Wednesday, October 14, 2009

VĂN HOÁ "KINH THẾ TỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ LA TRÊN HẾT " (Tô Hải)

du kích kí số 22
VĂN HÓA “KINH THẾ TỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ LA TRÊN HẾT”
Oct 13, '09 12:52 AM
http://langdu126.multiply.com/journal/item/122/122
Đã hơn một tuần viết entry trên cái computer không internet và tìm cơ hội post du kích lên blog nhưng cơ hội chưa có, hôm nay mới post được mong các bạn thông cảm

VĂN HÓA “KINH THẾ TỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ LA TRÊN HẾT”
Chẳng hiểu vì sao khi các ông “đảng viên kì cựu” góp ý cho đảng để đảng đổi mới tận gốc, từ bỏ dứt khoát chủ nghĩa xã hội lại chẳng mấy ông vạch ra cái sự khủng hoảng về ý thức hệ trong văn hóa. Nó sờ sờ ra trước mắt mà chỉ đi vào “3 điểm mạnh, 4 điểm yếu” của đảng khi tiến hành đường lối đổi mới với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa mà các ông thấy cần phải kiên quyết cắt bỏ để “đảng cùng nhân dân tiến tới một tương lai sáng lạn, huy hoàng”

Là một người mang danh làm văn nghệ, có thẻ 3 hội chuyên nghề, tớ thấy có tí trách nhiệm phải vạch ra thêm một điểm yếu cơ bản về cái định hướng mù mờ đầy mâu thuẫn này trong văn hóa. Nhân dịp gần đây, một vài tờ báo chẳng biết có nghe ai chỉ đạo không đã đặt lên bàn vấn đề “Tây hóa nhạc ta”, “Nửa nạc nửa mỡ”, “Rác trong ca khúc Việt” và sau đó thì nhạc viện thành phố HCM tổ chức thảo luận khoa học, tham luận, tổng kết cái vấn đề ai cũng có thể kết luận: Cần có tính dân tộc trong âm nhạc không? – Một vấn đề mà bạo phổi như nhạc sĩ Dương Thụ, người đầu tiên tuyên bố và làm album của ông với lời ca bằng tiếng Anh, cũng không dám tuyên bố thẳng thừng là chất dân tộc trong âm nhạc cần loại bỏ. Ông chỉ dám viết là “để hòa nhập với thế giới, chúng ta phải viết nhạc với lời bằng tiếng Anh???” Và ông đã cho ra mắt đĩa “Sun dance”, tất cả từ biểu diễn, ca sỹ đến design không dùng tiếng Việt Nam, người Việt Nam trừ “Made in VietNam”.
Cũng thời gian này, người ta lại quảng cáo cho đêm hội Rock III của 24 band nhạc với những cái tên tòan Anh ,trình bày liên tục 8 tiếng đồng hồ, có ăn uống tại chỗ để trở thành một Woodstock Việt Nam!(Chẳng biết có cởi truồng,làm tình như ở bển không?) Người ta cũng cho lên báo kể cả những lời phản biện. (Không cần gửi đến cơ quan có trách nhiệm như quy định 97) những ý kiến trái chiều như: Cần phải “thoáng” hơn, cần phải để cho âm nhạc phát triển theo quy luật hiện nay của thị trường. Rồi người ta đưa ra những dẫn chứng các band nhạc Model Talking của Đức, Abba của Thụy Điển đều dùng tiếng Anh khi biểu diễn và thu đĩa mà “không hề bị phê phán là lai căng hay vọng ngoại mà trái lại họ luôn được thừa nhận là những tài năng lớn đã góp phần làm sáng rực bầu trời âm nhạc”(Tuổi Trẻ 8/10)/009).
Nói tóm lại, cứ nghe và cứ đọc trên báo của đảng, của đòan thì cuối cùng chẳng còn biết ai là đúng là sai cả. Không thiếu những chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược như: “Kiếp đỏ đen”,” miss u”, “Yêu không hối tiếc” của Hamlet Trương, “Mùa đông không lạnh” của Akira Phan…. Trong đó có những câu nửa Tây nửa ta như: “Đã yêu là không cần phải nói I am sorry”, “Thì giờ đây “I won’t crying for you”, “Baby don’t let me alone”… mới bị lên mâm trên báo thì hôm sau lại thấy xuất hiện nhơn nhơn trên TV. Còn về tên tuổi các ca sĩ- nhạc sĩ, nếu trước kia chỉ có một Elvis Phương, một Carol Kim thì nay lấy tên Tây lại trở thành một cái mốt và một thủ pháp quảng cáo để kiếm ăn. Ví dụ như: Tim, Wanbi Tuấn Anh, Akira Phan, Tony Việt, Noo Phước Thịnh… Chưa kể những cái họ tên…đọc lên đã ngửi thấy mùi.. Tàu mới: Chấn, Đàm, Ưng, Vân, Thiên,… Về cách ăn mặc thì không ai không thấy rằng những nghệ sỹ Việt Nam này bắt chước 100% các nhóm nhạc bên Mỹ, bên Tây, bên Hàn! Vài người còn nhuộm tóc, đeo kính râm ban đêm, đội mũ cao bồi trong nhà ,biểu diễn lắc mông, ngóay đít,khoe rốn,khoe đùi… Còn các nhóm hip hop thì ăn mặc luộm thuộm, nón cap quay ngược… và họ rất tự hào khi có ai khen “chẳng thua mấy các nhóm A, nhóm B bên Mỹ,bên Hàn”…. Chiếc áo dài đã bị tuyệt chủng trên sân khấu ca nhạc đương thời

CHÓ SỦA ĐÒAN NGƯỜI CỨ ĐI
Nhớ lại cách đây khoảng 20 năm, khi anh Nguyễn Xuân Khoát “tự túc” vào Sài Gòn vì anh đã được cho về hưu đúng tuổi và thôi chức chủ tịch Hội Nhạc Sỹ Việt nam(làm vì), sau vụ dẹp “lọan ca khúc chính trị mà không chính trị” với một bài viết của ông Võ Văn Kiệt trên báo Sài Gòn giải phóng khẳng định là: “Kinh tế có 5 thành phần nhưng văn hóa chỉ có một” .Do không có ai “bao” ở khách sạn,do tiền không có mấy,anh được cho ở nhờ phòng thường trực của Hội sân khấu t/p ,5B Võ Văn Tần, Cứ sáng sáng, bắt đầu vào giờ làm việc là anh lại hay mò đến chỗ tớ, leo 2 tầng lầu.để tâm sự về nỗi lo “mất nước về âm nhạc”.
Với tớ , Nguyễn Xuân Khoát là một người nghệ sỹ đích thực. Anh luôn trăn trở về cái nền âm nhạc bị Tây Hóa, Tàu hóa từ rất sớm.(anh sinh năm1910) Trong tớ còn in mãi hình dáng một chàng thanh niên những năm 40 đi khắp nơi, ban đêm diễn “Tục lụy”,. ban ngày rao giảng về tính dân tộc trong âm nhạc. Cái câu nói rất đơn giản mà sâu sắc của anh, đã hơn 60 năm trời tớ vẫn còn nhớ là : “Làm âm nhạc mà giống Tây thì lấy ngay bài Tây mà hát cho rồi!” hoặc “Trống cơm mà đặt lời Tây thì có thánh cũng chẳng nghe được”. Anh còn ngồi vào đàn piano biểu diễn cho cử tọa nghe những giai điệu Tây nó khác giai điệu ta ở chỗ nào. Sau đó anh tự biểu diễn những bài do anh sáng tác như “Thằng Bờm có cái quạt mo”, “Con cò mà đi ăn đêm” mà anh kết luận một cách chắc nịch: “Nếu người Việt Nam mà lại sản xuất ra những thứ y như hệt Tây thì Tây nó cũng chẳng thích chứ chưa nói gì đến tự hào dân tộc. Chưa nói gì đến đóng góp cho nên văn hóa chung của thế giới.” Sau này, đi kháng chiến, anh vẫn kiên trì một đường lối : Dân tộc, dân tộc và dân tộc. Thậm chí anh rất sợ chữ “hiện đại”,”cải biên” vì người ta dễ dựa vào chữ đó để bẻ quặt cái nền âm nhạc còn non trẻ của chúng ta sang con đường khác.
Thú thật là bản thân tớ cũng có lúc thấy anh hơi cực đoan nhất là khi tình hình xã hội đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống chiến đấu dồn dập và nhanh chóng,hối hả…, không cho phép chúng ta cứ í a… à ơi mãi được. Và quả là những bài “Con voi”, “Hát mừng bộ đội chiến thắng” trong kháng chiến cũng như sau này hòa bình về Hà Nội ,anh viết : “Cứ chiều thứ bảy hây hẩy gió Nam tôi đi bách bộ xung quanh bờ hồ” thì cái lập luận dân tộc của anh không ít người cho anh là… bảo thủ, Tuy nhiên, khi học cùng một lớp sáng tác chính quy với anh (anh chỉ dự thính) năm 1957, 1958, tôi càng hiểu về nỗi băn khoăn có thật cho một nền âm nhạc Việt Nam đích thực ,khi tiếp xúc với các luồng văn hóa “lạ”,nhất là âm nhạc dễ bị các làn sóng âm nhạc thế giới hòa đồng. Về phần thực hành, anh gần như bỏ viết ca khúc, chuyển sang viết cho dàn nhạc dân tộc với những đề tài như “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Cúc, trúc, tùng,mai” và đặc biệt hòa tấu bộ gõ dân tộc “Tiếng pháo giao thừa”.
Anh cũng là người thẳng thắn phát biểu quan điểm của mình bằng những câu phản biện nổi tiếng. Ví dụ: Trước mặt ông Hà Huy Giáp, tại phòng A Bộ văn hóa, có đầy đủ “nhĩ mục quan chiêm” anh đã chất vấn về chủ trương giao hưởng hóa dàn nhạc dân tộc, thay đàn Contre Basse bằng cách làm ra một cây hồ to tướng, lấy tổng phổ Tchaikovsky cho nhị, hồ, sáo, kèn sona,… biểu diễn là một kiểu hiện đại hóa hay “hiện đại phá”? Ông cũng nổi tiếng với câu chất vấn : “Thưa đồng chí, đồng chí có thấy ai đẻ tập thể bao giờ không?” Khi có phong trào sáng tác tập thể đang được đề cao lên tận trời…
Ơi anh Khoát ơi! Hôm nay tôi càng thấy thấm thía câu nói rất có lí của anh trước khi anh từ giã tôi lần cuối cùng ,khi trở về Hà Nội để ra… đi mãi mãi : “Mất nước về âm nhạc là cái họa nhỡn tiền rồi Hải ạ!” khi thấy ngay các nhà có trách nhiệm lãnh đạo văn nghệ, chẳng ai có lí luận gì để bảo vệ cái chân, thiện, mỹ đích thực của nghệ thuật ,khi không ai nắm được cái đặc thù của âm nhạc là “nghe mãi quen tai”, “nhìn mãi quen mắt”,thì… cái chết của nền văn nghệ dân tộc chính là do sự ngu dốt của những người có trách nhiệm, của chính anh em nhạc sĩ của các Hội chúng ta, vì Hội nhạc sỹ sinh ra chẳng để làm cái gì,nếu chẳng gương mẫu,chẳng thị phạm được gì cho ai đươc chứ chưa d nói đến lãnh đạo, đưa đường chỉ lối “ . Mà nguy hiểm nhất làxuất hiện một lớp mị dân chiều theo thị hiếu quần chúng .ba bi.,mù mờ

NỖI CHÁN CHƯỜNG CỦA TỚ TRƯỚC SỰ XUỐNG CẤP THÊ THẢM CỦA NỀN CA KHÚC VIỆT.
Không phải tớ tự đề cao ,nhưng hàng loạt bài báo tớ đang còn lưu giũ vẫn còn đó.. Tớ đã từng viết những bài đấu tranh nảy lửa cho cái Chân,Thiện Mỹ một cách hăng hái nhất., viện dẫn bằng những chứng cớ cụ thể, những tuyên bố cụ thể của các nhà lãnh đạo văn hóa nổi tiếng thế giới. ,những tuyên bố xanh rờn của những ông trùm kĩ nghệ giải trí: Báo chí đăng hàng loạt bài của tớ như “Có hay không chủ nghĩa đế quốc trong âm nhạc”, “Tòan cầu hóa âm nhạc! Một vấn đề cần báo động”,”Ngôn ngữ âm nhạc thời mở cửa”,”Ca khúc Việt Nam..một bước tiến,ba bước lùi!”… và một loạt bài về “những hiện tượng tiêu cực của Pop, Rock, Rap” đem đến cho tớ “giải nhất về báo chí” của Hội nhạc sĩ năm 2001. Thẳng thắn và chịu trách nhiệm cũng như liều mạng hơn là những bản tham luận với các đầu đề gây sock ,trước những diễn đàn có mặt các vị tai to mặt lớn về lãnh đao văn hóa tư tưởng như “Nếu tôi được làm thủ tướng lấy một tuần”, “Tất cả đều do vô văn hóa âm nhạc” hoặc “Làm sao để kĩ nghệ giải trí khỏi giết chết âm nhạc đích thực”… . Tất cả đều còn lưu trữ và in trên tư liệu của Hội,của Viện âm nhạc, thậm chí được Bam Văn Hóa Tư tưởng nhận tận tay ( ông Đào Duy Quát ).
Nhưng sau đó,tớ bị không ít những phần tử ,vô học,thậm chí có học tí chút nhưng cơ hội,bám lấy cái phao “Đổi Mới” , phản công lại rất nhiều mà không ai dám lên tiếng ủng hộ,phản bác?!.Cụ thể là Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 5/5/1996,còn chửi tớ là “những kẻ già nua lên giọng dạy đời…..rằng thành phố “Saigòn này là thủ đô của nhạc nhẹ Đông Nam Á”….(!?) Răng không cần những thứ phải học ở Nhạc Viện,,thậm chí sự tồn tai của Nhạc Viện này là thừa,…Và cứ thế,một phong trào nhạc không cần… học nhạc, nhạc bắt chước Tây,Tầu,Hàn,Thái lại thừa thắng xông lên ! mạnh mẽ hơn trước thậm chí phong trào ăn cắp nhạc ngoại lắp lời ta, đặt tên bài bằng lời Tây và cuối cùng thì là: Hát luôn lời Tây theo điệu….Tây, ca sỹ tên Tây, dàn nhạc tòan Tây, bìa in hòan tòan bằng tiếng Tây. Tớ cảm thấy bất lực là một lẽ nhưng các nhà lãnh đạo âm nhạc đương thời, vẫn có nhiệm vụ đảng giao, vẫn ăn lương nhà nước, vẫn nắm các trung tâm (đầu ra của âm nhạc) lẽ nào cũng buông xuôi như tớ sao? Hay là họ đã dứt khóat cắt cái đuôi xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ trước rồi mới cắt đuôi cho kinh tế, chính trị, quân sự sau, ?
Trước tình hình, có vẻ người ta đã thấy cái thứ “âm nhạc kinh thế tị trường, định hướng đồng đô la trên hết” đã bắt đầu tác động đến các con, các cháu của họ khi thấy chúng cứ hét lên những câu. “Hãy yêu em đi dù biết rằng em dối lừa”, “Anh sút song phi,em đập đầu vào lan can” hoặc “Trái tim cỏ dại mọc đầy” “Đêm qua mơ thấy …con cầy …Đánh (đề)số mấy” ngay tại phòng khách ,phòng ngủ nhà mình mà bắt đầu muốn kìm bớt lại cái phong trào Tây hóa nhạc Việt chăng? Nhưng nói với ai? Viết để làm gì? Thì có lẽ lại là những… phát súng bắn lên trời!

Riêng tớ, một kẻ đã sống trong chăn, ít nhiều cũng biết chăn hiện nay rận đang phát triển lúc nhúc,. lần này, xin đưa ra một vài kết luận như sau:.Tất cả chỉ vì:
- Khủng hoảng về lí luận, không biết đi đường nào: xã hội chủ nghĩa có còn hay không? Kinh thế thị trường thì văn hóa được “thị trường” đến đâu? Dẫn đến thả nổi, vô chính phủ thậm chí “làm loạn” trong âm nhạc cũng chẳng sao. Trái lại, cả người cho phép biểu diễn, in băng in đĩa lẫn nhà sản xuất đều nhờ cái cố tình mất phương hướng này mà giàu lên vô kể thậm chí xuất dương một năm 5,7 lần để… bêu xấu nền âm nhạc Việt Nam vô tội vạ!Hình tượng của những người lãnh đạo âm nhạc hiện nay là những nguời lái tầu….mù!
-Các nhà lãnh đạo tư tưởng trên cao tít thì tảng lờ như không biết,như do “bận trăm công ngàn việc” nên không để ý hoặc viện dẫn những từ “nghe dzậy mà không phải dzậy” như Tự Do, Dân Chủ,…về Quyền con người, về tự do tư tưởng,tự do sáng tác,….,về “Chính quyền và Chuyên Môn không can thiệp”về những xi-căng-đan ăn cắp nhạc (Lời thiéu tướng An Thuyên trên báo Tuỏi Trẻ).Muốn hát gì,vẽ gì,viết gì rõ ràng là đã được tự do thoải mái gầp ngàn lần các nước tư bản rồi đó thôi! Chứ đâu có như ở nước các ông đưa ra tòa, phạt tiền cả Michael Jackson, NTM, Wu Tu clan ,Lou Reed..,,giải tán,bỏ tù cả những nhóm gángta rap!…

Entry này tớ mong được nhiều friends trẻ bổ sung vì hòan cảnh tớ gần như nằm một chỗ không đi đâu được nên ít tài liệu sống “up to date”. Chỉ mong các friends nhớ cho một điều là: Tính dân tộc và hiện đại không phải là đường lối riêng của một đảng nào , một nước nào sáng tạo ra vì chẳng có một thể chế nào lại không để cao tinh thần dân tộc trong văn hóa. Chẳng ai dám nói như nhạc sĩ Dương Thụ: “Muốn hội nhập thì phải viết bài hát bằng tiếng Anh” bao giờ.!

Cuối cùng,mong các vị chức sắc,cán bộ,đảng viên lão thành ,các tướng tá trong quân đội ,nếu có tiếp tục góp ý kiến để Đảng “thực sự đổi mới”,”thực sự láy lại dược lòng tin của dân”,nếu có gan góp ý cho Đại Hội Đảng lần này,đừng quên cái vế…”thượng tằng kiến trúc” là Văn Hóa mà bao lâu nay Đảng cứ “nhắm mắt cho qua”,hoặc nằm mơ ngủ trên những báo cáo “thành tựu to lớn” mà cấp dưới gửi lên ,chính là do những âm binh đang phá cả nền văn hóa dân tọc này vì chúng cho là các vị chẳng phải phù thủy cao tay ấn gì mà biết đến những “chất độc” chúng đang gieo vào tâm hồn con cháu chúng ta bằng cái thứ văn nghệ “kinh thế thị trường mà đô-la là đinh hướng và… mục đích cuối cùng./.

Prev:
DU KÍCH KÍ SỐ 21


No comments: