Tổng thống Obama, hãy áp lực vào Trung Quốc
Wei Jingsheng, The New York Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
30.12.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2541
WASHINGTON - Tuần trước, một nhà cải cách ôn hoà tại Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba, đã bị chính phủ Trung Quốc kết án 11 năm tù chỉ vì các hoạt động tổ chức và ký một thỉnh nguyện thư, Hiến chương 08, nhằm kêu gọi cải cách chính trị và các quyền căn bản cho con người mà đa số nhân loại thế giới đã được hưởng.
Thông điệp này đã rõ ràng cho tất cả những ai muốn tìm kiếm sự kiềm chế từ một nước Trung Quốc vừa lên ngôi quyền lực hiện đang ngồi chễm chệ, nổi bật tại các bàn thương nghị về chính trị toàn cầu. Bởi vì quý vị đã gây ồn ào về cuộc phóng thích Lưu sau khi chúng tôi bắt giữ y, chúng tôi sẽ trừng phạt y thậm chí còn nặng nề hơn. Chẳng có một giới hạn không chắc chắn nào sẽ giúp cho quý vị hiểu được rằng không phải chúng tôi chỉ không đếm xỉa đến những gì quý vị quan tâm mà thực ra là chúng tôikhông bị bắt buộc phải quan tâm đến những điều ấy.
Dù trong số khoảng hai chục người được phép quan sát “phiên tòa công khai”, có mặt các nhà ngoại Đức và Úc, nhưng cái thực tế của việc không có ai từ Đại sứ quán Mỹ được phép đến quan sát nên được xem như một lời thách thức đặc biệt công khai và rõ ràng đến Hoa Kỳ.
Người Trung Quốc chúng tôi quá quen với lối kiêu ngạo độc đoán này.
Trong thời đại của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, khi tôi bị bắt giam 15 năm vì “tội ác ghê tởm " đã dán những bích chương trên tường, chính phủ Trung Quốc cũng đã đối xử với dư luận quốc tế cùng một thái độ như thế này. Nếu nhân dân Trung Quốc được thấy chính phủ thản nhiên bác bỏ những quan tâm của những người nước ngoài có thế lực, nếu họ hiểu được những nguyên nhân bên trong từ Đảng Cộng sản cầm quyền, họ cũng sẽ thấy mình không còn lựa chọn nào khác hơn là phải cam chịu cái thẩm quyền hống hách của chính phủ.
Đến thời đại của Đặng tiểu Bình đã có một số thay đổi. Trong nỗ lực để giảm bớt áp lực quốc tế và phát triển kinh tế trong điều kiện được thuận lợi về thương mại từ Hoa Kỳ, chế độ của Trung Quốc đã nhún nhường. Và chính trong một số các hành động khác mà tôi đã được thả ra khỏi nhà tù, trục xuất qua Mỹ. Điều đó dẫn đến một sự phản đối mạnh mẽ từ những người chủ trương cứng rắn bên trong Đảng bất chấp thực tế là trải qua thời gian, chính thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹđã là phần lớn nhiên liệu cho sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng nền thịnh vượng của đất nước mình khiến họ có thể xuất hiện như một người tham dự vào trong lịch sử thế giới chính bởi vì uy tín của Mỹ đã bị suy yếu do cuộc chiến Iraq và khủng hoảng tài chính gần đây, và do vậy, những người chủ trương cứng rắn lại có thể dành được thế thượng phong một lần nữa.
Chắc chắn có một số sự thật trong nhận xét cho rằng sự kiêu ngạo được hồi sinh của họ có được chính từ vai trò Trung quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Quả đúng đây là một trong những lý do khiến giới lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy thoải mái để xúc phạm đến Tổng thống Barack Obama, như họ đã từng xúc phạm như thế trong chuyến thăm Trung Quốc của ông, khi họ bưng bít thông tin truyền tải bài phát biểu với công chúng của ông, và khi họ gửi các quan chức cấp thấp đến để thương lượng với ông tại Copenhagen trong cuộc hội đàm về khí hậu, mãi cho đến phút cuối Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đến tham dự.
Sự việc bẽ mặt Tổng thống Obama không phải là chuyện có tính cá nhân. Sự việc này đã được dung để đánh dấu sức mạnh của Trung Quốc trên sân khấu thế giới. Nhưng quan trọng hơn, như dưới triều đại Mao và Đặng, đứng được ngang hàng với siêu quyền lực Hoa Kỳ có nghĩa là ngăn chặn được nạn đối lập trong nội bộ đang tăng trưởng và thị uy được với người dân Trung quốc không chịu yên ổn quy phục dưới chế độ độc tài độc đảng. Điều này đặc biệt quan trọng vì nền dân chủ rộng lớn tại Trung Quốc sẽ phơi bày ra những khó khăn về kinh tế của mình.
Tổng thống Obama sẽ đáp trả với thách thức này như thế nào không phải chỉ là vấn đề danh dự và vị trí của riêng ông mà còn là nội dung của sự bảo vệ đến giá trị hệ thống dân chủ của phương Tây đối với sự thách thức đến phẩm chất lãnh đạo trong thế kỷ 21.
Trường hợp của Lưu Hiểu Ba đang mang đến cơ hội tốt cho Tổng thống Obama để lấy lại thể diện và dũng cảm đương đầu với thái độ kiêu ngạo vô lễ của thành phần cứng rắn. Khi vụ xử Lưu được khiếu nại lên tòa cấp cao hơn, Hoa Kỳ và các nước còn lại của phương Tây nên kiến định rằng bản án dành cho Lưu phải được hủy bỏ. Một lập trường mạnh mẽ như thế sẽ làm suy yếu thành phần cứng rắn trong Đảng đồng thời tăng cường sức mạnh cho tiếng nói cải cách chính trị bằng con đường hòa bình trong nội bộ của Trung quốc.
Nếu Hoa Kỳ không tạo được áp lực, thành phần cứng rắn sẽ đẩy tới và những hậu quả tiêu cực sẽ xảy đến trên toàn bộ phạm vi các vấn đề, từ thương mại, đánh giá tiền tệ đến an ninh toàn cầu và thay đổi đổi khí hậu.
Hoa Kỳ có thể chịu một món nợ rất lớn với Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ cũng mang một món nợ lớn hơn đối với các nguyên tắc sáng lập về tự do và nhân quyền. Nếu phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, không cân bằng được với sức mạnh mới của Trung quốc trong nền trật tự thế giới, còn ai có thể cân bằng được ?
-----------------------
Tác giả bài viết: Wei Jingsheng, một người bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc đã trải qua 18 năm trong nhà tù Trung Quốc, hiện đang sống lưu vong tại Washington.
Nguồn: The New York Times
No comments:
Post a Comment