Dec 8th, 2010
Ngày “Cám Ơn Nước Úc”
Cuộc Hành Trình 35 Năm của Người Việt Tỵ Nạn
Cuộc Hành Trình 35 Năm của Người Việt Tỵ Nạn
Thấm thoát mà cuôc đời tỵ nạn của chúng ta đã trải qua 35 năm trường.
Chỉ mới hơn một phần tư thế kỷ thôi, mà cuộc đời của chúng ta đã có lắm đổi thay.
Khi mới tới nước Úc thì ai ai cũng lo nhào vào các hãng các xưởng mà cày túi bụi, để lo cho tương lai của mình, lo cho cha mẹ vợ con còn bỏ lại ở quê nhà.
Người nào có sức lực và yêu cuộc sống tự do, thì tìm đường đi hái trái cây, trồng rau, trồng đậu, trồng cà . . . để hít thở không khí tự do, thanh bình của đồng quê.
Ai may mắn hơn, có ít chữ nghĩa, thì đi xin việc làm với xe Tram, xe Train, xe Bus, làm thông dịch viên cho ngân hàng, làm việc văn phòng, hoặc đi học trở lại để hy vọng có một nghề khá hơn.
Ai có đầu óc thương mại thì tìm vốn mở cửa hàng tạp hóa, bán rau, trái cây, bán đồ ăn đóng hộp, bán tôm, bán cá, bán thịt. . .
Chỉ mới hơn một phần tư thế kỷ thôi, mà cuộc đời của chúng ta đã có lắm đổi thay.
Khi mới tới nước Úc thì ai ai cũng lo nhào vào các hãng các xưởng mà cày túi bụi, để lo cho tương lai của mình, lo cho cha mẹ vợ con còn bỏ lại ở quê nhà.
Người nào có sức lực và yêu cuộc sống tự do, thì tìm đường đi hái trái cây, trồng rau, trồng đậu, trồng cà . . . để hít thở không khí tự do, thanh bình của đồng quê.
Ai may mắn hơn, có ít chữ nghĩa, thì đi xin việc làm với xe Tram, xe Train, xe Bus, làm thông dịch viên cho ngân hàng, làm việc văn phòng, hoặc đi học trở lại để hy vọng có một nghề khá hơn.
Ai có đầu óc thương mại thì tìm vốn mở cửa hàng tạp hóa, bán rau, trái cây, bán đồ ăn đóng hộp, bán tôm, bán cá, bán thịt. . .
Từ năm 1986 trở đi, người tỵ nạn đã bắt đầu mua xe hơi mới, nhất là mua nhà cửa, mua shop. Chúng ta bắt đầu có Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ, Kế Toán, và đặc biệt, có cả Travel Agent để mua vé đi du lịch . . .
Tóm lại, kể từ những năm 1986, cuộc sống của dân Việt tỵ nạn tại Úc đã có phần nào . . . khuây khoả.
Cho đến nay, sau 35 năm chăm chỉ làm ăn, người Việt tỵ nạn chúng ta đã có một cuộc sống sung túc, ấm no, và cũng đầy bận rộn.
Bận rộn tới mức, chúng ta đã có rất ít thì giờ để nhớ lại chuyện xưa.
Bận rộn tới mức, chúng ta đã có rất ít thì giờ để nhớ lại chuyện xưa.
Bạn có còn thì giờ để nhớ lại lúc cải trang thành dân quê, dân chài, để ráng qua mặt bọn công an, đi tới những vùng biển xa xôi, hẻo lánh, chờ đêm khuya leo lên “Cá Nhỏ” để chèo ra “Cá lớn” hay không?
Bạn có còn thì giờ để nhớ đến cái thời mặc bộ quần áo tỵ nạn bồng bế dắt díu nhau xuống máy bay MAS, QANTAS . . . bước vào phi trường
Thứ Sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria đã tổ chức ngày “Cám Ơn Nước Úc – Cuộc Hành Trình 35 Năm của Người Việt Tỵ Nạn – Thank You Australia – 35 Years Journey, The Vietnamese Pay Tribute To Australia” tại Elizabeth Town Hall, thành phố Melbourne.
Đây là cuộc triển lãm những hình ảnh, di vật mà người Việt Tỵ Nạn đã trải qua và để lại trên con đường vượt biên tìm Tự Do.
Hình trái: Quang cảnh phỏng triển lãm “Hành Trình 35 năm” tại Elizabeth Hall, Melbourne .
Mở đầu cuộc triển lãm, ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria, đã nhắc lại những buớc đầu thật khó khăn của người tỵ nạn Việt Nam: Ngôn ngữ khác biệt, cách sống khác nhau, đi làm không biết chủ nhân nói cái gì? Nhưng cho đến hôm nay, người dân Việt tỵ nạn đã có một cuộc sống ổn định, đó là lý do của buổi tiếp tân và triển lãm ngày hôm nay: Người dân Việt Tỵ Nạn muốn cám ơn nước Úc.
Dân biểu Luke Donnellan, đại diện cho Thủ Hiến John Brumby, đã nhắc lại thời gian mới đến Úc, ông Bon chỉ là một cậu bé 12 tuổi đầu, chập chững bước vào ngưỡng cửa trường Trung Học với cái vốn liếng tiếng Anh đếm chưa qua khỏi năm đầu ngón tay, vậy mà chỉ hơn ba mươi năm sau, đã có bằng cấp Đại Học và một việc làm vững vàng với chính phủ. Cuối cùng, ông Donnellan đã đưa ra một lời nhận xét rất chí tình:
“Người ViệtNam , đại đa số đã thành công trong cuộc sống”.
Dân biểu Luke Donnellan, đại diện cho Thủ Hiến John Brumby, đã nhắc lại thời gian mới đến Úc, ông Bon chỉ là một cậu bé 12 tuổi đầu, chập chững bước vào ngưỡng cửa trường Trung Học với cái vốn liếng tiếng Anh đếm chưa qua khỏi năm đầu ngón tay, vậy mà chỉ hơn ba mươi năm sau, đã có bằng cấp Đại Học và một việc làm vững vàng với chính phủ. Cuối cùng, ông Donnellan đã đưa ra một lời nhận xét rất chí tình:
“Người Việt
Ngôi sao sáng của buổi lễ “Cám Ơn Nước Úc” là một người khách quý:
Cựu Thủ Tướng thứ 22 của Úc: Malcolm Fraser. (hình phải)
Trong Cộng Đồng chúng ta, ai ai cũng bíết tới ông, vì ông là vị Thủ Tướng đã chấp nhận định cư hàng loạt người Việt tỵ nạn vào nước Úc (ông làm Thủ Tướng từ năm 1975 tới năm 1983). Nuớc Úc trước đó, mặc dù có tham chiến bên cạnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ Tự Do cho Miền Nam Việt Nam, nhưng trên lĩnh vực đời sống, Úc là một trong những quốc gia Da Trắng kỳ thị Da Mầu (Mầu Trắng không được coi là một loại mầu sắc, chỉ có những mầu như Đen, Xanh, Đỏ, Tím, Vàng, Cam, Nâu . . . mới được gọi là mầu. Do đó, những chủng tộc nào có mầu da Đen, Đỏ, Vàng . . . được gọi là . . . Da Mầu. Còn những chủng tộc nào có mầu da Trắng, được coi là . . . Trắng, là . . . Không Mầu). Khẩu hiệu của Úc hồi đó là:
“Úc Châu là của Người Da Trắng”
“Úc Châu là của Người Da Trắng”
Trong thời Thủ Tướng Gough Whitlam, từ khi lên nắm chính quyền vào năm 1972, ông đã trở nên nổi tiếng khi đã công nhận Nữ Hoàng Anh Elizabeth II là Nữ Hoàng của Nước Úc. Khi chíến tranh Việt Nam chấm dứt, ông đã có thái độ lừng khừng, không chấp nhận người tỵ nạn vào Úc. Những sinh viên của Miền Nam Việt Nam du học tại Úc ở thời điểm 1975 đã rất sợ hãi khi chính phủ của ông Whitlam đã không phủ nhận nguồn tin là “Sẽ đem trả những du học sinh Việt Nam về Việt Nam”.
May mắn thay, vì một biến cố chính trị trong nước, đảng Lao động của ông Whitlam bị Tổng Toàn Quyền Úc, Sir John Kerr truất phế vào tháng 11 năm 1975 và bổ nhiệm ông Malcolm Fraser là người thay thế. Do đó, ông này đả trở thành vị Thủ Tướng thứ 22 của Úc. Ông Fraser cũng được nổi tiếng với câu nói bất hủ:
“Life wasn’t meant to be easy – Đừng tưởng rằng cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp”.
“Life wasn’t meant to be easy – Đừng tưởng rằng cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp”.
Đây là vị Thủ Tướng cứu tinh của người VN đã mở cửa đón nhận người tỵ nạn VN. Ông Fraser năm nay vào khoảng 80 tuổi, vẫn đi đứng vững vàng, nói năng đâu ra đó.
Mở đầu bài diễn văn, cựu Thủ Tướng Fraser cám ơn cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã còn nhớ đến ông và mời ông đến chủ tọa buổi lễ “Cám ơn nước Úc và triển lãm hình ảnh tỵ nạn”.
Trở về thời điểm nhận người tỵ nạn từ năm 1976, ông cho rằng, đó là một quyết định rất khó khăn trong hoàn cảnh chính trị và xã hội của nước Úc. Tuy nhiên, ông và chính quyền Tự Do đã lựa chọn công việc phải làm và cho đến nay, ông vẫn cho rằng đó là một quyết định đúng, một chính sách di dân đáng làm và đã thành công. Sự thành công này một phần do chính phủ nhưng phần lớn là do chính người Việt Tỵ Nạn đã tạo nên.
Sau khi chấm dứt bài diễn văn, nhận thấy rất nhiều đồng bào muốn nói lời cám ơn với ông, nên ông và Cộng Đồng Nguời Việt Tự Do đã đồng ý mời bất cứ ai muốn nói vài lời hoặc đặt câu hỏi với ông.
Đại diện cho bán tuần báo Việt Luận đặt ba câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất:
“Khi quyết định nhận người Tỵ Nạn ViệtNam chúng tôi vào định cư tại Úc, ông đã căn cứ trên nguyên tắc nhân đạo hay chính trị?”
“Khi quyết định nhận người Tỵ Nạn Việt
Câu hỏi thứ hai và thứ ba:
“Khi nhận người Tỵ Nạn chúng tôi vào Úc, ông đã hy vọng ở chúng tôi điều gỉ?”
“Và cho đến nay, theo ông, người Việt chúng tôi đã làm được đúng như kỳ vọng của ông hay chưa?”
“Khi nhận người Tỵ Nạn chúng tôi vào Úc, ông đã hy vọng ở chúng tôi điều gỉ?”
“Và cho đến nay, theo ông, người Việt chúng tôi đã làm được đúng như kỳ vọng của ông hay chưa?”
Quan khách hiện diện đã tỏ ra thích thú về câu hỏi của Việt Luận, nên đã cười vui và vỗ tay cổ võ rất hào hứng.
Ông Fraser đã trả lời như sau:
“Khi quyết định nhận người Tỵ Nạn Việt Nam, tôi đã căn cứ trên nhiều điểm, bao gồm cả những yếu tố về nhân đạo và chính trị. Nhưng yếu tố quan trọng để tôi quyết định là vấn đề “Moral obligation – Trách nhiệm về luân lý”. Nước Úc đã đồng ý với ý niệm bảo vệ tự do của qúy vị, đã gởi quân đội tới trợ giúp quý vị, nay quý vị bị mất nước, phải bỏ xứ đi tỵ nạn, chúng tôi đâu có thể làm ngơ được! Hơn nữa, Úc là một quốc gia giầu mạnh, quý vị đang khổ cực, đang tìm đất sống, tìm cuộc sống tự do, chúng tôi đâu có thể từ chối được.”
“Khi nhận người Tỵ Nạn Việt Nam vào Úc, tôi chỉ hy vọng họ sống được, giống như những cộng đồng Ý, Hy Lạp, Nam Tư đã di dân vào Úc sau Thế Chiến Thứ Hai. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng, người Tỵ Nạn ViệtNam đã làm được hơn thế nữa.”
Ông còn thêm một cách dí dỏm rằng:
Để tôi kể cho quý vị và ông phóng viên báo “Vietnamese Herald” Việt Luận nghe một câu chuyện lý thú như sau:
“Khi quyết định nhận người Tỵ Nạn Việt Nam, tôi đã căn cứ trên nhiều điểm, bao gồm cả những yếu tố về nhân đạo và chính trị. Nhưng yếu tố quan trọng để tôi quyết định là vấn đề “Moral obligation – Trách nhiệm về luân lý”. Nước Úc đã đồng ý với ý niệm bảo vệ tự do của qúy vị, đã gởi quân đội tới trợ giúp quý vị, nay quý vị bị mất nước, phải bỏ xứ đi tỵ nạn, chúng tôi đâu có thể làm ngơ được! Hơn nữa, Úc là một quốc gia giầu mạnh, quý vị đang khổ cực, đang tìm đất sống, tìm cuộc sống tự do, chúng tôi đâu có thể từ chối được.”
“Khi nhận người Tỵ Nạn Việt Nam vào Úc, tôi chỉ hy vọng họ sống được, giống như những cộng đồng Ý, Hy Lạp, Nam Tư đã di dân vào Úc sau Thế Chiến Thứ Hai. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng, người Tỵ Nạn Việt
Ông còn thêm một cách dí dỏm rằng:
Để tôi kể cho quý vị và ông phóng viên báo “Vietnamese Herald” Việt Luận nghe một câu chuyện lý thú như sau:
Khoảng vài năm trước đây, tôi có được mời đi thăm các chiến sĩ Úc đang tham chiến ở Irak. Sau những lễ nghi phải làm, tôi đi vòng chung quanh khu đóng quân của các binh sĩ Úc, nhưng không tin rằng mình sẽ tìm ra một người nào quen biết ở đây.
Bất ngờ, có một nguời lính Úc mặc quân phục không quân, có làn da Á Châu, buớc tới chào tôi. Tôi chào lại, nhưng rất ngạc nhiên, vì tôi không biết người lính này là ai cả. Có lẽ nhìn thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, nên người lính này đã vui vẻ giải thích:
“Thưa ông, ông đang ngạc nhiên, không biết tôi là ai, phải không?
Tôi xin thưa, tôi là một trong những người Tỵ Nạn ViệtNam đã được ông chấp nhận cho định cư tại Úc. Tôi tới Úc trên tay mẹ tôi (I came to Australia on my mum’s arm), tôi đã được nuôi sống, học hành tại xứ Úc.
Khi tôi lớn lên, tôi đã muốn làm một điều gì đó cho nước Úc, để đáp lại cái ân tình ngày xưa.
And here I am, I am now an Australian Pilot, I serve Australia the same way your Australian soldiers serving their country, came to Vietnam to help us in the past”
(Và tôi đây, tôi hiện là một phi công Úc, tôi phục vụ đất nước Úc như những quân nhân Úc phục vụ đất nước của họ ngày trước, đã đến quê hương Việt nam trợ giúp chúng tôi.)
Bất ngờ, có một nguời lính Úc mặc quân phục không quân, có làn da Á Châu, buớc tới chào tôi. Tôi chào lại, nhưng rất ngạc nhiên, vì tôi không biết người lính này là ai cả. Có lẽ nhìn thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, nên người lính này đã vui vẻ giải thích:
“Thưa ông, ông đang ngạc nhiên, không biết tôi là ai, phải không?
Tôi xin thưa, tôi là một trong những người Tỵ Nạn Việt
Khi tôi lớn lên, tôi đã muốn làm một điều gì đó cho nước Úc, để đáp lại cái ân tình ngày xưa.
And here I am, I am now an Australian Pilot, I serve Australia the same way your Australian soldiers serving their country, came to Vietnam to help us in the past”
(Và tôi đây, tôi hiện là một phi công Úc, tôi phục vụ đất nước Úc như những quân nhân Úc phục vụ đất nước của họ ngày trước, đã đến quê hương Việt nam trợ giúp chúng tôi.)
Kể xong câu chuyện thật cảm động này, ông đã quay lại người phóng viên báo Việt Luận mà nói:
“What else can I expect from your Vietnamese boatpeople?It’s more than I expected, man!”
Tạm dịch là: Thật quá mức trông đợi của chúng tôi.Tất cả hội trường đã vỗ tay vang dội hưởng ứng câu trả lời quá hay và đầy đủ ý nghĩa của ông Fraser.
“What else can I expect from your Vietnamese boatpeople?It’s more than I expected, man!”
Tạm dịch là: Thật quá mức trông đợi của chúng tôi.Tất cả hội trường đã vỗ tay vang dội hưởng ứng câu trả lời quá hay và đầy đủ ý nghĩa của ông Fraser.
Sau đó, ban tổ chức đã giới thiệu ông Lưu Tường Quang lên giới thiệu về cuốn sách “Tales From A Mountain City” của cô Quỳnh Đào và chính cô Quỳnh cũng đã lên khán đài để giới thiệu cuốn sách của cô, đánh dấu 35 năm tỵ nạn của người Việt Nam.
Kết thúc buổi lễ, ông Fraser đã cắt băng khai mạc cuộc triển lãm về hình ảnh và di vật của người tỵ nạn Việt Nam trên đường vượt biên tìm Tự Do. Rất nhiều di vật của những người tỵ nạn không được may mắn như chúng ta, đã bỏ xác trên biển khơi hoặc ngay tại trại tỵ nạn, đã có hình ảnh của những cô gái trẻ bị hải tặc Thái Lan bắt đi mất, đến nay vẫn chưa tìm được xác hoặc nghe được bất cứ tin tức gì của những cô gái đáng thương này.
Quan khách và đồng bào đã kéo tới rất đông để xem triển lãm, rất nhiều trường Tiểu học và Trung học đã đưa học sinh tới xem cuộc trỉển lãm này.
Vì ông Fraser và đảng Tự Do đã góp phần vào cuộc định cư của người Việt Tỵ Nạn, nên đã có rất nhiều người Việt Nam bỏ phiểu cho đảng Tự Do trong các cuộc bầu cử Tiểu Bang cũng như Liên Bang của Úc.
.
.
.
No comments:
Post a Comment