12:33:am 18/12/10
Tham nhũng là bệnh có tính quốc tế nhưng ở mỗi quốc gia có mức độ đậm nhạt và gay cấn khác nhau, còn vở Việt Nam thì tham nhũng là thứ bệnh trầm kha mà người dân và ngay các Đảng viên Đảng CSVN có lương tâm đều gọi đây là “quốc nạn” mà kẻ được vạch tên chỉ mặt chính xác đó là Công an tiếp đến là giáo viên và côngchức nhà nước có chức quyền.
Đây là những kết luận chính xác mà cơ quan Minh bạch Quốc tế, tổ chức chống tham nhũng toàn cầu vừa thực hiện cuộc khảo sát về tham nhũng tại Việt Nam và 85 nước khác trên thế giới. Cuộc thăm dò dư luận có tên “Phong vũ biểu chống tham nhũng toàn cầu 2010”. Khảo sát do công ty tư vấn Indochina Research, đại diện cho hãng nghiên cứu Gallup International tại Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Nhân viên nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp 1.000 người dân ở năm thành phố lớn, gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. 62 % trong số người được hỏi cho rằng tham nhũng gia tăng tại Việt Nam trong ba năm qua. Trong các lĩnh vực “cảm nhận’’ có tham nhũng, cảnh sát được cho là ngành đứng đầu tham nhũng ở Việt Nam – với 82% số người được hỏi đồng ý. Theo sau là giáo dục (67%), cán bộ nhà nước, nhân viên hành chính công (61%), và tư pháp (52%). Khảo sát cho thấy người dân tin vào lãnh đạo chính phủ, và báo chí, trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
Tại sao tham nhũng trước đây ở Việt nam cũng có nhưng là con số ít mà nay lại nở rộ như nám mùa xuân vậy?
Người ta cho rằng có mấy nguyên nhân sau đây:
Chúng ta ai cũng biết, trước đây có đến 85 % các vụ tham nhũng bị phanh phui là từ đơn tố cáo của nhân dân và được báo chí đã tìm ra hay cung cấp cho cơ quan điều tra phòng chống tham nhũng. Vì vậy xưa có câu: ” Nhân dân là tai là mắt của Đảng của cơ quan điều tra” là chính xác. Nhưng từ khi các nhà báo, những người dân, kể cả cán bộ lãnh đạo cơ quan điều tra của Bộ công an ( là tướng Quắc và hai nhà báo của Báo Thanh niên) bị bắt vì đã có công đưa ra công luận kẻ tham nhũng của bộ Giao thông vận tải có dính dáng đến một só lãnh đạo công an bảo kê thì Báo chí và những người dân chẳng khác gì con dế nghe sấm nổ bên tai đã vội chui sâu vào hang để tìm sự an toàn. Nấm tham nhũng vì vậy cứ tha hồ mà hoành hành thả sức. Vụ Vinashin, vụ ngân hàng in tiền v.v…để lại thiệt hại cho kinh tế đất nước dù đã được cơ quan thanh tra Đảng đi điều tra hàng chục lần mấy năm trời mà không tìm thấy sai sót nhưng bất thầm đổ gục với ngân sách hơn 6000 tỷ đồng thiệt hại và con tầu này đang chới với chìm, các ngân hàng vội nhẩy ra kẻo nó kéo theo cũng chết chung số phận.
Giờ thì dù Đảng và Nhà nước có rả rả kêu gọi hô hào chống tham nhũng mà không thấy ai hào hứng tham gia. Vì sao? Vì họ không phải là không muốn mà muốn thấy Đảng và Nhà nước Việt nam cần phải có một luật minh bạch cho cái quyền được tìm kiếm, phanh phui tham nhũng không giới hạn kẻ đó là ai, thuộc cơ quan nào và khi bằng chứng đưa ra roảng thì luật pháp phải trừng trị theo đúng luật không phân biệt người có chức vụ hay không.
Như cơ quan quốc tế đãkhẳng định thì ở đâu luật pháp minh bạch rõ ràng và báo chí cũng như người chống tham nhũng, người tố cáo phải có luật bảo vệ họ rõ ràng thì nơi đó tham nhũng ít kinh tế đất nước đi lên.Ở các quốc gia, những tin nào mà báo chí và công dân đã tìm ra bằng bất kỳ nguồn cung cấp nào thì họ có quyền được sử dụng tư liều bằng chứng đó. Bất kể tin đó có thể là bí mật quốc gia thì lỗi để tin lộ ra là khuyết tật, là tội của cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia chứ không có quyền truy tội hay kết tội nhà báo đưa tin này trên báo chí.
Nếu cơ quan an ninh thực sự thấy nguy hiểm cho an ninh quốc gia thì phải đến đàm phán để họ rút tin hay bán tin như bán bản quyền chứ không thể chụp mũ quy tội người tìm ra tin. Họ có quyền sử dụng tin tìm ra như người nông dân và công nhân được quyền sử dụng sản phẩm của mình làm ra, không hề sai khác. Nhiều người bức xúc nhìn thấy cảnh tham nhũng mà mình đã chứng kiến đang làm khổ đất nước nhưng do sợ không giám nói công khai mà phải giấu tên thì lại được cho là tin tố đó không giá trị thì khác nào giúp kẻ cướp không thể bị bắt? Cuộc tranh luận về tin tố giác giấu tên có hợp lệ hay không hợp lệ, đơn tố một người hay tập thể tố có giá trị hay không tại Quốc hội Việt nam vừa qua đang thu hút người dân và nhà báo xem có thể là người chống tham nhũngđược hay không?
Chúng ta đã nhận thấy ở Việt Nam mỗi khi muốn đưa nhà báo hay ai đó đi điều tra phanh phui tham nhũng có dính dáng đến cá nhân hay tổ chức nào có chức quyền thì chỉ cần quy cho tội” làm lộ bí mật quốc gia” để bịt miệng, hoặc bỏ tù, tước miếng cơm, tước bằng nghề của họ thậm chí họ có thể bị thiệt mạng. Trên cổ nhà báo dù đã có luật báo chí mà vẫn bị trảm như thường và rất dễ dàng vì các luật không ra luật đó là những thứ lệnh có thể bằng miệng hay giấy viết tay hoặc bằng một cú telephone của những ai đó như có cái quyền lớn vô cực là cho mình có quyền đứng trên luật pháp, cưỡi trêncác luật dù được hiến pháp Việt Nam quy định đã đã công khai hoá từ bao năm nay thanh văn bản. Đây là cái nguyên nhân dẫn đến không ai còn muốn tham gia chống tham nhũng như hiện nay.
Sau cùng với nhà báo thì đã có luật báo chí được nhà nước quy định thì họ đang cần được bảo vệ cái quyền đó mà không thể còn có một cái tròng nào, một cá nhân hay tổ chức nào tự cho mình có cái quyền đứng trên pháp luật để kìm chế phong toả hoặc đe doạ họ. Có như vậy báo chí mới được cởi trói nà nhà báo mới có thể tác nghiệp như người lính xung trận được. Ai có thể giúp họ làm điều đó? Ai cởi trói cho họ nếu không phải là Đảng và Nhà nước Việt Nam ? Ngày nào việc này chưa minh bạch, câu trả lời chưa có thì ngày đó tham nhũng còn có ô che chắn và càng nở rộ hơn lên.
Ngay khi đang viết bài này thì Tổng biên tập cùng hai nhà báo của mạng tin VietnamNet nhận các hình thức kỷ luật, khiển trách khác nhau khi đăng kết quả khảo cứu tham nhũng tại Việt Nam. Lý do rất đơn giản chỉ là báo này đãcho đăng lại tin mà chính nhiều báo chí trong và ngoài nước dãđăng tải với dòng: “Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng” xuất hiện trên mạng chiều 14/12 kết quả là bài báo đã bị gỡ xuống “VietNamNet đã rút bản tin này và tổ chức xử lý, kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm của Tổng biên tập và các cá nhân liên quan đến việc xử lý, đăng phát thông tin này.”Tổng biên tập của VietnamNet nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Thư ký xuất bản bị khiển trách, tin trên mạng VietnamNet cho hay. Phóng viên viết tin bị kỷ luật cảnh cáo. Và người này sẽ không được cấp thẻ nhà báo trong lần tới. Được biết phóng viên viết bài về tham nhũng có bút hiệu là Linh Thư. Vậy chống tham nhũng bằng cách gì đây khi mồm bị dán băng keo, tay bị trói, chân bị khoá và trên đầu lưỡi đao của ai đó vẫn đang giơ lên chỉ trực theo lệnh là hạ đao? Mọi người đang như chờ một cái gì đó sẽ đến chăng như một phép nhiệm mầu?
Ngày 14 tháng 12 năm 2010.
© Đàn Chim Việt
------------------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment