Bàn về sự bạc ác của kẻ hậu sinh
Trần Thị Hồng Sương
Đăng ngày 06/01/2010 lúc 12:07:25 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4482
Phạm Đỉnh: Cách nay gần đúng một năm, câu chuyện triển lãm ảnh của một số nghệ sĩ trẻ tại Hoa Kỳ đã gây nên làn sóng tranh luận trong giới báo chí truyền thông tại Hoa Kỳ. Đúng vào dịp Tết Nguyên Đán năm ấy, Thông Luận bị cái gọi là “tin tặc” quấy phá, phải ngưng hoạt động một vài ngày, nhưng cũng kịp thời chuyển tải bài viết của nhà văn Phùng Nguyễn về vấn đề này.
Cho đến nay, quan điểm lập trường của Thông Luận vẫn không không thay đổi. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng tiếng nói của nghệ thuật tự do cần được tôn trọng, vì giá trị của nghệ thuật chính là sự tự do thể hiện quan điểm của người làm văn nghệ.
Hôm nay, Trần Thị Hồng Sương trở lại đề tài này, nhìn từ góc độ khác. Bạn đọc Thông Luận từ suốt bốn năm nay đã có thể nhận ra quan điểm khoáng đạt của bà về những vấn đề văn hoá, xã hội, lịch sử, chính trị và giáo dục. Bà triệt để chống lại những quan điểm giáo điều, đi ngược lại giá trị nhân văn và đạo đức.
Trong bài viết dưới đây, tác giả chọn điểm nhìn là từ dòng chảy xuyên suốt thế hệ để lên lời cảnh giác về những thái độ bội bạc đối với lịch sử, thể hiện qua nỗi đau oan khuất cụ thể của một thế hệ Việt Nam thời chiến vừa qua. Lời khuyến cáo của tác giả không hề có ý nghĩa là đồng minh của những thái độ giáo điều, cố chấp đang nhan nhản trong đời sống người Việt trong và ngoài nước, hôm nay.
--------------------------------
Đầu năm, chạm trán với hai tin buồn đều thuộc về lòng bội bạc của kẻ hậu sinh. Khoảng cách thế hệ là điều hiển nhiên phải chấp nhận, nếu sự khác biệt dừng lại ở phạm vi cá nhân như thích ăn mặc kiểu hiphop, nghe nhạc sôi động ghét nhạc đồng quê, không thích dân ca, thích ăn thức ăn nhanh hơn cuộc hội tụ gia đình bên bếp lửa hồng của Mẹ... thì được gọi nhẹ nhàng là cách biệt thế hệ. Nhưng nếu do thiếu trải nghiệm một giai đoạn lịch sử của người lớn tuổi mà đánh giá người của thế hệ khác mình một cách sai lầm thì đó là sự thiển cận của tuổi trẻ. Sự thiển cận thường dẫn đến sự bạc ác vô tâm, có thể là không cố ý, nhưng kết quả vẫn làm xúc phạm làm đau lòng cả một lớp người thuộc thế hệ gánh chịu nhiều đau thương đó. Nếu quyền lực trao cho thế hệ sau lại có cách hành xử tệ hại hơn thì đó là dấu hiệu mạt kiếp, vận nước điêu linh!
Hoạ sĩ Brian Đoàn và nhiếp ảnh gia Steven Toly, Michael Burr tiếp tục việc làm gây xúc động không đáng có cho cộng đồng người VN tại Mỹ
Sau 1975 Brian Đoàn được gia đình đưa đi xa rời sự khốn khổ đó nên không hề biết, nếu không suy nghiệm quá khứ mà thả trôi theo cảm xúc cá nhân, chỉ lấy tư duy từ cuộc sống hiện tại ở Mỹ hay tệ hơn từ sự thất vọng về một số người VN không thành công ở xứ người, lừa ân nhân, phản bạn bè, băng đảng cướp... để rồi quay ra mang một ảo tưởng về kẻ đối nghịch của những người này là sai lầm không hề nhỏ! Kẻ thù của kẻ thù không đương nhiên là bạn! Không rút được kinh nghiệm từ sự trốn chạy CS của gia đình để hình thành một nhân sinh quan thế giới quan chính trị đúng, Brian Đoàn có cách sống quá tự do đến thành hoang đàng phi đạo đức, không hiểu về tự do dân chủ một cách nghiêm túc sâu sắc của một người có tư tưởng uyên bác và khoan dung để đối nhân xử thế phù hợp.
Nếu người Việt tị nạn có bày tỏ quan điểm qua các cuộc biểu tình chống Trần Trường, Huỳnh Thuỷ Châu, Brian Đoàn, họ chỉ thể hiện quan điểm của mình trước nỗi đau của công đồng, hoàn toàn không phải là hành vi vi phạm luật pháp, càng không hề vi phạm ý thức tự do dân chủ của nước Mỹ mà chính là chống lại lòng bạc ác của kẻ hậu sinh thiển cận. Nhiều kẻ hậu sinh không biết chia sẻ nỗi đau dân tộc thời đại cha anh từng đã trải qua. Người biểu tình và người trưng bày hình ảnh phản cảm không ai vi phạm luật pháp. Đây là phạm trù còn nằm ngoài luật pháp, giống như chưởi thề nói tục vô văn hoá không vi phạm luật pháp nào, chỉ làm xấu đi nhân phẩm của chính kẻ có hành vi vô văn hoá, vô đạo đức, cực kỳ thiển cận! Nhưng một ngày nào đó vẫn có thể có luật cấm dùng hình ảnh HCM nơi công cộng vì người này giữ vai trò chính gây thảm sát CCRĐ, đày đoạ trí thức nhà văn trong vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm, thảm sát Huế 1968 !
Là một bác sĩ bó tay trước bệnh nhân nan y, ông bác sĩ tốt bụng sẽ buồn và tiếc vì y học còn bất lực trước cái chết. Ông cố gắng an ủi gia đình và làm mọi cách có thể để bệnh nhân đó sống dài thêm với ít đau đớn hơn. Nếu bác sĩ nghĩ và ứng xử kiểu bỏ mặc: “Ôi bệnh này chết càng sớm càng nhẹ gánh cho gia đình, xài thuốc giảm đau nâng sức chi cho tốn thêm tiền, rồi ra cũng chết !” thì đó là hành vi không sai luật pháp của kẻ có lòng bạc ác, quên mất nỗi thất vọng gây ra từ bản năng sinh tồn, quên nỗi buồn tủi của người bệnh, quên cả nỗi đau buồn gây ra từ cảnh con mất cha, vợ mất chồng... Ông bác sĩ này là cỗ máy xét nghiệm bệnh, đúng hơn, là một con người. Người nhân hậu giàu ý thức nhân bản sẽ thấu hiểu tình cảm bệnh nhân, ngoài bệnh lý khách quan !
Cần có sự hiểu biết, vì một hành động, một câu văn, một truyện kể, một bức tranh dù hư cấu của các nhà văn tài ba đều mang thông điệp đến cho người thưởng lãm và công chúng tức đạt dưới mắt những nhà phê bình còn trí tuệ uyên bác hơn gấp bội, sẽ bộc lộ nhiều khía cạnh bất ngờ nhất... Giống như một tảng băng phần nổi ít phần chìm nhiều hơn, phải nhìn thấu suốt phần sâu lắng im lìm của tác phẩm. Ngay những người nắm vững kỷ năng nghề nghiệp cũng chưa thể thấy hết chiều sâu này. Ai cũng biết hai bức tranh “Kên kên chờ đợi” và bức ảnh “Tướng Loan bắn tù binh VC giữa đường phố”. Cả hai bức ảnh đều đoạt giải Pulitzer danh giá mang đến niềm vinh quang. Nhưng dưới mắt các nhà bình luận về khía cạnh nhân văn đã mang đến cho tác giả niềm hối tiếc sâu xa sau phút vinh quang ngắn ngủi. Tác giả bức tranh “Kên kên chờ đợi” tự tử vì nhiều việc nhưng ảnh hưởng nhất là câu nói rằng kẻ nào chú tâm chụp bức ảnh mà không cứu giúp nạn nhân là con kên kên thứ hai! Người chụp bức ảnh Tướng Loan đích thân xin lỗi tướng Loan, loại bức hình ra khỏi tập ảnh, kiên nhẫn kêu gào chính phủ vinh danh tướng Loan vì tính cách anh hùng trong thời chiến và cố gắng vận động chính phủ giúp thuyền nhân VN.
Khoan dung là không giữ lòng thù hận nhưng hoàn toàn không có nghĩa là xuống thang ý thức, làm nhoè chân lý, bỏ nguyên tắc để chấp nhận sai lầm, những sai lầm lâu dài trở thành quen thuộc với một số người! Không khoan dung, không khoan nhượng là không suy xét đúng sai chỉ có khát khao tất thắng, tìm cách loại trừ, giết bỏ, cố phá hoại, bỏ tù để dành phần thắng và gây hại tối đa cho đối phương! Brian Đoàn thấy CSVN đang hành xử theo tâm thức nào?
Tấm hình cờ VNCH của Steven Toly chụp lá cờ với ba sọc đỏ thành ba hàng kẽm gai đỏ là sự xúc phạm trịch thượng và vu khống! Chế độ VNCH bị chê trách là tham nhũng và gia đình trị, không dùng kẽm gai ngăn cản chia cắt cách ly cuộc đời hay tình cảm ai ngoài cách ly với người CS bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật ! Bác bỏ CS là điều cho đến giờ vẫn đúng.
Tượng Nguyễn Tất Thành, biểu tượng của CS trên bàn đọc sách có cả hoa và sách trang nghiêm, trong thư phòng trang nhã của một cô gái mặc áo cờ đỏ sao vàng, tuy mặc áo hai dây trống trải nhưng không nghiêm túc nhưng không cấm kỵ ở thư phòng riêng và vẻ mặt đoan trang suy tư nên không hàm chứa hạ thấp mà toát ra ý tưởng sự tìm hiểu học hỏi “gương bác Hồ“, sự ngự trị chiếm lĩnh của các giá trị đó trong tâm thức và sinh hoạt của tuổi trẻ tuy không thần thánh hoá!
Brian Đoàn giải thích: ông không ca ngợi NguyễnTất Thành vì đặt tượng ở bàn không phải là chốn tôn nghiêm. Còn cô gái mặc áo hai dây cờ CSVN là không nghiêm túc. Như vậy cần phải cho Brian Đoàn biết bức ảnh của Brian Đoàn không giúp người thưởng lãm có nhận thức hay cảm xúc đó! Tôi tin rằng những cái đầu quỷ quyệt đều biết khởi đầu bằng sự thân thiết, sau khi được chấp nhận sẽ tiến dần đến tôn vinh không xa!
Xin hé lộ một thông tin cho Brian Đoàn và ông Michael Burr biết chuyện xảy ra ở nước Lào cho thấy lịch sử có bước chuyển biến lay động... hướng về người tốt hơn, sự thật hơn chứ chẳng không. Khi xem bóng đá, Việt Kiều Lào và ủng hộ viên từ VN dù thiên tả, mặc áo cờ đỏ sao vàng nhưng mang theo hình của tướng Võ Nguyên Giáp chứ không phải hình ông Nguyễn Tất Thành! Đó là những bước chân đầu dẫn đến sự thật lịch sử và các giá trị chân chính hơn ...
Việt Kiều nếu còn chống CS sau hơn 30 năm là kiên trì đấu tranh với sự độc tài và điều này sẽ chỉ chấm dứt khi CSVN chịu dân chủ tự do hoá đất nước tôn trọng nhân phẩm con người. Brian Đoàn và các người bạn Mỹ nói mình muốn bảo vệ giá trị dân chủ tự do nhân quyền mà làm điều trái hoàn toàn là nguỵ biện, nhất là cũng như TQ, VN bị lên án là vi phạm tự do dân chủ nhân quyền mà quốc hội Mỹ đang xem xét .
Ngày nay người trong nước thấy rõ CSVN sính chuyện quan hệ với người nước ngoài hơn với Việt Kiều chỉ vì Việt Kiều cứ đặt vấn đề dân chủ tự do nhân quyền trong khi các nước khác thì mặc kệ dân VN chúng mày. Trả đủ tiền thì các ông cho mày vay và cho vay thì phải nuôi sống con nợ CSVN để thu hồi nợ. Pháp đã chống việc Mỹ đánh Iraq vì Saddam Hussein vay nợ Pháp quá nhiều. Đến khi Mỹ giải quyết thoả đáng nợ của Iraq và Pháp thì Pháp mới hết chống Mỹ. Nếu cần, CSVN cũng dùng lá bài con nợ để tồn tại dai dẳng như oan khiên truyền kiếp! Trừ phi người dân VN trong và ngoài đảng, trong và ngoài nước đồng lòng nói không thì khó có cách cho VN thay đổi mà người CS đang gây tù tội lại chùn tay không gây ra “máu đổ đầu rơi” như Thiên An Môn!
Qua biểu tình, góp ý, tranh luận, Brian Đoàn đã không cho thấy không có biến chuyển nào, không tự động chấm dứt các hoạt động đầy xúc phạm, gây tranh cãi!
Vì con người chỉ có quyền lực thực sự trên tài năng và đức độ của chính mình, nên nếu chưa thấy ra điều sai thì Brian Đoàn còn cho mình có quyền làm và càng không chịu thay đổi ! Không ai bắt được người khác thay đổi trừ phi chính người đó thấy cần thay đổi vì tiếp cận được tư tưởng mới mẻ hơn cao hơn.
Nhiều người cho rằng Brian Đoàn còn chưa thành danh thành tài như Phạm Duy hay Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng... Dù thành danh đến đâu thì cũng chỉ là những ngôi sao... giải trí, không phải nhà chính trị tư tưởng nên chẳng có gì mà ầm ĩ. Tuy nhiên dân VN vì ít chữ nghĩa nên hay ngả theo tình cảm, tin người mình yêu thích và tin vào quảng cáo một cách nhẹ dạ nhất thế giới theo đánh giá so sánh của các nhà làm quảng cáo! Chống việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ca “bài ca dâng bác” không phải chuyện vô bổ của kẻ vô công rỗi nghề !
Một sự kiện, một người tầm thường, nhưng nếu được 600 tờ báo đảng có cùng tổng biên tập Tô Huy Rứa ra sức quảng cáo kiểu tráo đầu dê-thịt chó cũng dễ làm người dân Việt Nam tội nghiệp hiểu lầm lắm, cho nên cần chịu khó làm cho sáng tỏ. Nhiều nghệ nhân trí thức có ý thức chính trị rất tốt, dù về VN làm ăn nhưng biết chọn lựa lãnh vực hợp tác vậy nên không thể để cái xấu lộng hành làm ảnh hưởng cả giới!
Nếu biến được sự nhạy cảm của giới văn nghệ thành ưu điểm tiếp nhận nhanh chóng các nhận thức về nhân sinh để nâng tầm cao cá nhân và nghề nghiệp lên trên mức giải trí đơn thuần thì sẽ có nhiều tác dụng. Trước 1975 các soạn giả cải lương đã nâng cải lương lên tầm nghệ thuật, giàu tư duy như các vở tuồng Bên cầu dệt lụa và Thái Hậu Dương Vân Nga. Lời thoại mang nhiều tư tưởng chính trị cao và Nghệ sĩ Thanh Nga cũng vượt qua lãnh vực giải trí để xây dựng nên hình tượng người phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết liệt.
CS là bậc thầy trong việc lợi dụng sự thiển cận của người ít học, các điểm yếu là giàu cảm xúc, ít duy lý của giới văn nghệ sĩ, nhà kinh doanh kể cả nhà văn cho mục tiêu chính trị . Đáp lại việc này phải có nhiều nhà tư tưởng giúp bộc lộ các mưu toan ẩn dấu phía sau nụ cười dưới ánh đèn màu và phía sau lời ca ngon ngọt!
Một bác sĩ không học lái xe hay chỉ học và lái không nhiều không chuyên thì dù đẳng cấp xã hội cao hơn nhưng lái xe gây tai nạn nhiều hơn. Không học về chính trị mà lao vào các vấn để chính trị dân chủ tự do như Brian Đoàn và Michael Burr là va vào làm chuyện không biết rõ, dễ sơ suất và dễ bị lợi dụng.
Ông Michael Burr nào đó, người ủng hộ Brian Đoàn, nói rằng: "Tôi là công dân Mỹ, tôi có toàn quyền tự do ngôn luận. Tôi mặc áo này (áo thun có cờ CSVN) để phản đối hành động phá hoại ngăn chặn quyền tự do ngôn luận". Sẽ không có vấn đề gì đáng nói khi ông Michael Burr mặc chiếc áo hình cờ CSVN lúc đi du lịch qua VN. Ông có thể ủng hộ Cộng Sản, đó là quyền của ông, hay đi bất cứ nơi đâu trừ hai nơi chốn việc làm này gây xúc phạm. Một chốn còn ghi dấu nhiều hoài niệm đau thương là giữa cộng đồng người VN tại Mỹ -những nạn nhân của Cộng Sản, chốn thứ hai cấm kỵ là bức tường tưởng niệm ghi danh người lính Mỹ tử trận vì chiến tranh chống Cộng Sản ở nghĩa trang quốc gia Arlington.
Ông không vi phạm luật pháp nhưng khi càn bừa lên nỗi đau của người khác ông là kẻ vô ý thức, đáng ghét, tâm hồn bạc ác. Biểu tình để nhắc cho ông thấy rằng có rất nhiều nạn nhân của Nguyễn Tất Thành là cần thiết.
Ông Michael Burr có nghĩ rằng khi Martin Luther King biểu tình chống luật và quy chuẩn xã hội phân biệt chủng tộc là vi phạm phá hoại luật pháp Mỹ, ngăn chặn quyền tự do phân biệt chủng tộc của người Mỹ hay làm cho con người có cái nhìn, cách sống nhân bản hơn ?
Ông chắc phải hiểu luật pháp rất cần luôn điều chỉnh để ngày một hoàn thiện. Chính phủ Mỹ cho phép phái đoàn ngoại giao CS đi bất cứ đâu trừ Little Sàigòn là để không khơi dậy nỗi đau của cộng đồng người Việt sống quần tụ nhiều nơi đó là quyết định hợp tình. Những gì hợp tình không thể coi là hoàn toàn vô lý.
Người VN ở Mỹ cũng đã biết cần làm nhiều hơn thế nữa, sau thành công làm cho cờ vàng hiện diện được luật bảo vệ, tiếp đến là nghị quyết lên án dân chủ nhân quyền ở VN, đã được hạ viện thông qua và đang nghiên cứu đề đạt một điều luật cấm sử dụng hình ảnh con người Nguyễn Tất Thành, từng theo chủ nghĩa Maoist gây thảm sát CCRĐ từng bỏ tù giới văn nghệ sĩ và thảm sát Huế cần ghép vào tội danh chống lại loài người và để làm công cụ luật pháp ngăn chận sự vô ý thức của những người như ông Michael Burr
Ông là cựu binh Mỹ tất biết điều này, người ta đón nhận các giáo sĩ Thiên chúa giáo nước ngoài đến giảng đạo một cách chân tình tuân phục. Nhưng dù có chính sách chính trị tốt, chính nghĩa đành rành, viện trợ nhiều, song người lính Mỹ ở VN không nhận được sự thân thiện vì không người VN miền Nam nào nỡ nộp một người VN là VC cho lính Mỹ. Thứ hai là tâm lý chung, con người không ai muốn chấp nhận kẻ ban ơn ít thương cảm nhiều sự coi thường đến khinh mạn! Điều này tuy là một sự cầu cao, cầu toàn, khó đáp ứng, nhưng lại là một điểm tâm lý khó thay đổi của người nghèo, người thấp cổ yếu thế. Ông Ông Michael Burr đừng tiếp tục sai lầm vì mớ lý thuyết cứng nhắc...
Trong cuộc sống có nhiều thứ nằm ngoài các khái niệm sách vở lý thuyết mà nằm sâu trong tâm linh, tâm tình, tâm lý con người. Cuộc sống giàu có, an lành vẫn chưa đủ, con người cần có những niềm tin, hạnh phúc, tình yêu, ước mơ... là những thứ ngoài phạm vi toà án. Một đứa trẻ không chết vì không có mẹ nhưng chắc chắn là đứa trẻ thiếu hạnh phúc do thiếu tình thương của Mẹ... Chỉ có sát thủ Mao Trạch Đông và Nguyễn Tất Thành mới vô cảm vô tình, không chút trân trọng các sinh linh nhỏ bé, đành lòng vãi con mình cho nhân dân nuôi và một trong các con Mao Trạch Đông nay đã... lạc mất tích!
Và cũng chưa ai chứng minh không có thế giới siêu nhiên. Người bệnh cần chuyên môn để được giúp đở chứ không cần người có lý lịch chính trị tốt ! Khmer đỏ từng dùng người không có chút chuyên môn làm bệnh viện trưởng là vợ thủ tướng Hunsen hiện nay, bất chấp lẻ sống chết của người bệnh . Nếu có chút suy tư về tâm linh thì e phải sợ, biết đâu đó là quả báo nhãn tiền, khi vợ Hunsen sinh con đầu lòng, cô hộ sinh không có chuyên môn đỡ đẻ đã làm đứa bé sơ sinh vốn trơn tuột vì nước ối, rơi đập vào cạnh giường. Ông Hunsen cho biết, đứa bé chỉ khóc thét lên được vài tiếng rồi chết. Ông Hunsen còn bị điều đi công tác ngay, không được biết con mình được chôn cất nơi nào. Ông Hunsen đã công nhận đó là nỗi đau lớn nhất đời ông và lập nơi thờ tự đứa con bất hạnh chết vì sự ngu xuẩn của Khmer đỏ !
CSVN rất rành đủ cách giành quyền lợi cho mình. Thí dụ: Khi vụ kiện chất độc da cam do không có chứng cứ thuyết phục bị bác bỏ, họ biết bỏ tiền, bày ra phiên toà gọi là “Toà án lương tâm” để rêu rao nước Mỹ luật pháp Mỹ thế giới.
Vụ “Toà án lương tâm” phán quyết về chất độc da cam không làm sao có hiệu quả, khác vụ Martin Luther King vì có nỗi đau con người thật nên có sự lay chuyển xã hội. Nạn nhân mà CSVN cho là nạn nhân của chất độc da cam, chưa có nghiên cứu nào đáng tin , nhiều phần cho thấy chỉ là sự dị dạng sinh học bình thường đã có ghi nhận trong y văn thế giới. Ba triệu di dân VN không thấy có biểu hiện ngộ độc chất da cam, sinh con tỉ lệ dị dạng cao bất thường !
Ông dùng luật pháp Mỹ biện minh việc làm của mình một cách không thấu tình đạt lý có lợi cho CS sẽ làm cho CSVN cười thầm ông sao quá đỗi ...ngây thơ khờ dại về chính trị .
Hoàn toàn có thể tin là Brian Đoàn và Michael Burr không có liên hệ gì với Cộng sản một cách công khai minh bạch, về mặt nào đó họ cũng giống như sinh viên thiên tả phản chiến Sài Gòn năm xưa. Người CS lý luận kiểu thực dụng (khôn lỏi) rằng để dân trí thức tham gia Đảng CS rất nguy hiểm vì mau phát hiện ra cái xấu của CS vốn trầm trọng hơn VNCH rất nhiều, sẽ mau chóng nhìn ra bản chất CS. Nhưng nếu tung ra những lý lẻ chống CS kiểu vu cáo, đội cho những người này chiếc “nón cối” để làm họ tức giận bị gán ghép điều mình không hề có sẽ xỏ mủi họ chống lại cộng đồng dễ như đắt cún con trên sân khấu chính trị!
Trường hợp nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật Nguyễn Đính, sinh năm 1941, quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế, theo MTGP bị thương năm 1970 được đưa ra Hà Nội điều trị và ông đã bị đày đoạ còn hơn những người trong Nhân Văn- Giai Phẩm. Ông viết cuốn hồi ký “Tôi bị bắt”, nêu ra các điều mắt thấy tai nghe khó tưởng tượng nổi của CSHN.
Với những người như Brian Đoàn, CS chỉ tiếp cận làm thân vuốt ve tự ái như chuyện tình cờ, gieo tình cảm cá nhân, ấn vào đầu những lý luận nguỵ biện, kích hoạt óc háo danh, óc ngây thơ để dùng chống lại kẻ sinh thành và xã hội đã dung dưỡng chúng như tên công tử bột nhiều mơ mộng, ít bản lĩnh sống!
Bạc ác với người già bận bịu trẻ thơ vì suy đồi đạo đức của đảng viên CSVN
Báo Thanh Niên mới đây có đăng tin: Phó chủ tịch huyện Mộc Hoá (Long An) hành hung bà Chiếm, 60 tuổi vì lý do Bà Chiếm lu bu bận tay với hai cháu nhỏ, đã nhờ ông mua hộ mấy chiếc vé cho hai đứa cháu chơi cưỡi vịt điện tử. Sau khi hỏi: “Bà biết tôi là ai không?” Bà Chiếm thiệt thà trả lời “Không!”. Lập tức ông ta trợn mắt: “Không thì về, biến khỏi nơi này”. Thấy quá vô lý, bà Chiếm cự lại: “Đây là Nhà văn hoá thiếu nhi của huyện, chú lấy quyền gì đuổi tôi?”. Nghe bà già "cự" lại, người đàn ông càng hung hăng hơn: “Bà có tin tôi đánh bà không?”. “Không, nhưng chú muốn đánh thì cứ đánh”. Nghe thế, người đàn ông vung tay đấm thẳng vào mặt làm bà Chiếm chảy máu mũi, máu miệng, loạng choạng té ngã kéo đứa cháu ngã theo. Đánh xong, ông ta còn thách thức bà Chiếm đi kiện. Người xung quanh chứng kiến nhận ra ông là Phó chủ tịch Huyện Mộc Hoá có vợ đang kinh doanh trò chơi trong nhà văn hoá đó.
Khi có đơn tố giác, ông Bảo mới xuống nước, mang tiền đến nhà bà Chiếm bồi thường thiệt hại và xin lỗi.
Ông Bảo nói khác đi là trong lúc can bà Chiếm cãi với cháu ông nên bất cẩn quơ tay trúng mặt làm bà Chiếm chảy máu chứ không đánh (!?). Còn việc bồi thường, ông xác nhận có đưa tiền, nhưng nạn nhân không chịu nhận..., thì thôi.
Một Huyện thường có trên trăm ngàn dân mà được điều hành bởi những con người bản chất côn đồ như vua con thì đất nước này quả là mạt vận!
Còn chuyện này nữa: ông Thủ tướng hãnh diện vì... chưa kỷ luật một ai! Ông Dũng chắc lo lấy lòng đảng viên cách này thì dân lãnh đủ hậu quả. Dân không có là phiếu bầu cho đảng viên vào các chức vụ Chủ tịch, Thủ tướng nên ông Dũng chẳng màng! Ông đang khuyến khích tội ác bộc phát vì ông quyết... sẽ không kỷ luật ai!
Ông lầm lẫn chuyện đạo đức và văn hoá với việc chính trị và quản lí xã hội. Nhà xã hội học khuyến cáo cần giáo dục có phương pháp và không giáo dục bằng bạo lực khủng bố nhà tù; nhưng làm nhà chính trị ở cương vị lãnh đạo, không ai có thể nói kiểu đồng loã với tội ác như ông Dũng! Không ai dám nói như vậy cả nên câu nói này được đi vào sử liệu của Thủ tướng ít học này, và được bình chọn là câu nói ấn tượng năm 2009, cùng với câu nói ngu nhiều hơn nửa là:” Hoàng Sa Trường Sa chỉ là bãi hoang chim ỉa !” của ông Ba Náo, một bí thư chi bộ Phường!
Nhà tù vẫn rộng mở với người đấu tranh dân chủ lo cho vận mệnh đất nước thì sao nói không kỷ luật ai? Vậy nói cho chính xác là ông Dũng không kỷ luật ai là đảng viên cả !
Chính quyền CS đầy dẫy sai lầm trong hơn nửa thế kỷ từ 1945 đến nay. Sai lầm rất rõ ràng, rất hiển nhiên. Để có cái nhìn chính xác về chính trị và con người chính trị phải nhìn sự kiện tác động lên số phận triệu người dân nhiều khi nằm ngoài bản thân và suốt chiều dài trăm năm của lịch sử.
Đức Phật bỏ ngôi Thái tử đi tu, mong tìm ra các quy luật sống có thể giải thoát cho nhân loại khỏi đau khổ. Vì trí thông tuệ và tâm bao dung, biết quán tưởng số phận người khác, bên ngoài sự sung túc viên mãn của cá nhân mà Đức Phật hành xử vì tha nhân .Vài ngàn năm sau con người còn dành lòng tuân phục tôn thờ một cách hoàn toàn ...tự nguyện.
Ngày nay đảng CSVN (cũng có thể là cá nhân ông Nguyễn Minh Triết lập công hay để khẳng định lòng trung thành với CS Maoist) dùng thế lực tiền quyền đặt tượng ông Nguyễn Tất Thành vào chung với Phật tổ để ăn mày uy danh Đức Phật. Làm sai làm ác mà chưa có ngày biết ăn năn nên không giống cả ông Ác được thờ trong Chùa Phật!
Vì sao chùa Phật có thờ cả ông Thiện ông Ác? Đây là một lời giải thích: "Đời thường lầm lạc, làm điều ác cho là thiện, và thường lấy điều lành cho là ác. Nên từ đây, năng lực của Thiện Thần sẽ phô bày ra mặt đời thế nào là chính, việc nào là thiện, làm thế nào là phước cho thiên hạ rõ.
Còn Ác Thần thì phô bày ra mặt đời, thế nào là tà, việc nào là ác, sao gọi là tội, cho nhân loại rõ.Hai Ông Thần nầy rất linh hiển, dùng quyền năng thiêng liêng đưa ra thiệt tướng hai con đường: phước và tội, siêu và đoạ, để cho con cái Đức Chí Tôn khỏi lầm lạc, hầu tránh khỏi con đường tự diệt. Đi vào con đường sanh thì nhơn loại mới mong hoà bình đặng". (ÐỨC NGUYÊN)
Hiện nay kẻ không tội bị cho là làm sai, kết án đi tù, người hung ác đưa lên làm cha mẹ dân! Như thế đấy làm sao mà chấp nhận được!
Trần Thị Hồng Sương
(5.1.2010)
© Thông Luận 2009Bài liên quan :
• Phùng Nguyễn, “Nạn nhân”. Thông Luận, ngày 29/01/2009.
No comments:
Post a Comment