể chế chính trị. Tôi đồng ý như thế. Và nó là cái gì? Chủ yếu là cái gì? Tôi xin nói thêm. Một là xác định cho rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng. Và chúng ta nói rằng Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là thế nào? Cầm quyền của ai? Ai giao cho anh cầm cái quyền đó mà anh cầm quyền?
Bây giờ có tình trạng Đảng can thiệp quá nhiều vấn đề về kinh tế, làm cho cái ông Chính phủ đôi khi ông lại ỷ lại vào sự lãnh đạo của ông Đảng.  Có nhiều chuyện đáng nhẽ ra có thể chủ động được…(nghe không rõ) lại đẩy cho Bộ chính trị. Ở dưới có thể xử lý được lại hỏi ông thủ tướng.
Đấy là một chuyện. Chuyện thứ hai đó, là Đảng can thiệp quá nhiều về việc cấp đất đai,  cho nên…(không nghe rõ) đất đai,rồi cấp tín dụng vốn, rồi thì cho vay, giãn nợ v.v… rất nhiều chuyện ông thường vụ tỉnh ủy…(đoạn này nghe không rõ). Mà ông “thường vụ tỉnh ủy” là ai? (…). Thế thì cái việc đó đảng có cần làm không?
Cách đây mấy năm Đảng (…) Bộ chính trị quyết định (…) là bắn bao nhiêu pháo hoa, mấy điểm. Tôi nghĩ rằng (…). Thế còn nhà nước, nhà nước bây giờ có thể nói cái hệ thống , bộ máy nhà nước bây giờ quá ư là cồng kềnh, hiệu lực quá kém gây rất nhiều khó khăn cho dân mình trong đó có hiệp hội làng nghề chúng tôi. Vẫn còn những cái kiểu xin cho, vẫn còn cái kiểu là … can thiệt vào những hoạt động kinh tế bằng những biện pháp hành chính. Bây giờ ví dụ thế này.
Từ những vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp, những vấn đề mà đáng lẽ có thị trường mà ta quyết định theo kinh tế thị trường thì ông lại can thiệp. Bây giờ thì tôi xin đơn cử một chuyện nhỏ thôi. Tức là bây giờ để kìm chế lạm phát ông ấy chi ra bao nhiêu tỷ đồng đó để giao cho một số doanh nghiệp để mà giữ được cái giá bán của một số sản phẩm gọi là thiết yếu để mà kìm chế lạm phát. Thì tôi nghĩ là không biết có phải như vậy không? Nếu chi như vậy thì chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho đủ bằng được mặt hàng thiết yếu để mà nó không nâng giá. Rồi thì ông ý lại bảo như thế thằng than không được tăng giá, điện không được tăng giá v.v… Thế có phải là biện pháp hành chính không? Ví dụ thế.
Thế còn cái nữa là ta, có anh đã nói rồi, tức là xã hội dân sự.. Thì cho tới bây giờ đó, thì luật về hội trải qua mười bốn lần dự thảo rồi mà tôi có tham gia khá nhiều lần, chị Lan có tham gia, nhưng mà chưa hình thành được. Bởi vì vẫn còn tư duy sợ xã hội dân sự, thực sự là như vậy (có tiếng nói xen: cái tư duy “muốn quản”). Tức là cái tư duy cái nhà nước muốn quản. Không! Chính vì sợ cho nên muốn quản chứ nếu mà không sợ dân thì việc gì quản. Mà quản cái gì thôi chứ. Tôi không nói dài vào chuyện này. Tôi chỉ xin nói thế thôi.
Chính vì thế cho nên á, là làm thế nào có hai chuyện chủ yếu về chính trị. Một, là tách bạch cái sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của nhà nước. Đảng đừng can thiệp vào việc của nhà nước. Vì thực tế là can thiệp nhiều, nhưng mà không chịu trách nhiệm. Ấy, nó “hay” ở chỗ đó. Can thiệp nhiều, ra nhiều quyết định nhưng không chịu trách nhiệm. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai, nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động của thị trường, hoạt động doanh nghiệp, mà nhà nước làm cái gì mà nhà nước cần thì thôi. Đó là vấn đề thứ nhất tôi xin phát biểu.
Vấn đề thứ hai liên quan doanh nghiệp thì xin nói thế này: văn bản dự thảo, các văn bản này, thì nói về vấn đề môi trường kinh doanh và doanh nghiệp, môi trường bình đẳng của doanh nghiệp, quá ư là sơ sài. Không thấy rằng hiện nay trong thực tế các doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh như chúng ta thường nói, là bị áp chế/(thuế?) rất nhiều. Trong khi đó, thì ông ấy ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước, thì phải chăng đây vẫn là chuyện xuất phát từ tư duy công hữu tư liệu sản xuất khi mà hoàn thành chủ nghĩa xã hội, không còn tư nhân nữa, có phải thế không? Không biết bao nhiêu năm hoàn thành cái đó thì không rõ. Nhưng hiện nay mà nói thì ông ý còn kỳ thị cái kinh tế tư nhân rất nặng nề. Đồng thời vẫn ưu ái, coi doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vẫn là được ưu ái. Thế thì phải nói ngay từ chỗ khái niệm đó, kinh tế nhà nước là chủ đạo cũng không rõ ràng gì cả. Đồng thời ông doanh nghiệp nhà nước dựa vào cái thế đó mà duy trì vai trò chủ đạo của mình. Và được ưu ái đủ mọi thứ. Thế thì cái tệ hại nó ra làm sao? … nó thế nào? Chúng ta đều biết cả, không nhầm lẫn phải không ạ? Chừng nào còn những cái chủ đạo ấy thì nền kinh tế … thứ nhất á, về mặt chính trị mà nói là không phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để đầu tư vào kinh tế. Bởi vì ba nguồn lực ông phân cho nhà nước rồi còn đâu tư nhân nữa.
Mà tôi xin mở ngoặc luôn cái khái niệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được Đại hội IX nhấn rất mạnh. Nhưng đến Đại hội này, văn kiện này nói quá nhẹ. Nói về kinh tế tư nhân thì như thế là cũng trong văn kiện Đại hội XI này, dự thảo về văn kiện này, thì nói kinh tế tư nhân có bước thụt lùi so với Đại hội IX, so với văn kiện của Đại hội X. Vì ông có một câu mà (…) tức là phát triển mạnh kinh tế tư nhân hoặc kinh tế tư nhân là một động lực phát triển kinh tế. Một động lực là quá yếu.
Nhưng mà trước đó, Đại hội IX, văn kiện Đại hội X đã từng nói rằng phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi, không hạn chế về qui mô trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, có lợi cho kinh tế quốc dân, thế thì đậm đà quá chứ gì. Kỳ này ông nói không đậm đà gì cả. Vì vậy cho nên chúng tôi đề nghị có lẽ cái điểm đó là phải bổ sung thêm kỹ hơn vì rằng là người ta cũng chưa hiểu cái kinh tế tư nhân … thực ra mà nói nó gồm cả kinh tế tư bản tư nhân. Ta đó … Đồng thời gồm cả bốn nhiệm vụ, kinh doanh cá thể, anh ạ, cái lực lượng lớn lắm chứ. Bốn triệu hộ mà, đùa đâu … nhưng ông chỉ sợ hình thành giai cấp, đấu tranh giai cấp, phá bỏ v.v… Thì chính cái đó gây cho nhân doanh chúng ta một cái gọi là mặc cảm và lo ngại. Ông nói thế thôi, ông vỗ béo tôi chúng em rồi ông ăn thịt đấy …  thì rất nguy hiểm, làm thế nào phát huy sức mạnh dân tộc được? Làm thế nào phát huy sức mạnh toàn dân làm kinh tế được? Thế thì muốn xóa bỏ cái bất bình đẳng trong kinh doanh đó, giữa các doanh nghiệp thì chúng ta đã có luật doanh nghiệp năm 2005 rồi. Nhưng mà trong tư duy, trong thực tế mà nói thì vẫn còn rất nhiều bất bình đẳng.
Chính vì thế cho nên theo tôi là phải hạ ưu thế bớt cái đầu tư của nhà nước vào phát triển, khuyến khích mạnh hơn nữa cái đầu tư của tư nhân của dân vào phát triển. Và trong thực tế xóa bỏ tất cả những bất bình đẳng trong kinh doanh để mà các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Nếu còn không bình đẳng thì làm gì có cạnh tranh. Xin hết!

Trần Phương:
Đồng chí nào phát biểu nữa. Mời anh Thiên.

(2 giờ 2′) PGS-TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN):
Kính thưa đồng chí Trần Phương, kính thưa tất cả các anh các chị. Tôi cũng xin phát biểu mấy ý thế này.  Hôm qua Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật cũng có làm mấy cuộc như thế này, có nhiều ý kiến. Hội khoa học kinh tế phải tham gia dưới góc của mình, cũng phải có ý kiến. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là câu chuyện mà nó gắn với đường lối lớn. Nhất là cái cương lĩnh định hướng cho một cái công cuộc phát triển. Cái chiến lược là 10 năm. Nhưng đây là cái dịp để chúng ta có thể nói là định vị lại cái cách đi của mình. Đặt ra cái sửa … cương lĩnh là vấn đề nó nghiêm trọng, bàn đến việc gì mà nó đúng cái như vậy. Nếu không lại cứ ì ì ì ì. Đây là cái việc mà tôi nghĩ rằng nên tiếp cận theo cái cách như vậy.
Xin lỗi, tầng thứ hai là tầng chiến lược 10 năm. Mười năm cũng là mười năm có thể nói đến cái lúc sau 25 năm đổi mới, 10 năm nay là cuộc chơi khác rồi. Nó xoay triển như thế nào? Đặt lên cái tầng kế hoạch 5 năm là cái báo cáo chính trị, 5 năm. Thì 5 năm làm cái gì? Như thế có rõ không? Được chưa? Tôi nghĩ là nó theo tuyến như vậy. Thế thì ở đây, theo cái thời gian vừa phải như vậy thì tôi cũng có xin mấy cái ý như thế này.
Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề lớn trong chọn đường lối phát triển, cách phát triển, thì tôi nghĩ rằng là đến cái thời điểm này nhìn 20 năm nó có cái việc thế này. Hôm qua tôi cũng có phát biểu trên hội nghị Liên hiệp hội nhưng hôm nay muốn nói rõ hơn là thế này. Có lẽ trong 25 năm vừa rồi, cái điều chúng ta đạt được quan trọng nhất là thị trường, là chuyển sang thị trường chứ không phải cứ cái định hướngXHCN. Bây giờ phải nhìn nhận thẳng thắn như vậy. Thế thì đến bây giờ chúng ta nhìn lại cái công thức phát triển ấy là kinh tế thị trường định hướngXHCN, là nên được hiểu thế nào cho nó rõ ràng? Nếu không nó không minh bạch chỗ này, không rõ ràng chỗ này thì có thể cái đoạn đi tới của ta là gặp vấn đề. Thì tôi có mấy ý thế này. Có lẽ là mấy cái điểm không rõ ràng về mặt khái niệm, mà cái khái niệm này là khái niệm cơ bản để thiết kế ra cái đường lối phát triển. Đây là thời điểm mà tôi nghĩ rằng bàn cương lĩnh là bàn đến khái niệm lớn những cái định hướng lớn cho một đường lối phát triển thì tôi thấy mấy cái điểm chưa rõ ràng là thế này.
Thứ nhất chúng ta đều biết đó là định hướng XHCN, nói thế thôi nhưng mà XHCN này chưa được định nghĩa cho rõ được bởi vì nó gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Thế còn định hướng XHCN mà nó gắn với thị trường là không rõ. Mà cho đến bây giờ chúng ta bàn cứ né tránh cái chuyện bàn (…) trong điều kiện bình thường, là cũng ngại bàn lắm. Về mặt chính thức là ngại bàn lắm. Các nhà khoa học cấp tiến là muốn xông vào bàn nhưng mà cũng không được. Cái thứ hai gắn với định hướng XHCN có một khái niệm nó rất thiết thân mà chúng ta bàn rất nhiều. Đấy là thế nào là một lực lượng kinh tế chủ đạo trong điều kiện thị trường.
Ngày xưa, toàn là sở hữu nhà nước, toàn là quốc doanh thì đương nhiên nó là chủ đạo, khỏi phải bàn. Nhưng mà đến lúc đụng vào nguyên lý thị trường một cái thì chúng ta thấy là lập tức cái vấn đề chủ đạo là nó có vấn đề. Khái niệm chủ đạo là nó có vấn đề nhưng mà chúng ta chưa bao giờ bàn cái chuyện này cho nó một cách sòng phẳng về mặt khoa học. Mà tôi cho rằng đây là hai cái khái niệm quyết định một cái cách phát triển gắn với một cái rô-to, cơ bản là chuyển sang kinh tế thị trường mà tất cả chúng ta, Đảng cộng sản, thừa nhận đấy là lựa chọn đúng.
Và tôi cho là toàn bộ những hiệu quả phát triển hiện nay có vấn đề là nó gắn trong cái tổ hợp này. Sự không tường minh về khái niệm, cơ bản, khái niệm cơ bản là nó làm chúng ta không thể nào rõ ràng được về mặt cơ chế.  Nó làm chúng ta không thể nào làm được về cơ chế. Đến cái khái niệm khác, tôi xin nói là khái niệm ví dụ như là nhà nước pháp quyền… tôi cho là khái niệm lớn của phát triển như hôm nay là ý của anh Khoan nói về hiện đại hóa đất nước, tôi rất đồng ý. Những khái niệm lớn của loài người là dân chủ, là nhà nước pháp quyền, là xã hội dân sự mà chúng ta rất ngại bàn đến. Chúng ta cứ tiếp cận từng bước một từng bước một. Và chúng ta đang hướng đi sau. Tiếp cận nhưng mà theo cái kiểu không muốn tiếp cận nó chứ không phải là  … Đây là tôi muốn nói cái minh bạch thái độ đối với những lập trường.
Những xã hội phương Tây ngày xưa nó phát triển mà tên nó gọi là ngôn ngữ nhân loại của loài người như cách mạng Pháp người ta chỉ bàn tới khái niệm cơ bản bình đẳng, tự do bác ái, các thứ. Mà Bác Hồ, tôi nghĩ đi tiếp thu những cái ấy, khuân về Việt Nam những cái thứ ấy. Nhưng cho đến bây giờ những cái khái niệm đó tại thời điểm thế kỷ 21 của chúng ta vẫn rất ngại bàn, không muốn làm cho nó rạch ròi từ (…) về mặt khái niệm. Rụt rè. Và, tôi nghĩ là … theo ý kiến cá nhân của tôi, là khi mà chúng ta đưa định hướng XHCN vào, đưa cái khái niệm gọi là lực lượng chủ đạo trong kinh tế thị trường vào thì cái đấy nó hàm một cái ý tứ ở trong đấy tức là chúng ta không muốn chấp nhận thị trường, chứ không phải (…) Nó có một cái nuối tiếc, không muốn, từ từ thôi, càng chậm càng tốt. Cố gắng phanh hãm lại và như thế có lẽ rằng là cái cuộc chơi thị trường không bao giờ nó có thể phát triển.
Cho nên tôi muốn có ý đầu tiên là thế này, là đã làm cương lĩnh để mà định hướng lớn cho một dân tộc, tại cái thời điểm này, là phải rõ ràng được những khái niệm lớn, cái hướng lớn, chứ cứ chập chừng do dự thế này thì khó lắm. Bàn đi cũng không được. Hoặc chúng ta thấy là các anh các chị có nói đấy, những chuyện tù mù rất không rõ ràng. Đấy chuyện lớn cũng tù mù. Ví dụ như là “về cơ bản”, khái niệm khoa học “về cơ bản”, “về cơ bản” để làm gì? Để chúng ta không muốn chấp nhận những cái tiêu chuẩn thực. Và cái gì nữa, rồi “bước ngoặt”, chúng ta hay có những “bước ngoặt”. Ai chả biết ngoặt nhưng ngoặt thế nào? Đi thẳng không đi cứ ngoặt là thế nào. Ví dụ như vậy. Thế thì những cái chuyện như thế chúng ta nói chúng ta dùng tính từ quá nhiều, dùng những tính từ gọi như (…) đó gọi là cái tính vô hướng. Tính không vét vơ của phát triển, quá nhiều. Như thế là không rõ ràng.
Cho nên tôi nghĩ rằng bàn đúng như các anh nói thì nói cái việc này dù cái Đại hội này chưa giải quyết hay không tôi nghĩ nó vẫn cứ đặt ra với cái đất nước này. Cho nên ta họp ở đây cũng không phải chỉ vì là Đại hội có bàn hay không mặc dù tôi biết là thời gian còn quá ngắn để mà thảo luận. Trở lại cái này một cách rõ ràng nhưng mà với tư cách là một hội khoa học, tôi nghĩ rằng là ta vẫn cứ đặt ra và nên đưa ra một cách rất rõ ràng như thế này, chứ nếu không cuộc sống nó vẫn cứ phải như thế này, buộc phải trở lại khái niệm thôi. Dân chủ cộng hòa, Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập tự do hạnh phúc. Đẩy ra đẩy vào, kéo ra kéo vào thì đúng là kéo pháo vào ra Điện Biên Phủ thì nó có nhưng mà những khái niệm lớn của loài người chúng ta thể hiện thái độ phát triển như thế là tôi cho rất khó, khó thảo luận.
Cái ý thứ hai mà tôi muốn nói chúng ta là một cái nước đi sau. Một cơ hội phát triển cực kỳ lớn mà nhiều người nói và tôi rất đồng ý là cái lợi thế lớn nhất của Việt Nam bây giờ là đi sau. Muốn đi sau thì phải như thế nào? Đi sau là phải nhìn thời đại cho nó rõ ra thì mới có thể tận dụng được cái lợi thế. Chúng ta nói khoe chúng ta toàn những lợi thế tĩnh ở đâu mà đào ra bán cái là hết ngay. Trong khi đó những lợi thế cơ bản mang tính thời đại thì chúng ta quên mất. Và ở đây nó có một cái điều là muốn tận dụng được cái lợi thế lớn đó thì cái quan trọng nhất là phải định vị thời đại cho nó đúng, cho nó rõ . Ở đây có cả anh Lược và anh Hồng Hà (…) là những người (…) mấy kỳ vừa rồi. Đây là tôi biết thôi. Các anh tham dự nhiều các mặt khác … (không nghe rõ) nhau nhưng mà nó có cái câu chuyện bàn về thời đại của chúng ta đấy là vẫn tư duy trên một cái nền rất cũ của các khái niệm mà bị chính thời đại nó vượt qua.
Bây giờ thời đại 100 năm mới có cuộc khủng hoảng, nó đảo lộn cả thế giới, CNTB còn có như ngày xưa không? Phải nhìn nhận cho nó rõ chứ, CNXH nó đã có như thế rồi, chúng ta cứ cố gắng vớt vát lại, theo nghĩa như vậy. Chúng ta phải đổi mới cách nghĩ về chính CNXH chứ không phải giữ cái cách nghĩ ngày xưa. Cái thời kỳ quá độ, cái khái niệm quá độ có thể vẫn là quá độ nhưng không phải quá độ như ngày xưa. Ta không làm cái việc đó, rồi là cục diện của thế giới nó thay đổi đến tôi nghĩ là làm chiến lược là phải tính đến cục diện.
Trong cái khoản chiến lược thì tôi có nói với anh Lược cuộc đời này cuối cùng nó tóm có mấy dòng thế này thế này, bối cảnh thời đại, không rõ cục diện là thế nào cả. Mà cái cục diện đó nó hiện nay đặt ra vô cùng nhiều vấn đề với sự sống còn cho sự phát triển của đất nước này. Bàn chiến lược mấy cái câu như thế gọi là tính mô phạm như thế chứ không phải là tính định hướng. Cho một cái sự lựa chọn, một cơ hội phát triển. Thì như thế là khó.
Cái tôi muốn nói ở đây là đánh giá thế giới này nó là cái gì mà chúng ta làm cương lĩnh là chúng ta phải làm 50 năm nữa thì cái thế giới này nó thấy thế nào? Mà Việt Nam trong cái thế giới đó chứ không phải Việt Nam đang tư duy chính cái thế giới ở tại cái thời điểm này. Xu hướng thấy nói cũng lơ mơ một câu à đấy cái gọi là kinh tế tri thức, gọi là toàn cầu hóa, toàn cầu hóa bàn mấy năm mới dám chấp nhận một khái niệm chứ chưa phải là thực chất. Cục diện là không rõ, Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên là cái tình thế phát triển Việt Nam đến đây, tôi cho rằng là chúng ta cứ nói là bí mật nhiều quá cho nên bàn nó khó lắm.
Đấy là cái điểm thứ hai mà tôi muốn nói, đã là những cái lúc bàn đến cái vấn đề lớn như thế này thì những cái chuyện đó phải bàn rất là rõ ràng, minh bạch.
Tôi thấy đây là có cả anh (…) có cả anh (…) anh Võ Văn Kiệt, tôi thấy thế này, ở đây chia sẻ (…) Tức là cái nỗ lực chỉ là viết ngắn lại chứ không phải là làm cho nó rõ ra. Mà đáng ra cái chỗ này, cái chỗ tiên phong cho dân tộc phải làm rõ ra, đặt ra những vấn đề lớn đó, cho nên cố gắng chỉnh sửa cái nỗ lực cao nhất là nó ngắn lại. Thế cho nên khi mà định vị thời đại rõ là rõ … (nghe không rõ). Mình nhập cuộc rồi. Mình nhập cuộc hoàn toàn mà lại ở cái thế yếu đi sau mà lại không biết cái thế giới thế đấy nó thế nào thì làm sao phát triển được. Lúc đó biến số quốc tế là phải là biến số lớn đầu tiên ( …) của mình, chứ không phải ngoài biến số của mình.
Cái điểm cuối cùng mà tôi muốn nói nó gắn với chiến lược, thì ở đây thế này. Tôi muốn nói đó là cái chiến lược ta viết rất là khái quát, nó có mấy cái điểm mới quan trọng nhưng mà nó chung quá cho nên thực ra tính quyết chiến nó chưa được thể hiện rõ. Ví dụ thay đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi như thế nào? Tôi cho rằng tư tưởng lần này đặt ra là thay đổi nguồn tăng trưởng là một tư tưởng rất lớn. Hai mươi nhăm năm chúng ta mới nói ra (…) nhưng có nghĩa như thế nào thì nó đều đều, nó mờ mờ, đáng lẽ phải làm rõ được cái chuyện ấy. Mà chiến lược chỉ cần làm rõ cái chuyện ấy thôi (…)
Thứ hai là trong chiến lược nó có một cái mà tôi thấy để mà hành động, tức là thiết kế những cái việc để mà hành động thì lại viết nó quá ngắn gọn. Đây tôi chưa nói tư tưởng, đấy gọi là cái đột phá chiến lược. Các ý tứ chiến lược chung là nó định hướng chung thôi chứ không phải chỉ riêng để mà hành động. Nhưng mà có mấy cái điểm để mà hành động thật quyết liệt để mà nó bung ra từ đấy là nó triển khai cái lôgic tung tóe ra những việc khác. Là ba cái đột phá mà tôi thấy viết rằng thứ nhất là nó quá ngắn, thứ hai đột phá viết kiểu đấy là nó quá rộng không thể nào đột phá được.
Mười lăm năm vẫn mấy cái điểm, lần này thêm cái đột phá hạ tầng thì tất nhiên cũng có thể coi đột phá được. Nhưng thực ra đấy là món nợ của những Đại hội lần trước đưa ra là phải làm (…) nên bàn. Công nghiệp hóa mà, chưa làm thì giờ phải làm, buộc phải làm. Không làm thì không có cái nền ấy, không bay nhảy, không chạy chiếc đi đâu cả. Thế còn hai cái điểm kia là hai cái điểm chưa thấu, mà hai cái điểm ngày xưa gọi là thể chế, gọi là đột phá thể chế. Tôi hỏi đột phá thể chế là đột phá kiểu gì. Toàn bộ cái đổi mới này chỉ có là thể chế hay không, nói đột phá thể chế thì nói rõ điểm đột phá nó là cái gì? Chứ còn cấu trúc thể chế là toàn bộ đổi mới của chúng ta, là cái thể chế ấy. Nếu chúng ta đặt ra như thế thì không biết đổi mới chỗ nào. Cho nên mới tù mù. Hoặc ví dụ như là chính sách tiền tệ, thị trường tiền tệ chẳng hạn. Có phải đột phá không hay là … (không nghe rõ) nói đột phá, làm một cái nó bung ra, nó bung các thứ ra. Ví dụ như vậy, chứ còn nếu mà những cái gọi là thực thi hành động đưa ra những cái quá rộng như thế là cái định hướng nó … ,mà tôi cho rằng là chúng ta phải tư duy cũng phải nói cho rành mạch cái khái niệm đột phá cho đến bây giờ cái cách hiểu vẫn khác nhau. Cách hiểu khác nhau. Có lẽ chúng ta cũng phải làm nhiều nước họ đột phá rồi. Chúng ta cũng biết ở ta là cách nhìn nó khác đi.
Tôi nói ví dụ đột phá của Trung Quốc năm cái điểm, năm cái đặc khu, đó là đột phá. Vừa là thể chế, vừa là vùng. Nó tổ hợp lại thế là nó bung ra. Mà đấy là đột phá toàn bộ hệ thống cấu trúc ở trong một cái điểm. Như thế mới là đột phá. Của ta đột phá coi như là cả một cái hệ thống như này là đột phá và đột phá cái nguồn nhân lực. Tất nhiên nguồn nhân lực là quan trọng. Nhưng mà cái phát triển của con người kéo dài cả hàng trăm năm, mấy chục năm, “đột phá nguồn nhân lực” nghĩa là thế nào? Người ta phải đột phá về chương trình, ví dụ thế, đột phá vào một khâu nào đấy … nó cho nó rõ, “đột phá nhân lực” thì chả ai phản đối được cả. Nhưng mà để hành động thì tôi e rằng những khái niệm này chưa đủ để mà . .. Tôi xin phép có mấy ý kiến. Xin hết!

----------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:
.
.
.

No comments: