Thursday, December 16, 2010

BÌNH LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG (GS Tương Lai/BBC)

BBC
Cập nhật: 15:21 GMT - thứ năm, 16 tháng 12, 2010

Vài tuần trước Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Asahi Shimbun của Nhật vừa đưa tin nêu ra dự thảo nhân sự về bốn chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước tại Việt Nam.
Theo nguồn tin này, dự kiến ông Nguyễn Phú Trọng, ‘một nhân vật thân Trung Quốc’ sẽ lên làm Tổng Bí thư Đảng, ông Trương Tấn Sang, có thể sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.

Nhưng Giáo sư Tương Lai, một nhà bình luận thời sự từ TP. HCM cho rằng Đại hội Đảng chỉ có ý nghĩa nếu tạo được thay đổi về cơ chế.
Trả lời BBC qua điện thoại hôm 16/12/2010, Giáo sư Tương Lai nói thiếu vắng thay đổi về nhân sự là điều không đáp ứng được đòi hỏi của thời cuộc vì trong một thế giới đầy biến động thì “chuẩn mực chính là sự thay đổi”.


Giáo sư Tương Lai : Thay đổi là hằng số thời đại chúng ta đang chấp nhận. Hồi ông Obama lên cầm quyền tôi có viết bài về Hiện tượng Obama nói về sự chấp nhận đổi mới. Nước Mỹ chấp nhận một người da đen lên làm tổng thống. Dư luận đòi hỏi đổi mới nhu cầu của thời đại, và không chỉ ở nước Mỹ. Trên tinh thần đó tôi chờ đợi sự đổi mới như một bước đột phá để đưa dân tộc đi lên. Phải mong vào các nhân vật mới, gương mặt mới.
Thế nhưng đấy là về lý thuyết thôi, vì nếu vẫn cơ chế này, vẫn cung cách bầu bán như thế, thì không mong gì có cái mới cả. Lúc sinh thời ông Võ Văn Kiệt, hồi chuẩn bị cho Đại Hội X thì đã tìm mọi cách kiến nghị đòi đổi mới về đường lối nhân sự. Ông Nguyễn Văn An, nguyên Trưởng Ban Tổ chức TW, Chủ tịch Quốc hội, một Chủ tịch Quốc hội có đổi mới, làm Quốc hội có khởi sắc lên một chút, ông đã phát biểu phản ánh một tâm trạng chung của quần chúng nhân dân [về cải cách hệ thống].

BBC: Những gì ông Nguyễn Văn An đưa ra trên VietnamNet nói cần chuyển nguyên tắc tập trung dân chủ và thực diện dân chủ trong Đảng, theo Giáo sư thì điều có khả thi không?
Giáo sư Tương Lai : Tôi thấy khó khả thi vì đó phải là quá trình tiến hành từ cấp cơ sở lên, còn bây giờ chỉ một hai tuần nữa đến ĐH thì ý kiến của ông An đưa ra chỉ phản ánh là một nguyện vọng thôi. Mọi sự về nhân sự thì đã chuẩn bị hết cả rồi. Đòi hỏi tranh cử, đưa nhân tố mới thì không được vì từ lâu đã là một cơ chế cứng nhắc lắm rồi. Đương nhiên nếu có một đột phá tại Đại hội, phá cơ chế cũ đi thì là đại phúc cho dân tộc.

BBC: Bài báo Nhật nói ông Nguyễn Phú Trọng là người thân Trung Quốc, điều này GS bình luận ra sao, liệu có ‘oan’ cho ông Trọng hay không?
Giáo sư Tương Lai : Ông Trương Tấn Sang (ngoài cùng bên trái) bị cho là có ít kinh nghiệm quốc tế
Tôi không biết rõ lắm nhưng công chúng, dư luận có vài điểm hơi băn khoăn. Ví dụ có lần ông nói là không đưa ra Quốc hội bàn vì “tình hình Biển Đông không có gì mới”, cho nên Quốc hội không thảo luận. Từ câu nói của ông mà người ta suy ra, không biết suy có đúng hay không. Đánh giá chính khách thì phải căn cứ vào tính cách, và việc làm. Tôi chỉ biết có bình luận như thế.

BBC:Còn về ông Trương Tấn Sang, người dự kiến sẽ làm Chủ tịch nước, ông là nhân vật mà kinh nghiệm quốc tế có vẻ ít?
Giáo sư Tương Lai : Tôi không hiểu về nhân vật này lắm vì ông Sang chuyên trách về công tác Đảng. Nhưng trong cơ chế các nước XHCN thì chỉ trong bộ ba, bộ tứ họ phân công nhau, ông nào ngồi vào ghế nào thì tự khắc lại có chuyên viên họ làm giúp cho, các ông chỉ điều hành thôi. Điều đó tôi cũng không thắc mắc.
Điều tôi khát khao nhất, mong muốn nhất là có các nhân tố mới, chứng tỏ Đảng đang Đổi mới.
Như ông Hồ Chí Minh yêu cầu là Chỉnh đốn Đảng, đây là nhiệm vụ đầu tiên. Không chỉnh đốn Đảng thì mọi việc khác khó mà giải quyết được. Vừa qua, về vấn đề này chưa thấy có biểu hiện gì đáng kể. Còn về kinh nghiệm quốc tế của ông Sang thi tôi làm sao biết được.

BBC:Còn ông Nguyễn Tấn Dũng dù bị phê phán nhiều nhưng vẫn giữ được chức thủ tướng, vì dù sao cũng được coi là nhân vật sáng giá hơn, vậy từ trong nước, Giáo sư nghĩ sao về ông Dũng?
Giáo sư Tương Lai : Vừa qua, ông Dũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong việc điều hành kinh tế. Bởi vì trong một nước thời đại phát triển kinh tế thì ông Thủ tướng bao giờ cũng là người đứng đầu sóng ngọn gió. Vừa qua, có hai mặt: một là vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, qua các hội nghị ASEM, APEC, vai trò của Việt Nam được tăng cường trên trường quốc. Đấy cũng là một thành tựu chung của chính phủ nói chung và cá nhân ông Dũng nói riêng. Nhưng bên cạnh đó những vấn đề như Vinashin thì trách nhiệm rõ quá rồi.
Nhưng theo tôi, vấn đề bauxite đến giờ tôi cũng không hiểu vì lý do gì, vì ràng buộc gì mà dư luận trong nước quyết liệt đến thế mà người ta vẫn cố làm cho bằng được bauxite.
Nhưng đổ hết trách nhiệm cho ông Dũng thì có đúng không? Một mình ông Dũng làm sao làm nổi cái đó.
.
.
.

No comments: